II. Cơ cấu lao động
11. Gin cao cấp Premium 750ml 100 93,4 6,61 12 Tondena Rhum Gold 700 ml100101,0 (1,02)
4.2.3. Phân tích cơ cấu chi phí
Qua việc phân chi phí thành định phí và biến phí giúp chúng ta thấy được cơ cấu chi phí cho toàn công ty cũng như từng nhóm hàng, mặt hàng. Nhưng trong thực tế lãnh đạo công ty ít quan tâm đến vấn đề này họ cho rằng các sản phẩm cùng doanh thu, cùng tỷ suất lợi nhuận thì hiệu quả như nhau. Điều này đúng trong điều kiện của sản phẩm đó có cùng kết cấu chi phí và không chính xác đối với các sản phẩm có kết cấu chi phí khác nhau.
Bảng 4.13. Bảng tính cơ cấu chi phí năm 2007
Đơn vị tính: 1.000 đ Mục Biến phí Định phí Tổng chi phí %BF/TCF I. Toàn công ty 74.186.380 1.892.242 76.078.621 97,51 II. Các bộ phận 1. Dịch vụ khách sạn 629.807 208.089 837.896 75,17 2. TTPPSP 18.962.249 656.572 19.618.821 96,65 3. Cửa hàng số 1 17.119.475 281.512 17.400.987 98,38 4. Cửa hàng số 2 21.116.772 378.501 21.495.273 98,24 5. Cửa hàng số 3 16.358.077 367.568 16.725.645 97,80 II. Một số mặt hàng cụ thể 1. Vang đỏ Passion 750 ml 189.690 7.761 197.451 96,07 2. Vang trắng Passion 750 ml 128.450 5.215 133.665 96,10 3. Vang Passion Clasis 750 ml 238.725 3.421 242.146 98,59 4. Brandy Gran Matador 700 ml 63.750 2.840 66.590 95,74 5. Gin cao cấp Premium 750 ml 73.536 3.180 76.717 95,85 6. Tondena Rhum Gold 700 ml 95.239 4.005 99.244 95,96 7. Tondena Rhum Silver 700 ml 157.756 3.302 161.058 97,95 8. Rhum - 2 chai (hộp quà) 77.740 3.159 80.899 96,09
9. Antonov Vodka 700 ml 117.399 4.739 122.138 96,12
10. Khác 73.732 4.949 78.681
Nhìn vào số liệu trên ta thấy:
- Biến phí của các Cửa hàng, Trung tâm phân phối sản phẩm đều có tỷ lệ rất cao trên 90% - điều này xuất phát từ loại hình kinh doanh chủ yếu là kinh doanh thương mại, việc đầu tư nhà xưởng, kho tàng và các trang thiết bị rất ít chiếm tỷ trọng nhỏ.
- Biến phí của dịch vụ khách sạn chiếm tỷ trọng 75,17% điều này là phù hợp vì đây là bộ phận kinh doanh dịch vụ khách sạn vì vậy cần phải đầu tư nhà, phòng ở các thiết bị lớn hơn.
- Đối với các sản phẩm cụ thể: ta thấy hầu hết các sản phẩm đều có tỷ lệ biến phí từ 95% - 97% cá biệt có sản phẩm có đến 99% như giấy giao việc ba màu, giấy than cửu long.
Từ đây ta biết được kết cấu chi phí của từng bộ phận, từng mặt hàng từ đó xem xét trong từng điều kiện cụ thể nên đầu tư vào bộ phận nào, mặt hàng nào trên cơ sở tuân theo nguyên tắc chung: ở bộ phận, mặt hàng có tỷ lệ định phí cao sẽ nhạy cảm với biến động của doanh thu. Nếu doanh thu tăng cùng 1 lượng như nhau thì bộ phận nào có tỷ lệ định phí cao lãi thuần sẽ tăng cao hơn và ngược lại doanh thu giảm cùng 1 lượng như nhau thi bộ phận nào, mặt hàng nào có tỷ lệ định phí cao sẽ có mức lãi thuần giảm lớn nhất.
Khi tỷ lệ định phí trong tổng chi phí thấp lãi của công ty tương đối ổn định khi doanh thu biến động. Vì vậy nếu hoạt động kinh doanh tốt, thuận lợi nhưng công ty vẫn duy trì kết cấu chi phí như vậy thì sẽ không tận dụng được cơ hội đạt lợi nhuận tối đa.