Sơ lược quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (Trang 38)

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996 theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, trụ sở đặt tại 198B Tây Sơn, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập Ngân hàng Quốc Tế bao gồm các cá nhân và doanh nhân hoạt động thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Sau 15 năm hình thành và phát triển, VIB luôn tăng trưởng ổn định và bền vững đặc biệt từ năm 2003 trở lại đây, VIB luôn đạt tốc độ tăng trưởng vượt bậc, hoàn thành trên 200% kế hoạch ở các chỉ tiêu. Hiện nay VIB đã trở thành 1 trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 94 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng, mạng lưới chi nhánh hơn 130 đơn vị kinh doanh trên cả nước. Ngày 11/10/2010, một sự kiện đặc biệt nổi bật của VIB tại Đại hội cổ đông lần 2 năm 2010. Đây là đại hội đầu tiên của ngân hàng này sau khi Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB. CBA là một định chế tài chính đứng đầu trong các ngân hàng bán lẻ tại Úc, đồng thời, xếp hạng thứ 12 trong danh sách các ngân hàng an toàn nhất thế giới năm 2011 và là 1 trong 14 ngân hàng có giá trị thị trường lớn nhất thế giới. Ngay sau khi trở thành cổ đông chiến lược, CBA và VIB sẽ triển khai một chương trình dài hạn mang tên “Chuyển giao năng lực” (CTP). Với chương trình này, CBA sẽ làm việc cùng VIB để chuyển giao kiến thức chuyên môn và kỹ năng ngân hàng trong các hoạt động then chốt như: bán lẻ, quản lý rủi ro, nhân lực, công nghệ thông tin, nguồn vốn và tài chính. Chương trình dự kiến kéo dài trong vòng 5 năm. Trong thời gian này, CBA sẽ chia sẻ những sáng kiến kinh doanh nhằm đưa VIB trở thành một tập đoàn ngân hàng - bảo hiểm đa năng, với các dịch vụ vượt trội về: ngân hàng bán lẻ, tài trợ thương mại, cho vay doanh nghiệp, dịch vụ ngân hàng toàn cầu...

2.1.2/ Mạng lƣới hoạt động:

Tính đến 31/12/2010, VIB đã nâng tổng số các chi nhánh và phòng giao dịch lên 133 đơn vị trên cả ba miền Bắc, Trung và Nam Bộ và quan hệ với 108 ngân hàng đại lý ở trên 43 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thể giới.

Đối với mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc, VIB chủ trương mở tập trung vào các tỉnh, thành phố lớn chia làm 3 khu vực:

- Khu vực miền Bắc tại các tỉnh, thành phố gồm: Thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hải Dương, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Thái Bình.

- Khu vực miền Trung tại các tỉnh, thành phố gồm: Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên – Huế, tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Nghệ An, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Daklak, tỉnh Bình Định, tỉnh Lâm Đồng.

- Khu vực miền Nam tại các tỉnh, thành phố gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, tỉnh An Giang, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Cà Mau, tỉnh Đồng Tháp.

Đến 31/12/2010, VIB có hai công ty con là Công ty TNHH một thành viên Quản lý nợ và khai thác tài sản – Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam với hoạt động chính là quản lý nợ và khai thác tài sản và Công ty TNHH VIBank Ngô Gia Tự với hoạt động chính là đầu tư xây dựng công trình dân dụng, trong đó VIB chiếm 100% vốn chủ sở hữu.

2.1.3/ Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

2.1.3.1/ Cơ cấu tổ chức:

Hiện tại cơ cấu tổ chức của VIB đứng đầu là Đại hội đồng cổ đông, tiếp đến là Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổng đốc, Ủy ban quản trị rủi ro và Ủy Ban nhân sự và tiền lương. Sau ban điều hành, VIB chia thành 3 ủy ban gồm Ủy ban ALCO, Ủy ban sản phẩm và Ủy ban tín dụng và 6 khối: Khối nghiệp vụ tổng hợp, khối quản trị rủi ro, khối khách hàng doanh nghiệp, Khối bán lẻ, Khối nguồn vốn, Khối quản trị rủi ro, Khối tài chính, Khối nhân sự, Khối Marketing, Khối quản trị chiến lược theo sơ đồ tổ chức sau:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức hệ thống NHTM CP Quốc Tế Việt Nam

2.1.3.2/ Bộ máy quản lý:

