Không thể thoái thác (Nonrepudiation)

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro giao dịch trong Internet banking tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 27)

Một vấn đề quan trọng khác nhằm hạn chế rủi ro giao dịch trong Internet banking là vấn đề không thể thoái thác. Đó là chứng cứ không thể chối cãi cho thấy cả người gởi vàngười nhận đã tham gia giao dịch. Vì mục đích tạo bằng chứng giao dịch, người ta đã phát triển công nghệ mã hóa dùng khóa chung, để xác minh các thông điệp điện tử và ngăn chặn việc người gởi hay người nhận phủ nhận giao dịch. 1.3.5. Bảo mật thông tin cá nhân (Privacy)

Vấn đề bảo mật thông tin cá nhân ngày càng trở nên quan trọng. Mối quan tâm của công chúng đối với việc thu thập và sử dụng các thông tin cá nhân có xu hướng gia tăng trong thời đại phát triển thương mại điện tử và Internet. Những ngân hàng chủ động trong việc nhận ra và đáp ứng tốt vấn đề bảo mật thông tin của khách

hàng sẽ tạo nên lợi thế cho ngân hàng cũng như mang lại lợi ích cho khách hàng của mình.

1.3.6. Tính sẵn sàng của hệ thống (Availability)

Tính sẵn sàng của hệ thống cũng là một yếu tố giúp xây dựng lòng tin của công chúng vào môi trường mạng. Những yếu tố nêu trên đây sẽ là vô nghĩa nếu hệ thống mạng không sẵn sàng liên tục và tiện lợi cho khách hàng. Người sử dụng luôn mong muốn một hệ thống mạng sẵn sàng 24 giờ một ngày và 7 ngày một tuần.

Các ngân hàng cần chắc chắn rằng họ có đủ năng lực về cả phần cứng lẫn phần mềm để có thể cung ứng dịch vụ Internet banking cao cấp. Thêm vào đó, kĩ thuật theo dõi quá trình thực hiện sẽ cung cấp các thông tin như khối lượng lưu thông, thời gian giao dịch, và thời gian khách hàng phải chờ đợi. Việc theo dõi khả năng, thời gian chết, và sự thực hiện thường xuyên sẽ giúp đảm bảo tính tiện lợi và sẵn sàng của hệ thống Internet banking.

Đánh giá các điểm yếu của hệ thống mạng để ngăn ngừa các gián đoạn do linh kiện hư hỏng cũng là điều quan trọng. Cả hệ thống mạng có thể không hoạt động chỉ vì một linh kiện phần cứng hay một module phần mềm nhỏ không hoạt động. Thường thì các ngân hàng sẽ sử dụng phần cứng dự trữ hay chuyển sang các điểm xử lý dự phòng.

1.4. một số kinh nghiệm hạn chế rủi ro giao dịch trong hoạt động internet banking Trên Thế Giới động internet banking Trên Thế Giới

Sự ra đời của Internet, sự phát triển liên tục của công nghệ thông tin và sự phổ biến của máy tính cá nhân đã tạo ra cơ hội lớn cho Internet banking. Cùng với các ứng dụng Internet khác, Internet banking đã được phát triển mạnh mẽ trong thập kỉ qua.

1.4.1. Internet banking tại Mỹ

Website của các ngân hàng xuất hiện lần đầu tiên trên mạng Internet vào khoảng giữa những năm 1990. Hệ thống Internet banking đầu tiên xuất hiện ở Mỹ.

ý tưởng sử dụng các lợi thế của Internet trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tài chính đã dẫn đến sự ra đời của các ngân hàng cung cấp dịch vụ hoàn toàn trên mạng. Ngân hàng đầu tiên thuộc loại này là Security First Network Bank (SFNB) ra đời

