Thiên địch ký sinh và ăn mồi có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh sự gia tăng mật số của sâu cuốn lá nhỏ trên lúa. Thiên địch có thể tấn công các giai đoạn phát triển của sâu cuốn lá, mặc dù sâu cuốn lá thƣờng đƣợc bảo vệ trong cuốn lá nhƣng đối với sự tấn công của thiên địch thì không phải là quá khó (Islam, 1992). Theo Phạm Văn Lầm (2000), sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng lúa có khoảng 72 loài côn trùng thiên địch bao gồm 51 loài ký sinh và 21 loài thiên địch ăn mồi. Nguyễn Công Thuật (2002) đã ghi nhận có khoảng 50 loài thiên địch của
sâu cuốn lá nhỏ đã đƣợc xác định ở Việt Nam, trong đó có khoảng 2/3 các ký sinh, còn lại là các loài bắt mồi. Theo nghiên cứu của Kraker (1996a) thành phần thiên địch của sâu cuốn lá nhỏ bao gồm 74 loài ăn mồi, hai loài tuyến trùng, về bệnh trên côn trùng thì có 12 loại bệnh tấn công sâu cuốn lá nhỏ. Đặc biệt thành phần côn trùng ký sinh lên SCLN rất đa dạng lên đến 116 loài. Ngoài ra, vi
khuẩn Bacillus thuringiensis và Grannulosis virus cũng gây bệnh lên SCLN.
Trứng SCLN có thể bị ăn bởi nhện ăn mồi Blattisocius tarsalis (Dobie et al.,
1996). Ở Philippines có 10 loài thiên địch rất phổ biến trên sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis, Marasmia patnalis). Còn ở Thái Lan thì con số này là 12 loài, chung cho vùng Đông Nam Á có 16 loài thiên địch quan trọng trên sâu cuốn lá nhỏ (Phạm Văn Lầm, 2002b). Theo Kraker (1996a) ở vùng Laguna của Philippines, tỷ lệ chết của trứng sâu cuốn lá nhỏ ngoài đồng trung bình là khoảng 60%, trong đó khoảng 15% trứng bị ký sinh, 2,5% trứng bị hƣ không thể nở, còn lại khoảng 42,5% trứng biến mất, tỷ lệ này có liên quan chặt chẽ đến số lƣợng côn trùng ăn mồi hiện diện trong ruộng lúa đó nhƣ dế, bọ rùa, muồm muỗm, kiến ba khoang. Hà Quang Hùng (2008) ghi nhận ở giai đoạn sâu non, nhộng SCLN bị
các loài ong (Temelucha stangly, Xanthopimla punctata, X. flavolineata,
Copidosomopsis sp. …) ký sinh với tỷ lệ cao (80–100%).