Thiên địch thuộc nhóm ký sinh

Một phần của tài liệu một số đặc điểm sinh học và sự mẫn cảm của ong đa phôi copidosomopsis nacoleiae (eady) (hymenoptera: encyrtidae) với một số loại thuốc trừ sâu (Trang 29 - 30)

Ký sinh là một thành phần rất quan trọng trong phức hợp thiên địch của côn trùng gây hại cây trồng và một số loài phổ biến đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình quản lý dịch bằng phƣơng pháp sinh học. Có 43 họ của bộ cánh màng là côn trùng ký sinh, 12 họ của bộ hai cánh thuộc loài ký sinh trên động vật chân khớp và ốc sên nhƣng trong bộ hai cánh thì chỉ có một họ là Tachinidae có vai trò chính trong chƣơng trình quản lý sinh học dịch hại (Islam, 1992). Chi tiết hơn có 26 họ đã đƣợc ứng dụng cho quản lý sinh học và đa số các họ đƣợc ứng dụng nằm trong bộ Hymenoptera nhƣ Braconidae, Ichneumonidae, Eulophidae,

Pteromalidae, Encrytidae và Aphelinidae (Driesche et al., 2009; Islam, 1992).

Tuy nhiên một số họ của các bộ khác nhƣ Strepsiptera, Lepidoptera và Coleoptera cũng đƣợc ứng dụng nhƣng hiếm gặp (Islam, 1992). Trong 51 loài ký sinh trên sâu cuốn lá nhỏ ở Việt Nam thì có 4 loài ký sinh trứng thuộc hai họ Scelionidae, Braconidae. Có 13 loài ký sinh nhộng, 13 loài ký sinh bậc hai và còn lại 21 loài ký sinh giai đoạn ấu trùng (Phạm Văn Lầm, 2000).

Ở giai đoạn trứng thì vai trò tác động của ký sinh không lớn chỉ có hai loài

ong ký sinh trên trứng là Copidosomopsis nacoleiae (Eady) (Hymenoptera:

Encyrtidae) và Trichogramma japonicum Ashmead (Hymenoptera:

Trichogrammatidae). Vai trò của côn trùng ăn mồi ở giai đoạn này khá quan

trọng trong đó đóng vai trò chính là dế (Anaxipha longipennis, Metioche

vittaticollis), song song đó thì bọ rùa và bọ xít mù xanh cũng tấn công trứng sâu cuốn lá nhỏ. Giai đoạn ấu trùng và nhộng của sâu cuốn lá nhỏ cũng bị tấn công

bởi nhiều loài ong ký sinh nhƣ: Goniozus nr. trangulifar Kieffer (Hymenoptera:

Bathylidae), Cotesia angustibasis Gahan (Hymenoptera: Braconidae),

Cardiochiles philippinensis Ashmead (Hymenoptera: Braconidae), Macrocentrus philippinensis Ashmead (Hymenoptera: Braconidae), Trichomma cnaphalocrosis

Uchida (Hymenoptera: Ichneumonidae), Temelucha philippinensis Ashmead

(Hymenoptera: Ichneumonidae), Xanthopompla flavolineata Cameron

(Hymenoptera: Ichneumonidae), Tetrastichus ayyari Rohwer (Hymenoptera:

Eulophidae) (Islam, 1992). Theo Nguyễn Công Thuật (2002) nhóm ký sinh trứng

gồm các loài phổ biến nhƣ Trichogramma chilonis, Trichogramma japonicum

Trichogrammtoidae sp., ký sinh sâu non có Apateles cypris, Cardiochiles sp.,

Elasmus claripenis, Goniozus hanoiensis, Macrocentrus cnaphalocrosis,

B. lasus, Xanthopimpla enderleini, X. flavolineata, X. puntata. Theo Phạm Thị

Thùy (2004) trong các loài ký sinh trứng thì Trichogramma chilonis,

Trichogramma japonicum là hai loài có khả năng ứng dụng cao vào trong thực tế để phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ.

Theo Kraker (1994b), thiên địch ký sinh (Hymenoptera) thể hiện vai trò

không rõ rệt, với sáu loài ong, bao gồm Goniozus sp., Macrocentrus

philippinensis, Cardiochiles philippinensis, Copidosomopsis nacoleiae,

Temelucha philippinensisTrichomma cnaphalocrocis. Cũng ở Philippines, Ooi và Shepard (1994) đã ghi nhận có hai loài côn trùng ký sinh chính lên trứng

sâu cuốn lá nhỏ là Copidosomopsis nacoleiae (Eady) (Hymenoptera: Encyrtidae)

Trichogramma spp., giai đoạn ấu trùng và nhộng của sâu cuốn lá nhỏ bị nhiều loài ký sinh với khoảng 32 loài trên ấu trùng và 8 loài trên nhộng. Tỷ lệ ký sinh lên sâu cuốn lá nhỏ trên những cánh đồng lúa của IRRI là khoảng 40%, gần bằng với các tỉnh Laguna (Philippines), từ 4904 ấu trùng sâu cuốn lá nhỏ thu đƣợc thì

đã phát hiện 15 loài ký sinh thuộc 9 họ. Theo khảo sát của Baby Rani et al.

(2007) về tỉ lệ ký sinh của ong ký sinh lên sâu cuốn lá nhỏ ở Tamil Nadu của Ấn

Độ thì có 25% sâu cuốn lá bị ký sinh với tỉ lệ cao nhất thuộc về họ Brachymeria (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sp. (6,5%) và các loài còn lại gồm Cardiochiles philippinesnsis (3,4%), ong ký

sinh đa phôi Copidosomopsis nacoleia chiếm (3,1%), Apanteles sp. (3,1%),

Xanthopimpla flavolineata (0,7%), Goniozus sp. (0,8%), Trichomma cnaphalocrocis (3,3%), Macrocentus philippinesnsis (2,0%) và Trichogramma

spp. (3,0%).

Một phần của tài liệu một số đặc điểm sinh học và sự mẫn cảm của ong đa phôi copidosomopsis nacoleiae (eady) (hymenoptera: encyrtidae) với một số loại thuốc trừ sâu (Trang 29 - 30)