II. Đánh giá thực trạng tổ chức và phát triển HTXT Mở nông thôn
2.1. Những thành tựu
Kinh tế HTX nói chung, HTXTM nói riêng vẫn tiếp tục khẳng định đ−ợc vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhiều thành phần ở n−ớc ta. Trên địa bàn nông thôn hiện nay, các HTX đã hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển kinh tế hộ gia đình ở cả hai lĩnh vực sản xuất - dịch vụ và kinh doanh th−ơng mại. Kinh nghiệm trên thế giới cũng cho thấy vai trò không thể thiếu của HTX trong quá trình đ−a nông nghiệp tiến lên sản xuất hàng hoá lớn, đặc biệt trong ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cung ứng vật t− và tiêu thụ sản phẩm ở thị tr−ờng trong n−ớc nói chung và thị tr−ờng nông thôn nói riêng. Chính vì vậy, Đảng và Nhà n−ớc ta chủ tr−ơng phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong đó kinh tế hợp tác xã là một bộ phận quan trọng. Tuy vậy, điều có thể khẳng định là HTXTM chỉ có thể tồn tại và phát triển khi cấp uỷ Đảng, chính quyền địa ph−ơng cùng các cơ quan quản lý nhà n−ớc có liên quan và Liên minh HTX các cấp thực sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện.
- Từ kết quả triển khai thực hiện Luật Hợp tác xã trong quá trình chuyển đổi và thành lập mới HTX đã tạo ra sự chuyển biến b−ớc đầu nh−ng rất rõ nét trong nhận thức của cán bộ, xã viên và nhân dân về những mô hình HTXTM kiểu mới. Thông qua các HTXTM điển hình trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản và làm dịch vụ, niềm tin của nhân dân về mô hình HTX kiểu mới ngày càng tăng. Từ đó, xã viên thấy rõ hơn quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong xây dựng và phát triển HTXTM. Có thể nói quyền lợi chung của HTX gắn rất chặt với quyền lợi thiết thực của mỗi xã viên nên sự quan tâm, ý thức trách nhiệm của họ đối với HTX cũng vì thế đ−ợc nâng cao hơn. Thực tế đã cho thấy, mô hình HTX đa chức năng là mô hình thích hợp trong giai đoạn hiện nay, có thể áp dụng ở rất nhiều địa bàn, khu vực.
- Kinh tế hợp tác xã nói chung và các hợp tác xã th−ơng mại nói riêng đã và đang phát triển trong quá trình đổi mới toàn diện về nội dung hoạt động, về mô hình tổ chức, về cơ chế quản lý để thích ứng từng b−ớc với cơ chế kinh tế thị tr−ờng. Luật Hợp tác xã và các văn bản pháp luật về HTX ra đời trong những năm đổi mới đã hoàn chỉnh hệ thống pháp lý cho kinh tế HTX phát triển trong tình hình mới. Trên cơ sở đó, các HTXTM chuyển đổi và thành lập mới đã thể hiện đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của HTX, đ−ợc giải phóng khỏi những ràng buộc của cơ chế quản lý cũ, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất-kinh doanh nh− các thành phần kinh tế khác. Quá trình chuyển đổi và phát triển mới các HTXTM theo Luật đã diễn ra hết sức phong phú, đa dạng về hình thức, trình độ và ở nhiều quy mô khác
nhau. Có thể nói, với cơ chế chính sách hiện nay, HTXTM có khả năng phát triển và cạnh tranh đ−ợc với các thành phần kinh tế khác ở khu vực thành thị. Đối với khu vực nông thôn, miền núi, HTXTM cần có sự hỗ trợ nhiều hơn từ phía Nhà n−ớc thì mới có thể hình thành và phát triển đ−ợc. Đối với những vấn đề nổi cộm nh− tiêu thụ nông sản cho kinh tế hộ và kinh tế trang trại, Nhà n−ớc cần phải có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ đặc biệt, thích hợp với từng vùng kinh tế, từng thời điểm và từng mặt hàng mới có thể phát huy những lợi thế của HTXTM.