Voliam Targo 63SC

Một phần của tài liệu một số đặc điểm sinh học và sự mẫn cảm của ong đa phôi copidosomopsis nacoleiae (eady) (hymenoptera: encyrtidae) với một số loại thuốc trừ sâu (Trang 32)

Sản phẩm của công ty Syngenta Vietnam Ltd. Hoạt chất: Chlorantraniliprole + Abamectin

Liều dùng: 0,6 lít/ha dung để trừ sâu tơ trên bắp cải, với lƣợng nƣớc phun 400–500 lít /ha. Phun khi sâu mới chớm xuất hiện, phun lại khi thời tiết thuận lợi cho sâu phát triển sau 7–10 ngày.

Thời gian cách ly 5 ngày trƣớc khi thu hoạch. (nguồn trực tiếp trên nhãn thuốc).

CHƢƠNG II

PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP 2.1 PHƢƠNG TIỆN

2.1.1Đối tƣợng nghiên cứu

Ong đa phôi Copidosomopsis nacoleic (Eady).

2.1.2Thời gian và địa điểm thực hiện:

Thí nghiệm đƣợc thực hiện từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 7 năm 2014, tại phòng thí nghiệm Côn trùng và nhà lƣới bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trƣờng Đại học Cần Thơ và một số địa bàn các tỉnh lân cận (Vĩnh Long, Kiên Giang, An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp và