Những giả định làm cơ sở phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận

Một phần của tài liệu Vận dụng phân tích chi phí để ra quyết định ngắn hạn tại công ty TNHH một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu”. (Trang 68 - 69)

II. Các bộ phận 1 Dịch vụ khách sạn 1.025.590 539.220 486.370 47,

4.2.7.Những giả định làm cơ sở phân tích mối quan hệ chi phí khối lượng lợi nhuận

- lợi nhuận

Qua phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận ở trên ta thấy việc phân tích mối quan hệ này để ra quyết định kinh doanh chỉ có thể thực hiện được khi thỏa mãn các điều kiện:

- Giá của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ sẽ không thay đổi khi mức tiêu thu thay đổi trong phạm vi cho phép.

- Chi phí có thể chia thành định phí và biến phí. Tổng định phí giữ nguyên không đổi và biến phí đơn vị cũng giữ nguyên không đổi, dù mức độ hoạt động thay đổi.

- Hiệu suất và năng suất của quá trình kinh doanh của nhân viên giữ nguyên không đổi.

- Kết cấu hàng bán giữ nguyên trong phạm vi phù hợp. - Các mức tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ cơ bản giống nhau.

Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận với những giả thiết trên có những hạn chế:

- Giả thiết mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận là quan hệ tỷ lệ nên có thể bị phá vở.

- Việc phân loại thành định phí và biến phí có thể không chính xác. - Kết cấu của hàng bán luôn thay đổi do cùng cầu trên thị trường.

- Giả thiết khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi không có ảnh hưởng của lạm phát nhưng không có nền kinh tế nào không lạm phát.

Việc am hiểu mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận (CVP) là cần thiết cho việc quản lý thành công của công ty. Phân tích CVP cho thấy được ảnh hưởng lên lợi nhuận của công ty trong sự thay đổi doanh thu, chi phí, kết cấu hàng bán và giá bán sản phẩm.

Phân tích CVP là một công cụ cho lãnh đạo công ty nhận thức rõ những quá trình thay đổi nào đó có lợi nhuận cho doanh nghiệp. Phân tích mối quan hệ CVP, cơ cấu chi phí, điểm hòa vốn là nhằm cung cấp cho lãnh đạo công ty các ý tưởng về độ nhạy cảm của lợi nhuận trước sự thay đổi của mức độ hoạt động hơn là chỉ ra một công thức tuyệt đối về cơ cấu chi phí. Quyết định quản trị của công ty sẽ còn lệ thuộc vào yếu tố dự báo, còn lệ thuộc vào sự biến động trên thị trường.

Các nội dung phân tích ở trên nêu ra một cách suy nghĩ chú không phải thủ tục tính toán máy móc.

Qua phân tích một số chỉ tiêu cơ bản ở trên ta thấy:

Trong năm 2007 công ty TNHH một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu:

- Đạt doanh thu 79.910.179.000 đ và có lãi thuần 3.831.558.000 đ và tất cả các bộ phận trong công ty đều kinh doanh có lãi. Điều này cũng nói lên rằng toàn công ty và các bộ phận trong công ty đều vượt qua điểm hòa vốn đặc biệt Cửa hàng số 2 có doanh thu an toàn đạt 18.335.352.000 đ. Vì sau điểm hòa vốn tỷ lệ tăng của doanh thu là tỷ lệ tăng của hiệu số gộp, mức tăng của hiệu số gộp là mức tăng của lãi thuần, nên tại thời điểm này nếu công ty tăng được doanh thu thì lãi thuần tăng cao hơn.

- Tỷ lệ hiệu số gộp của các Cửa hàng thương mại và Trung tâm phân phối sản phẩm ở mức thấp. Toàn công ty là 7,2% đặc biệt Trung tâm phân phối sản phẩm chỉ có 4% đây là điểm yếu của công ty cần khắc phục để nâng tỷ lệ hiệu số gộp ở mức hợp lý hơn từ 10% - 15%.

- Hệ số đòn bẩy kinh doanh thấp: toàn công ty 1,5 các Cửa hàng thương mại đều rất thấp 1,3 - 1,4 điều này rất khó cho công ty và các Cửa hàng phát triển được khi có cơ hội kinh doanh tốt. Tuy vật mức chịu ảnh hưởng của tác động không tốt tới sản xuất kinh doanh cũng hạn chế.

Một phần của tài liệu Vận dụng phân tích chi phí để ra quyết định ngắn hạn tại công ty TNHH một thành viên thương mại - dịch vụ và xuất nhập khẩu”. (Trang 68 - 69)