1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH
Chế độ hu trí tự nó không thể phát triển một cách độc lập nằm ngoài hệ thống BHXH nói chung. Do vậy nâng cao hiệu quả hoạt động của BHXH là nền tảng cho việc nâng cao hiệu quả của chế độ hu trí.
Xã hội càng phát triển thì cần có sự đảm bảo pháp lý trong đó mọi công dân đều sống và làm viêc bằng pháp luật. BHXH cũng không là một ngoại lệ. Hiện nay, chúng ta mới tiếp cận đến hệ thống BHXH hoạt động theo nguyên tắc của BHXH trong nền kinh tế thị trờng. Nớc ta đang trong giai đoạn phát triển vận hành theo cơ chế thị trờng, vì thế có nhiều điều mới mẻ, những biến động diễn ra ngày càng phức tạp, ảnh hởng không nhỏ đến mọi hoạt động kinh tế xã hội, trong đó có BHXH. Do vậy, chúng ta chỉ có thể tạo ra sự ổn định và quản lý đợc các hoạt động BHXH khi có đợc một hệ thống pháp lý chuyên ngành đầy đủ và có hiệu lực mạnh.
Theo tinh thần đó, Luật BHXH là rất cần thiết tất yếu khách quan. Khi Luật BHXH đợc ban hành, BHXH sẽ trở thành quốc sách, ngời lao động tham gia vào BHXH và chế độ hu trí sẽ yên tâm hơn trên cơ sở một nền tảng pháp lý vững chắc. BHXH có đủ điều kiện pháp lý, có hiệu lực cao để có thể thực hiện đúng chức năng của mình. Các cơ quan BHXH sẽ có trong tay một công cụ mạnh mẽ để điều hành và kiểm soát quá trình thực hiện BHXH. Chỉ có nh vậy BHXH mới hoạt động ngày càng nề nếp hơn, tránh đợc tình trạng vô tổ chức, thiếu trách nhiệm của một số cơ quan đơn vị trong việc thực hiện nghĩa vụ BHXH đối với ngời lao động và đối với ngành BHXH. Qua đó ngời lao động sẽ yên tâm và tin tởng hơn, đó sẽ là một trong những biện pháp tích cực nhất, có tác dụng khuyến khích đợc ngời lao động tham gia BHXH. Việc ban hành và thực thi Luật BHXH cũng sẽ làm cho nội dung và ý nghĩa của BHXH đợc nhận thức đầy đủ và rõ ràng hơn trong xã hội.
Do đó, để có đợc một hệ thống pháp luật về BHXH đầy đủ và đồng bộ thì trớc hết phải sắp xếp rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp quy về hoạt động BHXH trớc đây và hiện hành với mục đích loại bỏ hoặc điêù chỉnh bổ sung cho phù hợp với nhu cầu quản lý mới trong điều kiện của nền kinh tế thị trờng. Tiếp theo là cần phải nâng cao khả năng thực thi của các văn bản pháp lý trong BHXH. Muốn thực hiện đợc điều này thì ngoài việc đóng góp xây dựng và hoàn thiện của các chuyên gia, những cán bộ có kinh nghiệm trong và ngoài ngành; sự giúp đỡ học hỏi của những nớc khác đều rất quan trọng, còn có vai trò của ngời lao động, ngời tham gia và hởng các chế độ BHXH. Luật này cần phải đợc thảo luận kỹ trong số những đối
tợng này vì chính bản thân họ là ngời sau đó sẽ nằm trong phạm vi điều chỉnh của BHXH và trực tiếp thi hành luật này. ý kiến đóng góp của đối tợng tham gia BHXH làm cho luật về BHXH đi vào cuộc sống sát thực hơn.
2. Mở rộng đối tợng tham gia
Từng bớc thực hiện chế độ hu trí cho tất cả mọi ngời lao động trong các thành phần kinh tế, theo qui định tại Hiến pháp 1992 và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII về thực hiện BHXH cho mọi ngời là hết sức cần thiết.
Ngoài các đối tợng theo qui định tham gia BHXH bắt buộc còn rất nhiều ngời đã và đang làm việc trong các doanh nghiệp có qui mô nhỏ sử dụng dới 10 lao động, lao động trong các hợp tác xã, tổ hợp tác trong mọi lĩnh vực cha đợc tham gia BHXH, hoặc có nhu cầu nhng vẫn cha đáp ứng. Nên chăng mở rộng đối tợng tham gia, nghĩa là có quan hệ lao động thì bắt buộc phải tham gia vào BHXH để các đối tợng này đợc tham gia BHXH và cũng là đảm bảo cho ngời lao động có đợc cuộc sống tốt hơn khi về già.
Đặc biệt là đối với lao động nông thôn, do điều kiện kinh tế nớc ta gần 80% dân số sống ở nông thôn nên đây là một tiềm lực tham gia rất lớn nếu biết khai thác và sử dụng có hiệu quả. Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc cần phải ban hành “Điều lệ bảo hiểm tuổi già tự nguyện đối với nông dân và lao động nông thôn” nhằm đảm bảo quyền lợi cho mọi ngời, đồng thời đảm bảo cho hệ thống BHXH ngày càng lớn mạnh và có hiệu quả.
