Sự lƣu tồn của 4 loại thuốc trừ sâu và tác động của sự lƣu tồn thuốc

Một phần của tài liệu một số đặc điểm sinh học và sự mẫn cảm của ong đa phôi copidosomopsis nacoleiae (eady) (hymenoptera: encyrtidae) với một số loại thuốc trừ sâu (Trang 60 - 63)

a. Tính độc của 4 loại thuốc trừ sâu đối với ong đa phôi C nacoleiae

3.2.2.2Sự lƣu tồn của 4 loại thuốc trừ sâu và tác động của sự lƣu tồn thuốc

thuốc đến sự sống sót của ong đa phôi C. nacoleiae (Eady).

Bảng 3.10 Thời gian lƣu tồn và tác động của sự lƣu tồn thuốc đến sự sống sót của ong đa phôi C. nacoleiae.

(TºC: 26–30; RH%: 56–84)

Thời gian lƣu tồn của thuốc

Tỷ lệ chết (%) của ong đa phôi Abatimec 3.6EC Chess 50WG Virtako 40WG Voliam Targo 63SC 5 ngày 57,8 a 50,6 b 98,3 92,2 a 10 ngày 33,5 ab 77,0 a 94,8 30,1 b 15 ngày 8,3 b 76,9 a 90,7 27,6 b CV% 41,2 10,7 11,7 24,2 Mức ý nghĩa * * ns *

Trong cùng một cột, các số có cùng chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua kiểm định Duncan. (ns): không khác biệt, (*): khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

Để khảo sát ảnh hƣởng lƣu tồn 4 của loại thuốc trừ sâu trên cây lúa đến sự sống sót của ong đa phôi chúng tôi tiến hành thí nghiệm thả ong đa phôi lên

lúa đã đƣợc phun thuốc trƣớc đó ở các thời gian khác nhau. Kết quả thí nghiệm (bảng 3.10) ghi nhận các loại thuốc khảo sát trong thí nghiệm đều có độ lƣu tồn biến động từ thấp đến cao.

Với thuốc đã đƣợc lƣu tồn 5 ngày tỷ lệ chết của OĐP ở nghiệm thức Abatimec là 57,8%, tỷ lệ này giảm rất nhanh và hầu nhƣ không đáng kể vào thời điểm thuốc đã lƣu tồn 15 ngày (8,3%).

Sự lƣu tồn của Voliam Targo cũng giảm nhanh chóng đối với ong đa phôi vào 10 ngày kể từ lúc thuốc đƣợc phun lên cây lúa. Cụ thể, tỷ lệ ong chết của Voliam Targo ở mức khá cao 92,2% với thuốc lƣu tồn 5 ngày và 30,1% với thuốc lƣu tồn 10 ngày.

Tính độc của Chess rất biến động, với thuốc đã đƣợc lƣu tồn 5 ngày thì tỷ lệ chết của ong đa phôi là 50,6%, sau đó tăng lên với tỷ lệ ong chết là 77% khi thuốc đã đƣợc lƣu tồn 10 ngày và tiếp tục kéo dài, tỷ lệ ong chết trên nghiệm thức thuốc đã đƣợc lƣu tồn 15 ngày vẫn còn rất cao (76,9%).

Tính độc của Virtako rất cao đối với OĐP, mặc dù sau 15 ngày lƣu tồn mà tỷ lệ OĐP chết vẫn còn ở mức 90,7% và không khác biệt có ý nghĩa đối với thời điểm 5 ngày sau khi lƣu tồn.

Bảng 3.11 Thời gian lƣu tồn và tác động lƣu tồn của một số loại thuốc trừ sâu đến sự sống sót của OĐP.

(TºC: 26–30; RH%: 56–84)

Nghiệm thức Nồng độ

(ppm)

Tỷ lệ (%) chết của ong đa phôi ở các thời điểm thuốc lƣu tồn khác nhau

5 ngày 10 ngày 15 ngày

Abatimec 3.6EC 4166 57,8 b 33,5 c 8,3 b Chess 50WG 1500 50,6 b 77,0 b 76,9 a Virtako 40WG 375 98,3 a 94,8 a 90,7 a Voliam Targo 63SC 3750 92,2 a 31,1 c 27,6 b CV% 15,11 12,08 30,29 Mức ý nghĩa * * *

Trong cùng một cột, các số có cùng chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua kiểm định Duncan. (ns): không khác biệt, (*): khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

Nhìn chung, ở thời điểm 5 ngày sau khi phun thuốc trên cây lúa, tất cả các loại thuốc vẫn có tác động khá cao đến OĐP, trong đó Virtako và Voliam

Targo có tác động mạnh nhất với tỷ lệ chết của OĐP lần lƣợt là 98,3% và 92,2%, khác biệt có ý nghĩa với hai loại thuốc còn lại là Abatimec (57,8%) và Chess (50,6%). Tính độc của tất cả các loại thuốc đều có khuynh hƣớng giảm với thời gian lƣu tồn của thuốc.

Đối với các loại thuốc đã đƣợc lƣu tồn 10 ngày thì tỷ lệ chết của Abatimec, Chess, Virtako, Voliam Targo chỉ còn lần lƣợt là 33,5%, 77%, 94,8% và 30,1% và đối với thuốc đã lƣu tồn 15 ngày thì thuốc gần nhƣ không còn có tác động ở nghiệm thức thuốc Abatimec (tỷ lệ chết là 8,3%) và ở nghiệm thức thuốc Voliam chỉ còn 27,6% ong chết.

Kết quả cho thấy trong 4 loại thuốc khảo sát, Virtako và Chess có mức độ lƣu tồn khá cao trên các cây lúa đã đƣợc phun thuốc trƣớc đó 15 ngày, tác động của thuốc vẫn còn rất cao với tỷ lệ chết của OĐP vẫn còn lên đến 90,7% (Virtako) và 76,9% (Chess). Hai loại thuốc còn lại có độ lƣu tồn thấp, đặc biệt là Abatimec.

Hình 3.14 Tỷ lệ chết của ong đa phôi ở các thời điểm thuốc lƣu tồn khác nhau.

CHƢƠNG IV

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu một số đặc điểm sinh học và sự mẫn cảm của ong đa phôi copidosomopsis nacoleiae (eady) (hymenoptera: encyrtidae) với một số loại thuốc trừ sâu (Trang 60 - 63)