Chất lượng nợ cho vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (Trang 54)

c/ Thị phần huy động vốn từ nền kinh tế

2.2.2.4/ Chất lượng nợ cho vay

Bảng 2.2: Cơ cấu nhóm nợ của VIB từ 2006 – 2010

ĐVT: tỷ đồng 2007 Tỷ trọng 2008 Tỷ trọng 2009 Tỷ trọng 2010 Tỷ trọng Nợ đủ tiêu chuẩn 16.414 98.03% 19.130 96.74% 26.886 98.29% 40.912 98.04% Nợ quá hạn 329 1.97% 645 3.26% 467 1.71% 818 1.96% - Nợ xấu 208 63.3% 365 56.5% 349 74.7% 663 81.0%

“Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của VIB”

Do năm 2006 tác giả không thu thập được số liệu phân loại nợ của VIB nên đã bỏ qua việc phân tích chất lượng nợ cho vay của năm này. Nợ quá hạn từ năm 2007-2010 của VIB chiếm tỷ lệ không đáng kể, từ 1.96% đến 3,26%. Năm 2009 là năm chất lượng tín dụng tốt nhất, dư nợ cho vay tăng trưởng cao nhưng tỷ lệ nợ quá hạn lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ 1,71% tổng dư nợ trong khi tỷ lệ nợ xấu là 1,28% thấp hơn nhiều so với mức trung bình của toàn ngành ngân hàng là 2,2%.

Năm 2008 tỷ lệ nợ quá hạn của VIB cao nhất tăng gần gấp 2 lần so với năm 2007. Đây là một vấn đề hết sức lo ngại, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của VIB trong suốt năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới nên rất nhiều khách hàng vay gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, cộng thêm chi phí lãi vay tăng cao khiến cho một số khách hàng vay mất khả năng trả nợ, không trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên trong tỷ lệ nợ quá hạn đó thì nhóm nợ xấu chỉ chiếm 1,84% so với mức chung toàn ngành ngân hàng là 2,2% nên nhìn chung trong giai đoạn này chất lượng nợ cho vay của VIB vẫn tương đối tốt. Năm 2010 tỷ lệ nợ quá hạn là 1,96% tăng 15% so với năm 2009 trong đó tỷ lệ nợ xấu chiếm đến 81% điều đó cho thấy chất lượng tín dụng năm 2010 đã xấu đi so với năm 2009.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)