3. Kiến nghị về tuổi nghỉ hu
Chế độ hu trí còn đợc gọi là chế độ bảo hiểm tuổi già, nghĩa là chỉ khi ngời lao động đạt đến một độ tuổi già nào đó mới đợc nghỉ hu. Nhng theo qui định hiện hành thì có khi 38 tuổi ngời lao động cũng có thể nghỉ hu ( 18 tuổi đi làm và 20 đóng BHXH, trong đó 15 năm làm các công tác đặc biệt, nặng nhọc, độc hại và bị mất khả năng lao động từ 61% trở lên ). Đây là một vấn đề cần xem xét. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế xã hội của thế giới và nớc ta, tuổi nghỉ hu cần đợc nâng dần lên do tuổi thọ và điều kiện sống, điều kiện lao động nâng cao hơn trớc. Nhà nớc cần đa ra tuổi nghỉ hu chuẩn, độ tuổi này có thể là “mốc” để trên cơ sở đó qui định các độ tuổi nghỉ hu khác nhau. Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng nên nâng tuổi nghỉ hu của lao động nữ ngang bằng với nam giới, nhng qua thực tế thực hiện chỉ có 34,62% số nớc qui định nh vậy. Vì vậy, việc nâng tuổi nghỉ hu cần đợc cân nhắc cho phù hợp với điều kiện sức khoẻ và sinh lý của ngời lao động.
Nên có qui định tuổi nghỉ hu khác nhau cho nhóm lao động khác nhau để phù hợp với sức khoẻ, khả năng và điều kiện lao động, tránh sự lãng phí lao động. Đối với những lao động làm việc trong các ngành nghề đặc biệt hoặc các công việc nặng nhọc độc hại thì tuổi nghỉ hu có thể giảm từ 5-7 năm theo tuổi chuẩn. Vì sức khoẻ và khả năng làm việc suy giảm, tuổi thọ của những lao động trong hệ thống
này thấp hơn so với lao động bình thờng. Ngợc lại, đối với một số lao động trong khối hành chính sự nghiệp hay lao động trí óc... tuổi nghỉ hu nên đợc nâng lên khoảng 60-65 tuổi.
Nên có qui định tuổi nghỉ hu “mềm” đối với ngời lao động, nghĩa là qui định khoảng tuổi nghỉ hu (ví dụ 55-60 tuổi, 60-65 tuổi...). Nh vậy, ngời lao động, nhất là lao động nữ tuỳ theo điều kiện công việc và hoàn cảnh cuộc sống của mình có thể chọn thời điểm nghỉ hu thích hợp trong “khoảng” độ tuổi qui định đó.
Tóm lại, việc điều chỉnh lại độ tuổi nghỉ hu là rất cần thiết nhng việc thay đổi không nên thực hiện ngay một lúc mà cần làm từ từ không gây ảnh hởng xấu đến xã hội và tâm lý ngời lao động. Chẳng hạn, ta nâng độ tuổi nghỉ hu từ 60 lên tới 65 nhng không nên thực hiện từ nấc 60 lên tới nấc 65 ngay, mà mỗi năm nâng lên 1/2 tuổi nghĩa là sau 10 năm tuổi nghỉ hu sẽ là 65 tuổi. Việc làm này sẽ không gây ảnh hởng xấu đến xã hội mà còn đạt đợc mục tiêu của BHXH.
4. Về mức hởng và cách tính trợ cấp
Trớc hết đối với những lao động cha đủ tuổi qui định về nghỉ hu đợc hởng trợ cấp 1 lần đa vào chế độ hu trí là không hợp lý, vì họ cha đủ độ tuổi gọi là già và không đủ tích luỹ cần thiết để hởng trợ cấp trong chế độ hu trí. Đây thực chất là trả lại một phần số tiền cho ngời lao động khi họ không còn quan hệ lao động nữa do qũy BHXH đảm nhận, nhng không nằm trong chế độ hu.
Thứ hai đấy là vấn đề hởng một lần đối với ngời có trên 30 năm đóng góp BHXH thì năm thứ 31, mỗi năm đóng thêm đợc hởng 1 lần bằng 1/2 tháng lơng nhng không quá 5 tháng. Quy định nh vậy về mặt công bằng giữa đóng và hởng BHXH là không đảm bảo, không khuyến khích ngời lao động tham gia BHXH nhiều năm. Hơn nữa, không chỉ ngời lao động cũng đóng cho khoảng 30 năm sau cho ngời lao động. Nên chăng, nên xoá bỏ trợ cấp 1 lần với nhóm đối tợng này mà nên tính toán vào tiền trợ cấp hàng tháng. Nh vậy, mức trợ cấp đợc nâng lên một cách rõ rệt nhằm đảm bảo cuộc sống của họ khi về già và đảm bảo đợc tính công bằng giữa đóng và hởng, khuyến khích ngời lao động tham gia tích cực hơn, đóng góp nhiều hơn cho xã hội.