Toàn bộ 100% nhân sự của Hội đồng quản trị và Ban điều hành đều là những người đã có kinh nghiệm nhiều năm ở các quản lý cao cấp trong ngành ngân hàng. Đặc biệt trong năm 2010 là năm thành công trong việc tuyển dụng nhân sự cấp cao

Khối Nghiệp vụ tổng hợp Hội đồng quản trị Ban tổng giám đốc Đại hội đồng cổ đông Rủi ro thị trƣờng Trung tâm thanh toán Phòng IT Phòng pháp chế Phòng quản trị Phòng dịch vụ KH & chăm sóc KH Định chế tài chính Phòng ngân hang điện tủ Rủi ro hoạt động Xử lý tín dụng Xử lý tài trợ thƣơng mại Xử lý thẻ Xử lý nghiệp vụ nguồn vốn Ban thƣ ký HĐQT Khối QLRR Khối KHDN Trung tam xử lý Ban thƣ ký giám đốc Phòng quan hệ đối tác Phòng quản lý sản phẩm Phòng kế hoạch P. nghiên cứu & chiến lƣợc Phòng phân tích và phê duyệt Phòng định giát tài sản Phòng chính sách tín dụng Phòng kinh doanh Phòng kế toán tổng hợp Phòng phân tích tài chính Chi phí nội bộ Phòng marketing Phòng nguồn vốn Phòng quản lý tài sản Sản phẩm thu phí Vay mua nhà Vay kinh doanh cá nhân Phòng ngoại hối Vay tiêu dùng Tuyển dụng Đào tạo Lƣơng thƣởng & Phúc lợi Quan hệ nhân viên Phòng nhân sự cao cấp Phòng quan hệ nhà đầu tƣ Phòng Truyền thông Phòng marketing Phòng trái phiếu Phòng cổ phiếu ALM Khối nhân sự Khối tài chính Khối nguồn vốn Khối Bán lẻ marketing Khối Phòng PMO Khối quản trị chiến lƣợc Khối

quản tri rủi ro Rủi ro tín dụng Phòng marketing Tiền gửi Tín dụng Thẻ và tài trợ thƣơng mại Phòng quản lý sản phẩm Ủy ban

quản trị rủi ro Ủy ban nhân sự và tiền lƣơng

Ủy ban

ALCO Ủy ban sản

phẩm Ủy ban tín dụng Ban kiểm soát

Kiểm soát nội bộ

là các Giám đốc vùng, Giám đốc Quản lý sản phẩm, Giám đốc các Trung tâm kinh doanh đến từ các tổ chức tài chính, tín dụng hàng đầu trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, từ năm 2010 sau khi chính thức trở thành cổ đông của VIB, VIB có thêm 1 nguồn nhân lực mới đến từ CBA thông qua chương trình dài hạn mang tên “Chuyển giao năng lực”. Theo đó, CBA đã cử 2 thành viên vào trong Hội đồng quản trị và 01 thành viên vào Ban kiểm soát của VIB. Từ tháng 01/2011, VIB và CBA bắt đầu chính thức triển khai chương trình chuyển giao năng lực năm đầu tiên. Theo kế hoạch, sẽ có 18 biệt phái viên CBA đến làm việc tại các Khối/Ban hội sở và một số đơn vị kinh doanh doanh của VIB. Song song với hoạt động đào tạo tại Việt Nam, một số cán bộ quản lý cao cấp của VIB sẽ được cử đi làm việc biệt phái tại các trụ sở/đơn vị làm việc tại các trụ sở đơn vị kinh doanh của CBA để trực tiếp trải nghiệm, tiếp thu kinh nghiệm quản lý và kinh doanh từ đối tác CBA.

2.1.4/ Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua

2.1.4.1/ Giai đoạn 1 (từ năm 1996-2000) - Giai đoạn hình thành:

Năm 1996 là giai đoạn VIB bắt đầu đi vào hoạt động giữa lúc nền kinh tế trong nước đang chuyển đổi qua nền kinh tế thị trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ năm 1997, các quy định về hoạt động ngân hàng vẫn chưa được thể chế bằng các quy định cụ thể. Vì vậy, từ năm 1996 đến năm 2000, VIB chỉ tập trung vào việc xây dựng cơ cấu tổ chức, quy trình hoạt động, quy mô hoạt động của VIB chủ yếu tại hội sở chính tại Hà Nội.