năm 1995. Các ngân hàng như Still Water National Bank-Oklahoma, Southwest Bankcorp Inc. Hay State National bank-Texas... cũng lần lượt đưa các dịch vụ ngân hàng của mình lên mạng Internet. Theo một nghiên cứu của Stegman chi phí trung bình cho việc thực hiện một giao dịch ngân hàng bất kỳ trên Internet thấp hơn rất nhiều so với giao dịch theo kênh truyền thống, qua các kênh ngân hàng tự động hay qua trung tâm liên lạc khách hàng (call/contact center). Điều này chứng tỏ rằng các giao dịch dựa trên công nghệ Internet đã trở nên kinh tế và hiệu quả cho ngành ngân hàng Mỹ trong việc giảm chi phí và cải thiện chất lượng dịch vụ cho các khách hàng hiện tại và tiềm năng của ngân hàng ở phạm vi toàn cầu. Kết quả là, sử dụng Internet banking tại Mỹ tăng nhanh chóng và đặc biệt bùng nổ trong giai đoạn từ tháng 3/2000 đến tháng 10/2002 (tăng 127%, từ 15 triệu người sử dụng lên 34 triệu người sử dụng), cao hơn tất cả các hình thức giao dịch trực tuyến khác.

Để hạn chế rủi ro giao dịch trong Internet banking, ngoài việc đẩy mạnh hỗ trợ nghiên cứu, phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin, khuyến khích các ngân hàng tăng cường đầu tư cho hệ thống Internet banking và các giải pháp bảo mật, chính phủ Mỹ còn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của khách hàng sử dụng Internet banking cũng như các ngân hàng. Phòng quản lý tiền tệ trực thuộc ngân hàng trung ươngđưa ra các văn bản hướng dẫn(Internet banking- Comptroller handbook, Authentication in an Electronic Banking Environment -2001 Guidance…), xây dựng các quy tắc (Final Rule on Electronic Banking) và tổ chức các khóa đào tạo giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ, các đơn vị gia công phần mềm và các ngân hàng có thể xây dựngnhững thủ tục, quy trình giám sát và kiểm tra hoạt động Internet banking. Các quy tắc, văn bản hướng dẫn này thường xuyên được cập nhật và thay đổi cho phù hợp với môi trường công nghệ thông tin luôn biến động và yêu cầu kinh doanh thay đổi.

1.4.2. Internet banking tại Singapore

Tại Singapore, dịch vụ Internet banking đầu tiên đã xuất hiện từ năm 1997. Hiện tại các ngân hàng lớn tại Singapore đều cung cấp dịch vụ này như Oversea Union Bank (OUB), DBS Bank, Citibank, Hong Kong’s Bank of East Asia, Oversea- Chinese Banking Corp. (OCBC).

Để tạo cho người dùng cảm giác tin cậy khi sử dụng Internet banking, ngân hàng trung ương Singapore (MAS) đã nghiên cứu bối cảnh an ninh ở các quốc gia khác, xây dựng tiêu chuẩn phù hợp cho Singapore và giúp các ngân hàng thương mại triển khai được các tiêu chuẩn đó. Mặt khác, MAS giúp các ngân hàng thương mại không bị ảnh hưởng đến uy tín cũng như hình ảnh của họ khi bị tấn công, tạo lòng tin của người dùng đối với các dịch vụ trực tuyến và khuyến khích họ sử dụng. Có thế thấy vai trò của chính phủ Singapore là xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, các quy định, các định hướng để các ngân hàng tuân thủ và một khi họ tuân thủ thì hệ thống của họ sẽ được an toàn. Cụ thể, tháng 12/2006, Singapore chính thức đưa vào vận hành hệ thống 2FA (Two factor authentication - hệ thống xác thực 2 nhân tố) để đảm bảo an toàn cho hệ thống Internet Banking tại quốc gia này. Để xác thực, hệ thống an toàn thông tin này sử dụng nhiều nhân tố khác nhau như: what you have

(cái bạn có, chẳng hạn mật khẩu, token), what you know (cái bạn biết, bao gồm các

câu hỏi) hay what you are (cái bạn làm)... Hệ thống 2FA sử dụng 2 nhân tố xác thực thuộc hai nhóm khác nhau kể trên để xác thực giúp tăng tính an toàn.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Mỹ và Singapore là hai trong số những nước đi đầu về công nghệ và trong hoạt động Internet banking. Từ kinh nghiệm phát triển Internet banking và hạn chế rủi ro giao dịch của các nước này cho thấy ngoài việc đẩy mạnh đầu tư cho công nghệ, công tác nâng cao nhận thức và lòng tin của các ngân hàng, các cá nhân và các tổ có liên quan là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, thành công của các nước trong triển khai và đẩy mạnh phát triển Internet banking một phần lớn là nhờ vai trò tích cực của ngân hàng trung ương và cáccơ quan quản lý nhà nước trong việc định hướng và đưa ra các quy tắc, chuẩn mực, hướng dẫn cụ thể cho ngành ngân hàng cũng như các tổ chức có liên quan. Về phần mình các đơn vị cung cấp và tham gia hoạt động Internet banking cũng rất tích cực trong việc tuân thủ và áp dụng các quy tắc,các chuẩn mựcđã đề ra.

