Đánh giá chung về thực trạng hoạt động th−ơng mại trong các HTX NN

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và phát triển hợp tác xã thương mại ở nông thôn ở nước ta hiện nay (Trang 68 - 70)

I. hoạt động của các HTXTM.

Mô hình HTX dịch vụ chế biến tiêu thụ sản phẩm Đông D− Gia Lâm Hà Nộ

1.3.3. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động th−ơng mại trong các HTX NN

1.3.3.1. Những kết quả đã đạt đ−ợc

- Nhìn chung hoạt động th−ơng mại trong các HTXNN đ−ợc hình thành và phát triển cùng với quá trình chuyển đổi HTXNN sang hoạt động theo luật HTX. Hoạt động của HTX chủ yếu là dịch vụ cho quá trình sản xuất của kinh tế hộ xã viên và hộ nông dân, hoạt động th−ơng mại dịch vụ ngày càng đ−ợc khẳng định và là một trong những hoạt động cần thiết để duy trì và phát triển HTXNN.

- Tuy hoạt động th−ơng mại dịch vụ trong các HTXNN còn ít và đơn điệu, nhiều HTX ch−a tổ chức đ−ợc các dịch vụ này. Song hoạt động của hình thức dịch vụ này đã thu đ−ợc kết quả khá rõ nét, hiệu qủa cao nhiều HTX lợi nhuận và tích luỹ chủ yếu thu từ những hoạt động này. Đây là cơ sở vững chắc để duy trì và phát triển HTXNN.

- Tiềm năng để mở rộng hoạt động th−ơng mại dịch vụ trong HTXNN còn rất lớn và ngày càng lớn gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo h−ớng CNH, HĐH và sản xuất hàng hoá.

1.3.3.2 Những hạn chế, yếu kém

- Số HTXNN tổ chức thực hiện th−ơng mại dịch vụ còn ít, ch−a ổn định, ch−a vững chắc. Hoạt động dịch vụ của HTX còn khó khăn, quy mô và doanh số còn nhỏ. Hoạt động dịch vụ cho kinh tế hộ xã viên, hộ nông dân mới chủ yếu dừng lại ở dịch vụ đầu vào, một số khâu thiết yếu. Chất l−ợng dịch vụ ở nhiều HTX còn ch−a đáp ứng yêu cầu xã viên. Nhìn chung, hiệu quả sản xuất - kinh doanh, dịch vụ của HTX còn thấp, ch−a t−ơng xứng với tiềm năng phát triển kinh tế trong thời gian qua. HTX ch−a đủ sức cạnh tranh trên thị tr−ờng, ch−a có sức hấp dẫn, lôi cuốn xã viên và ng−ời lao động gắn bó tích cực xây dựng HTX.

- Tính nhạy bén trong kinh doanh của các HTXNN còn yếu kém, do điều hành mang tính tập thể. Mặt khác địa bàn nông thôn xa, giao thông đi lại khó khăn th−ờng bị thua thiệt trong việc mua, bán và ký hợp đồng buôn bán.

1.3.3.3 Nguyên nhân tồn tại, yếu kém

- Nền sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự cung, tự cấp; phân công lao động và sản xuất hàng hoá ch−a phát triển, dẫn đến nhu cầu mua bán trao đổi hàng hoá ch−a cao. Mặt khác, quy mô kinh tế hộ còn nhỏ bé, đất đai manh mún, lao động thiếu việc làm, thu nhập thấp dẫn đến sức mua thấp; vì vậy hoạt động th−ơng mại dịch vụ của HTXNN còn đơn điệu, quy mô hạn chế.

- Kinh doanh th−ơng mại đòi hỏi cần vốn lớn và cơ sở vật chất kho tàng cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX nghèo nàn và xuống cấp: khoa học, công nghệ ch−a phát triển lại trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị tr−ờng. Những vấn đề trên là yếu tố tác động không nhỏ đến tổ chức và hiệu quả hoạt động dịch vụ của HTX.

- Do những khó khăn lịch sử để lại nh− tình trạng quản lý yếu kém của HTX cũ đã làm cho nhiều ng−ời ấn t−ợng với tổ chức HTX. Một số vấn đề đến nay ch−a đ−ợc làm rõ nh− tài sản chung của HTX với việc phục vụ cả cộng đồng, nợ của xã viên với HTX ... ch−a đ−ợc giải quyết dứt điểm đã làm cản trở quá trình

đổi mới và phát triển HTX, nhất là các hoạt động mua, bán giữa HTXNN với hộ xã viên HTX và hộ nông dân trong địa bàn.

- Đội ngũ cán bộ quản lý HTX, đặc biệt là chủ nhiệm, kế toán tr−ởng, tr−ởng kiểm soát là yếu tố mang tính quyết định đến thành công của HTX. Tuy nhiên, đội ngũ này đang còn những bất cập, trình độ văn hoá cũng nh− trình độ chuyên môn ch−a đáp ứng yêu cầu đối với một đơn vị kinh tế tập thể, hoạt động theo cơ chế thị tr−ờng.

Khảo sát 25 HTX, tỉ lệ chủ nhiệm có trình độ trung, đại học chiếm 52%, kế toán tr−ởng 53%, tr−ởng kiểm soát 28%. Số chủ nhiệm đã qua bồi d−ỡng cơ chế quản lý HTX trong cơ chế thị tr−ờng chiếm tỉ lệ 64%. Các cán bộ quản lý khác, tổ, đội tr−ởng dịch vụ ch−a tinh thông nghiệp vụ

- Phần lớn chủ nhiệm HTX ch−a an tâm, hăng hái lãnh đạo HTX, cải tiến quản lý, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX và không ổn định. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân mức thù lao thấp (bình quân l−ơng chủ nhiệm từ 250.000đ - 400.000đ/tháng), ch−a có chế độ đãi ngộ khi đến tuổi nghỉ h−u. Mặt khác, chủ nhiệm HTX tuy do Đại hộ xã viên bầu nh−ng lại nằm trong cơ cấu lãnh đạo Đảng hoặc chính quyền cơ sở nên dễ điều động khi cần thiết.

- Vai trò hỗ trợ của Nhà n−ớc đối với HTX còn hạn chế: HTXNN chủ yếu xã viên là những hộ nông dân nghèo, tiềm năng thực lực kinh tế và năng lực cán bộ quản lý HTX còn thiếu và yếu cần phải có sự hỗ trợ của Nhà n−ớc, của các tổ chức kinh tế khác thì mới phát triển đ−ợc. Trong khi đó các doanh nghiệp Nhà n−ớc ch−a thực sự quan tâm đến HTXNN trong việc liên doanh, liên kết giúp đỡ HTX mở rộng hoạt động mà chỉ muốn làm ăn với t− nhân.

- Chính sách của Nhà n−ớc về kinh tế hợp tác nói chung ch−a tạo ra những điều kiện về hành lang pháp lý đủ mạnh, khuyến khích, tác động, thúc đẩy HTX phát triển.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và phát triển hợp tác xã thương mại ở nông thôn ở nước ta hiện nay (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)