2.1.4.2 Giai đoạn 2 (từ năm 2001 - 2005) - Giai đoạn củng cố hoạt động và tăng trƣởng:

Từ năm 2001 đến năm 2005, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và ngành ngân hàng Việt Nam, VIB bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh ra khỏi địa bàn Hà Nội để xây dựng mạng lưới chi nhánh. Cơ cấu tổ chức, các văn bản hướng dẫn, quy trình quy chế nội bộ dần được hoàn thiện, bộ máy nhân sự căn bản được ổn định, thương hiệu Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam bắt đầu được nhiều người biết đến. Mặc dù có những khó khăn nhất định nhưng từ năm 2001 bắt đầu với mức lợi nhuận hơn 15 tỷ đồng thì đến năm 2005 VIB đã đạt mức lợi nhuận là 95 tỷ đồng,

tổng tài sản từ mức 1.000 tỷ đồng đã vươn tới gần 9.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản đạt hơn 150%.

2.1.4.3/ Giai đoạn 3 (từ năm 2006 - 2010) - Giai đoạn phát triển vƣợt bậc, tái cấu trúc hệ thống và triển khai chiến lƣợc kinh doanh mới:

Trong giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn mà hoạt động kinh doanh của VIB tốt nhất từ khi thành lập và là giai đoạn bản lề để VIB thực hiện tái cấu trúc lại mô hình kinh doanh mới chuẩn bị cho chiến lược kinh doanh mới.

Các chỉ số chính của VIB trong giai đoạn 2006 – 2010 đều tăng trưởng rất mạnh. Tổng tài sản của VIB từ 2006 – 2010 tăng 568% từ 16.527 tỷ đồng lên 93.827 tỷ đồng, dư nợ tín dụng tăng 457% từ 9.137 tỷ đồng lên 41.731 tỷ đồng, huy động vốn tăng 607% từ 9.813 tỷ đồng lên 59.564 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tăng 554% từ 1.190 tỷ đồng lên 6.593 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng 400% từ 1.000 tỷ đồng lên 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng 525,5% từ 200 tỷ đồng lên 1.051 tỷ đồng, số đơn vị kinh doanh tăng 224% từ 59 đơn vị kinh doanh lên 135 đơn vị kinh doanh. Các con số trên đã cho thấy tốc độ tăng trưởng vượt bậc của VIB trong giai đoạn 2006 – 2010, đạt được nhiều thành tựu làm bước đệm cho giai đoạn tăng tốc sắp tới. Năm 2010 cũng đánh dấu những bước tiến quan trọng trong việc triển khai Chiến lược kinh doanh đặt nền móng cho giai đoạn phát triển tăng tốc của VIB trong giai đoạn 2011 – 2013 với những kết quả khả quan của các Dự án chuyển đổi cơ cấu tổ chức, Chuyển đổi hệ thống chi nhánh, quản trị hiệu quả làm việc …với mô hình bán hàng, dịch vụ mới, diện mạo công sở mới, sản phẩm và dịch vụ được nâng cấp, quy trình được thiết kế hợp lý hơn, tinh thần và thái độ phục vụ khách hàng của cán bộ nhân viên được nâng cao, văn hóa chú trọng đến hiệu quả làm việc và hướng đến khách hàng. Đây là những yếu tố tích cực đã bước đầu mang lại những thay đổi quan trọng về chất trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ của VIB.

2.2/ Thực trạng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010: Nam trong giai đoạn 2006 – 2010:

2.2.1/ Thực trạng nguồn vốn 2.2.1.1/ Vốn tự có: 2.2.1.1/ Vốn tự có:

Để từng bước nâng cao năng lực tài chính và hội nhập nền tài chính khu vực và thế giới, đồng thời để đáp ứng quy định của NHNN về vốn pháp định đặc biệt là Nghị định 141, VIB đã có bước gia tăng mạnh mẽ về quy mô vốn hoạt động để đảm bảo đủ năng lực tài chính, đảm bảo an toàn trong hoạt động vốn. Từ năm 2006 đến 2010, vốn chủ sở hữu của VIB tăng dần theo từng năm với tốc độ tăng trưởng tương đối cao, đặc biệt trong năm 2010.