Tại Việt Nam nhận thức của công chúng về rủi ro giao dịch còn rất thấp, vấn đề nâng cao nhận thức và lòng tin vẫn chưa được quan tâm đúng mức, ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý nhà nước vẫn chưa thể hiện được vai trò định

hướng của mình. Vì thế, để hạn chế rủi ro giao dịch, từ đó thúc đẩy Internet banking phát triển, cần thiết phải dựa trên kinh nghiệm của các nước, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường vai trò của các cơ quan quản lý cũng như khuyến khích các ngân hàng, các tổ chức cung cấp dịch vụ qua Internet tuân thủ và áp dụng các chuẩn mực, các hướng dẫn do các cơ quan quản lý đưa ra.

1.5. Sự Cần Thiết Hạn Chế Rủi Ro Giao Dịch TRONG HOạT ĐộNG Internet Banking TạI Các Ngân Hàng Thương Mại ở Việt Nam Internet Banking TạI Các Ngân Hàng Thương Mại ở Việt Nam

1.5.1. Tính ưu việt của Internet banking

Internet banking giúp các ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn nhờ việc giảm chi phí do có thể không phải giao dịch trực tiếp với khách hàng, cần ít chi phí đi lại hơn để thực hiện công việc, giảm bớt các công đoạn giống nhau phải thực hiện đi thực hiện lại trong một giao dịch. Bảng dưới đây cho thấy chi phí giao dịch của các phương thức giao dịch khác nhau, trong đó, giao dịch qua Internet banking có chi phí thấp nhất, thấp hơn rất nhiều so với các phương thức giao dịch khác.

Đồ thị 1.3: Chi phí giao dịch qua các kênh khác nhau tại Mỹ

Nguồn: Vignesen Perumal & Bala Shanmugam, Internet Banking: Boon or

B

Internet banking giúp các ngân hàng giảm bớt gánh nặng về các thủ tục hành USD trên một

chính và vận hành, mang lại cho ngân hàng năng suất cao, sự tự động hoá. Các ngân hàng sử dụng Internet banking sẽ cắt giảm được công việc giấy tờ, giảm chi phí hoạt động và tăng tốc độ giao dịch. Ngân hàng cũng có thể giảm bớt nhân lực ở các quầy giao dịch, giảm bớt sai sót thao tác và sử dụng cán bộ hữu hiệu hơn.

Internet banking giúp tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hàng. Chính sự tiện ích có được từ công nghệ ứng dụng, từ phần mềm, từ nhà cung cấp dịch vụ mạng, dịch vụ Internet đã thu hút và giữ khách hàng sử dụng, quan hệ giao dịch với ngân hàng, trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng. Với mô hình ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa năng thì khả năng phát triển, cung ứng các dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực kinh doanh của Internet banking là rất cao.

Một điểm đặc biệt của Internet banking là có thể cung cấp dịch vụ trọn gói. Theo đó các ngân hàng có thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện ích đồng bộ nhằm đáp ứng căn bản các nhu cầu của một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng về các dịch vụ liên quan tới ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán... Với Internet banking các ngân hàng cũng có thể cung cấp cho khách hàng mọi thông tin cần thiết về ngân hàng và có thể thực hiện dễ dàng các chương trình giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới hoặc các chương trình khuếch trương, khuyến mại.

Internet banking giúp ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh. Internet banking là một giải pháp của ngân hàng thương mại để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả hoạt động, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Điều quan trọng hơn là Internet banking còn giúp ngân hàng thương mại thực hiện chiến lược “toàn cầu hóa” mà không cần mở thêm chi nhánh ở trong nước cũng như ở nước ngoài.

