Ảnh hƣởng của 4 loại thuốc trừ sâu đến khả năng ký sinh

Một phần của tài liệu một số đặc điểm sinh học và sự mẫn cảm của ong đa phôi copidosomopsis nacoleiae (eady) (hymenoptera: encyrtidae) với một số loại thuốc trừ sâu (Trang 37 - 39)

vũ hóa của ong khi SBKS nhiễm thuốc.

a.Tác động của thuốc trừ sâu đến sự sống sót của ong đa phôi

Mục tiêu: Xác định mức độ mẫn cảm của ong đa phôi C. nacoleiae đối với 4 loại thuốc trừ sâu, bao gồm Abatimec 3.6EC, Chess 50WG, Voliam Targo 63SC, Virtako 40WG.

Phƣơng pháp: Dùng 50 µl dung dịch thuốc tráng đều thành trong của ống nghiệm (cao 7,5cm và đƣờng kính 1cm), nƣớc cất đƣợc sử dụng cho nghiệm thức đối chứng. Để ong đa phôi không bị chết do bị dính cánh lên thành ống nghiệm thì để ống nghiệm trong điều kiện phòng thí nghiệm 45–60 phút cho đến khi thấy dung dịch thuốc không đọng thành giọt lên thành ống. 5 ong đa phôi đƣợc thả vào một ống nghiệm với một miếng gòn nhỏ tẩm mật ong 10% là thức ăn cho ong. Miệng ống nghiệm đƣợc đậy bằng một mảnh vải thoáng khi nhƣng ong không thể chui ra ngoài. Thí nghiệm đƣợc lặp lại 5 lần cho từng loại thuốc.

Chỉ tiêu ghi nhận: Tỷ lệ chết của ong đa phôi ở các mốc thời gian nhƣ sau 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16 giờ sau khi xử lý thuốc. Từ đó xác định tác động của thuốc đối với OĐP.

b. Ảnh hƣởng của 4 loại thuốc trừ sâu đến khả năng ký sinh của OĐP khi trứng SCLN bị nhiễm thuốc. trứng SCLN bị nhiễm thuốc.

Mục tiêu: Xác định ảnh hƣởng của 4 loại thuốc đến pha trứng của ong đa

phôi C. nacoleiae khi trứng sâu cuốn lá nhỏ bị nhiễm thuốc.

Phƣơng pháp: Thu thành trùng SCLN ở những ruộng không phun thuốc, sau đó cho 50 thành trùng SCLN vào một hộp nhựa, trong đó có cây lúa để bƣớm có nơi chú ẩn. Về phòng thí nghiệm, thả thành trùng SCLN lên cây lúa Jasmine 85 giai đoạn 25–30 ngày để cho bƣớm đẻ trứng, cung cấp thức ăn là mật ong pha loãng 10% cho bƣớm. Hai ngày sau khi thả bƣớm, tiến hành quan sát nếu thấy có trứng sâu trên lúa thì thu lên phòng thí nghiệm, lựa chọn những trứng sắp nở (có hai mắt) để làm thí nghiệm vì giai đoạn này ong ký sinh hiệu quả nhất.

Chọn những lá có từng cụm 5 trứng và cắt hai đầu lá với độ dài đoạn lá khoảng 5cm. Dán hai đầu lá bằng băng keo để tránh lá bị héo và cong lại khi mất nƣớc. Nhúng những đoạn lá có trứng vào thuốc trong 10 giây, sử dụng nƣớc cất ở nghiệm thức đối chứng.

Hình 2.4 Quy trình khảo sát tác động của thuốc đối với khả năng ký sinh của ong C. nacoleiae (A–F)

(A: cho thành trùng SCLN đẻ trứng trên cây lúa, B: Cụm trứng SCLN sắp nở trên đoạn lá lúa đƣợc dán keo hai đầu, C: Đoạn lá lúa có trứng SCLN nhiễm thuốc trong lọ thủy tinh, D: lọ thủy tinh có trứng SCLN nhiễm thuốc và ong đa phôi, E:

ấu trùng SCLN đƣợc nuôi trong phòng thí nghiệm, F: Sâu cuốn lá đƣợc nuôi trong nhà lƣới).

Thí nghiệm đƣợc lặp lại 5 lần cho mỗi loại thuốc, mỗi lần lặp lại gồm 5 trứng. Sau đó để lá khô tự nhiên rồi cho lá vào lọ thủy tinh (cao 5cm và đƣờng kính 2cm) với mỗi nắp lọ có để bông gòn nhúng mật ong 10%. Chọn những

thành trùng ong đa phôi C. nacoleiae cái khỏe mạnh cho vào mỗi lọ 5 thành

A D F E C B

trùng ong cái. Sau 12 giờ thì lấy trứng ra khỏi lọ thủy tinh và để vào đĩa petri đã có giấy thấm ẩm đã chuẩn bị trƣớc đó. Đến khi trứng nở thì cho lúa non vào để cho sâu ăn, hai ngày thay thức ăn cho sâu một lần trong quá trình làm thí nghiệm hạn chế thấp nhất tổn thƣơng sâu tuổi 1 vì ở tuổi này sâu rất yếu. Khi sâu sang tuổi hai thì thả sâu lên cây lúa 15–20 ngày để sâu hoàn thành vòng đời dƣới điều kiện nhà lƣới. Cách thả sâu xuống cây lúa: thả riêng mỗi nghiệm thức thuốc với mỗi sâu non trên một cây lúa, dùng lồng lƣới đậy chung nhóm những cây lúa cùng nghiệm thức để bảo vệ sâu tránh bị các loài ký sinh hay ăn mồi khác tấn công.

Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ trứng không nở ở mỗi nghiệm thức và số SBKS đƣợc hình thành.

Một phần của tài liệu một số đặc điểm sinh học và sự mẫn cảm của ong đa phôi copidosomopsis nacoleiae (eady) (hymenoptera: encyrtidae) với một số loại thuốc trừ sâu (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)