Chuyển đổi và thành lập mới các HTXTM theo luật HT

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và phát triển hợp tác xã thương mại ở nông thôn ở nước ta hiện nay (Trang 46 - 47)

I. hoạt động của các HTXTM.

1.1.1. Chuyển đổi và thành lập mới các HTXTM theo luật HT

Ngành th−ơng mại là một trong những ngành có tỷ lệ HTX đã chuyển đổi và giải thể cao nhất (88,3%)3. So với các ngành khác, chuyển đổi các HTX trong ngành Th−ơng mại đ−ợc coi là khó khăn nhất, vì loại hình này đã bị biến dạng và tan rã nhiều trong những năm đầu thực hiện cơ chế thị tr−ờng. Tuy nhiên, với sự tác động của các cơ quan chức năng, quá trình chuyển đổi và đăng ký lại của các HTXMB theo Luật HTX ở nhiều tỉnh, thành phố đã đạt đ−ợc một số kết quả khả quan.

Tại thời điểm cuối năm 1996, cả n−ớc có 225 HTXMB thuộc diện chuyển đổi và có nguyện vọng chuyển đổi theo Luật. Đến 31/12/2000, có 202 HTX đã đ−ợc chuyển đổi và cấp đăng ký kinh doanh, chiếm tỷ lệ gần 90%, riêng các tỉnh phía Nam đã cơ bản hoàn thành.

Từ năm 1997 đến 2001, cả n−ớc có 139 HTX thành lập mới theo Luật HTX và Điều lệ mẫu HTXTM, bình quân hàng năm tăng thêm khoảng trên 30 HTX. Khu vực đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long có tỷ lệ cao nhất về số

3

Viện Quản lý Kinh tế Trung −ơng / Dự án VIE . 01-025

l−ợng các HTX thành lập mới (26,62% và 25,90%). Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Bắc có số l−ợng HTX mới thành lập ít nhất (2,16% và 1,44%). Tr−ớc khi có Luật HTX, một số tỉnh còn rất ít, thậm chí vắng bóng HTXTM nh− Hải Phòng, Hải D−ơng, nay đã phát triển mới từ 10-15 HTX. Những tỉnh miền núi có nhiều khó khăn nh− Gia Lai, Đắc Lắc, Lạng Sơn cũng đã phát triển mới đ−ợc 4 - 15 HTX.

Tính đến cuối năm 2003, không kể hàng trăm ngàn các cơ sở kinh tế hợp tác giản đơn, cả n−ớc đã có 550 HTXTM . Trong đó, các địa ph−ơng có nhiều HTX thành lập mới là Hà Giang, Cần Thơ, Yên Bái, Bắc Giang, Đắc Lắc, Đồng Tháp, Thái Nguyên, Thừa thiên Huế...

I.1.2.Đổi mới mô hình tổ chức và nâng cao trình độ quản lý HTX.

Các HTXTM đ−ợc chuyển đổi và thành lập mới theo qui định của Luật HTX và Điều lệ mẫu HTXTM, áp dụng những mô hình khác hẳn về chất so với HTXMB kiểu cũ. Về tổ chức, các HTX thuộc diện chuyển đổi, về cơ bản đã khắc phục đ−ợc những hạn chế của mô hình tổ chức trong cơ chế cũ. Các HTXTM thành lập mới chủ yếu xuất phát từ nhu cầu cần hợp tác trong kinh doanh th−ơng mại của cá nhân, hộ gia đình. Các HTX chuyển đổi và thành lập mới đều thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo đúng trình tự, thủ tục quy định của luật HTX và các văn bản h−ớng dẫn. Bộ máy quản lý HTX gọn nhẹ, thực hiện chế độ kiêm nhiệm trong một số chức danh. Trách nhiệm của chủ nhiệm, kế toán tr−ởng đ−ợc qui định cụ thể, gắn với th−ởng phạt về vật chất để khuyến khích ng−ời làm tốt, ngăn chặn những hành động tiêu cực gây thiệt hại cho HTX và xã viên. Chất l−ợng cán bộ quản lý của các HTXTM đã đ−ợc nâng cao một b−ớc. Đến nay, theo báo cáo của 210 HTXTM, đội ngũ chủ nhiệm có 51,42%, kế toán tr−ởng có 60,19%, tr−ởng ban kiểm soát có 40,75 % đã qua đào tạo từ sơ cấp đến đại học.(xem phụ lục 10)

Nhiều HTX đã tích cực khai thác các nguồn lực trong dân c− với nhiều hình thức và biện pháp khác nhau nhằm phát triển hoạt động th−ơng mại, dịch vụ, đặc biệt là nguồn lực về vốn. Ngoài nguồn lực về vốn, các HTX đã tranh thủ đ−ợc cơ sở vật chất, kỹ thuật của xã viên, các hộ kinh doanh cá thể trong và ngoài địa bàn để mở rộng mạng l−ới kinh doanh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và phát triển hợp tác xã thương mại ở nông thôn ở nước ta hiện nay (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)