Trong cơ cấu của vốn chủ sở hữu thì từ năm 2006 – 2009, vốn điều lệ luôn chiếm tỷ trọng đáng kể từ trên 80% đến 95%, phần còn lại đến từ thặng dư vốn cổ phần và lợi nhuận chưa phân phối. Tuy nhiên, trong cơ cấu vốn chủ sở hữu năm 2010 thì đã có sự thay đổi trong cấu trúc vốn chủ sở hữu của VIB với vốn điều lệ chiếm 61%, thặng dư vốn cổ phần chiếm 25%, lợi nhuận chưa phân phối chiếm 12%. Thặng dư vốn cổ phần tăng mạnh 6128% trong năm 2010 đến từ thặng dư từ việc bán 15% vốn cổ phần cho CBA, cho thấy việc bán vốn cổ phần cho đối tác chiến lược này đã mang đến nhiều lợi ích cho VIB đặc biệt việc mặt tài chính được thị trường tài chính Việt Nam đánh giá là một thương vụ mua bán thành công nhất trong thị trường ngân hàng với mức giá bán 1 cổ phần là 46.000 đ.

Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu của VIB từ năm 2006 – 2010

ĐVT: tỷ đồng Cơ cấu Năm 2006 Tỷ trọng Năm 2007 Tỷ trọng Tăng trƣởng Năm 2008 Tỷ trọng Tăng trƣởng Năm 2009 Tỷ trọng Tăng trƣởng Năm 2010 Tỷ trọng Tăng trƣởng Vốn chủ sở hữu 1.190 100% 2.183 100% 83% 2.293 100% 5% 2.949 100% 29% 6.593 100% 124% Vốn và các quỹ 1.190 100% 2.183 100% 83% 2.293 100% 5% 2.949 100% 29% 6.593 100% 124% Vốn của TCTD 1.021 86% 2.065 95% 102% 2.042 89% -1% 2.401 81% 18% 5.653 86% 135% - Vốn điều lệ 1.000 84% 2.000 92% 100% 2.000 87% 0% 2.400 81% 20% 4.000 61% 67% - Thặng dư vốn cổ phần 21 2% 65 3% 217% 65 3% 0% 27 1% -59% 1.653 25% 6128% - Cổ phiếu quỹ - 0% - 0% (23) -1% (25) -1% 8% (0) 0% -100% Quỹ của TCTD 18 2% 32 1% 78% 82 4% 155% 83 3% 1% 152 2% 83% Chênh lệch tỷ giá hối đoái - 0% 2 0% - 0% -100% - 0% - 0%

Lợi nhuận chưa

phân phối 151 13% 84 4% -45% 169 7% 102% 465 16% 175% 788 12% 70%

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Đối với vốn điều lệ thì vốn điều lệ của VIB tăng dần từ năm 2006 đến 2010. Đến thời điểm 31/12/2010, VIB đã đáp ứng được mức vốn điều lệ là 4.000 tỷ đồng theo đúng lộ trình của Nghị định 141 của NHNN về mức vốn điều lệ. Song song với

việc đáp ứng mức vốn điều lệ này, ngày 01/09/2010 cũng như ghi dấu một sự kiện quan trọng của VIB là CBA đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỷ lệ sở hữu cổ phần là 15%. Dự kiến sau khi được NHNN và Thủ tướng Chính phủ chấp thuận thì CBA sẽ nâng tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần từ 15% lên 20% ngay trong đầu năm 2011.

ĐVT: tỷ đồng

Biểu đồ 2.1: Quy mô vốn điều lệ của VIB

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

2.2.1.2/ Vốn huy động:

Nhận thức được yếu tố quan trọng của vốn huy động trong hoạt động ngân hàng, từ năm 2006 nguồn vốn huy động của VIB đều tăng trưởng mạnh qua từ năm 2006 đến 2010 với mức tăng bình quân là 58,45%. Việc tăng trưởng vốn huy động này được tăng đều qua đủ các kênh huy động từ tiền gửi cá nhân, tiền gửi doanh nghiệp, phát hành giấy tờ có giá đến tiền gửi của các TCTD và tiền vay của các TCTD.

a/ Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Vốn huy động của VIB tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2006 – 2010 với tốc độ tăng trưởng vốn bình quân của giai đoạn này là 58%/năm. Năm 2007 là năm mà tốc độ tăng trưởng vốn huy động của VIB rất ấn tượng đạt đến 110% đánh dấu cho một bước tăng trưởng trong giai đoạn mới của VIB. Vốn huy động của VIB năm 2008 chỉ tăng 1,93% so với năm 2007 do những khó khăn của cuộc khủng hoảng tài chính của năm 2008. Thị trường vốn năm 2008 có nhiều biến động bất

thường, nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng thanh khoản kém.. Tuy nhiên, từ năm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)