Internet banking còn giúp ngân hàng hâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Xét về mặt kinh doanh của ngân hàng, Internet banking sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua kênh phân phối này, các lệnh về chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn tiền tệ chu chuyển nhanh, thực hiện tốt quan hệ giao dịch, trao đổi tiền - hàng. Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông

hàng hoá, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Khách hàng của ngân hàng cũng có thể thu được nhiều lợi ích từ Internet banking nhờ tiết kiệm thời gian và thực hiện các giao dịch thuận tiện hơn. Internet banking còn giúp khách hàng tiết kiệm chi phí cũng như quản lý các tài khoản của mình dễ dàng và hiệu quả.

1.5.2. Yêu cầu phát triển Internet banking đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Nam.

1.5.2.1. Yêu cầu khách quan

Yêu cầu của nền kinh tế:Các dịch vụ thanh toán điện tử tiên tiến trong đó có Internet banking sẽ giúp cho chu chuyển vốn trên thị trường trong nước tăng nhanh và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thanh toán của nền kinh tế đất nước đang thay đổi nhanh chóng. Các ngân hàng ưu tiên phát triển Internet banking là đã góp phần phát triển kinh tế đất nước. Hơn nữa, khi nền kinh tế đã phát triển đến một trình độ nhất định thì đòi hỏi các ngân hàng cũng phải phát triển tương ứng, nếu không sẽ không thể hòa nhập vào nền kinh tế đó.

Yêu cầu phát triển thương mại điện tử:Phát triển thương mại điện tử đang là ưu tiên hàng đầu của trung ương và nhiều địa phương, nhằm đưa nền kinh tế nước ta nhanh chóng hội nhập vào kinh tế thế giới. Internet banking là một yếu tố không thể thiếu trong thương mại điện tử. Thành công của giao dịch thương mại điện tử phụ thuộc rất nhiều vào các dịch vụ thanh toán điện tử trong đó có Internet banking. Thương mại điện tử không thể phát huy hết lợi thế nếu không cósự hỗ trợ của dịch vụ này.

Kết quả của quá trình ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông: Các dịch vụ và sản phẩm dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông của các ngân hàng trên thế giới cũng như trong nước đã được kiểm nghiệm là hiệu quả và mang lại sự cải thiện có ý nghĩa về năng suất và chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Ngày nay, tất cả các ngân hàng dù lớn hay nhỏ đều có xu hướng tích cực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào hoạt động của mình để không bị tụt hậu. Internet banking cũng là một kết quả của quá trình ứng dụng đó, vì vậy trong tương lai các ngân hàng thương mại sẽ không thể thiếu dịch vụ này.

Yêu cầu hội nhập với khu vực và thế giới:Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới. Mộttrong những lĩnh vực có tốc độ hội nhập cao nhất hiện nay là ngành tài chính ngân hàng. Quá trình hội nhập đòi hỏi sự tương đồng về trình độ công nghệ cũng như các dịch vụ giữa các ngân hàng trong nước và trên thế giới. Để thu hẹp khoảng cách so với các nước khác, các ngân hàng trong nước chắc chắn phải áp dụng Internet banking vì phương thức giao dịch này đã và đang được phát triển mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu.

1.5.2.2. Yêu cầu chủ quan

Sự cạnh tranh: Các nghiên cứu cho thấy áp lực cạnh tranh là động lực chính thúc đẩy việc ứng dụng Internet banking, trên cả áp lực giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng gay gắt. Các ngân hàng xem phát triển Internet banking là một cách để giữ khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Khảo sát của hãng Keynote System (Mỹ) cho thấy Internet banking là yếu tố quan trọng thứ 3 (sau dịch vụ chi phiếu miễn phí và mức phí) đối với khách hàng trong việc lựa chọn sử dụng một ngân hàng. Trên 56% số người được khảo sát cho biết ngân hàng trực tuyến và các dịch vụ thanh toán hóa đơn qua mạng còn quan trọng hơn cả số lượng và địa điểm các chi nhánh và máy ATM của mỗi tổ chức tài chính.

Nhu cầu giảm chi phí: Các ngân hàng, cũng như mọi doanh nghiệp khác, hoạt động vì mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Giảm chi phí để tối đa hóa lợi nhuận luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của các ngân hàng. Hiện thời, Internet banking là kênh giao dịch có chi phí thấp nhất, thấp hơn nhiều so với cách giao dịch

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro giao dịch trong Internet banking tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)