Cuối cung về cách tính trợ cấp. Trợ cấp hu trí phải dựa trên cơ sở đảm bảo đời sống, đảm bảo nhu cầu tối thiểu của ngời nghỉ hu. Ngoài ra, mức lơng hu phải đợc trả trên cơ sở mức đóng góp của ngời lao động trong quá trình làm việc của họ. Ai đóng nhiều hởng nhiều, ai đóng ít hởng ít. Vì vậy, khi xây dựng trợ cấp hu nên xem xét đến những nhu cầu tối thiểu của ngời nghỉ hu để đề ra mức trợ cấp tối thiểu và không nên khống chế mức trợ cấp tối đa. Hiện nay, khống chế mức tối đa 75% tơng ứng với 30 năm đóng BHXH là cha hợp lý, bởi có rất nhiều ngời tham gia 40 năm nhng cũng chỉ hởng tối đa 75% và trợ cấp 1 lần không quá 5 tháng tiền lơng bình quân làm căn cứ đóng BHXH. Nh vậy, không khuyến khích đợc ngời tham gia. Một bất hợp lý nữa là việc tính tháng lẻ : theo qui định hiện nay, ngời lao
động về hu trớc tuổi bị trừ 1%, mức bình quân của tiền lơng làm căn cứ đóng BHXH. Do vậy, đối với những ngời đóng BHXH cha đủ 12 tháng vẫn không đợc tính ở đây. Vì vậy nên có sự linh hoạt để tạo điều kiện cho ngời lao động đợc trợ cấp thêm thu nhập.
5. Nâng tiền lơng cho ngời về hu
Với mức tiền lơng hu hay trợ cấp hu trí nh hiện nay, thì ngời về hu đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Một số có tiền hu cao nhng số này không nhiều. Nếu so sánh những đóng góp của họ trớc đây với phần trợ cấp đợc hởng theo chế độ hu trí hiện nay thì họ còn bị thiệt nhiều. Do vậy, việc nâng cao mức sống mà chủ yếu thông qua tiền trợ cấp hu trí là rất cần thiết, góp phần và bảo đảm sự công bằng xã hội. Xét trên góc độ vì mục tiêu và bản chất của BHXH thì đó là sự đòi hỏi chính đáng và cũng là cần thiết để nâng cao giá trị, ý nghĩa và tính hấp dẫn của BHXH. Biện pháp quan trọng là tiếp tục cải cách tiền lơng để có đợc các chế độ tiền lơng hợp lý bao gồm cả tiền lơng trong quá trình làm việc và tiền lơng hu. Đây là giải pháp đồng bộ trong đó BHXH phải đi liền các vấn đề kinh tế xã hội khác, tiền lơng hu phải đặt trong quan hệ với tiền lơng nói chung trong xã hội. Tiền lơng trong qúa trình làm việc là cơ sở kinh tế cho việc tính toán trợ cấp của chế độ hu trí.
Hiện nay, tiền lơng lấy làm cơ sở để đóng BHXH không phải là tiền lơng hay thu nhập thực tế mà chỉ là tiền lơng cơ bản trong các thang bảng lơng của ngời lao động đang làm việc. So với tiền lơng hay thu nhập thực tế thì tiền lơng trong các thang bảng thấp hơn nhiều. Tiền lơng thấp dẫn đến đóng và hởng BHXH cũng thấp, trợ cấp tiền hu không đủ trang trải cho những nhu cầu sống tối thiểu của ngời về hu. Điều đó đã gây ra những vấn đề căng thẳng trong cuộc sống của ngời về hu. Trong trờng hợp nh vậy, tiền lơng của ngời về hu trở thành một trong những yếu tố rất đợc xã hội quan tâm. Đây là một vấn đề nhạy cảm. Một chế độ tiền lơng hợp lý sẽ tác động tốt đến chế độ hu trí trên mọi mặt.
6. Điều chỉnh lại tiền lơng hu để đảm bảo công bằng giữa những ngời về hu
Cùng với việc nâng cao tiền lơng cho ngời về hu, việc điều chỉnh tiền lơng hu trong số những ngời nghỉ hu là vấn đề cấp bách đảm bảo sự công bằng giữa những ngời về hu. Trong cùng một hệ thống hu trí không thể có những khác biệt do thay đổi chính sách tạo ra nh đã phân tích ở phần trên.
Để làm đợc điều này cần phải xác định đợc số ngời về hu theo NĐ 236/HĐBT có tiền lơng hu chênh lệch mà cụ thể là thấp quá mức 5% so với ngời về hu theo NĐ 12/CP và NĐ 45/CP nhng có cùng các điều kiện ( lơng, tuổi đời, số năm công tác...). Trên cơ sở điều chỉnh tiền lơng hu của những đối tợng này sao cho tiền lơng hu tơng đơng với ngời về hu theo NĐ 12/CP, NĐ 45/CP và Luật lao động.
Đây là một công việc quan trọng và rất cần thiết, có liên quan đến đời sống của hàng triệu ngời về hu ở nớc ta hiện nay. Trên cơ sở này mới có thể giải quyết đợc những hậu quả xấu của sự không công bằng đang tồn tại hiện nay.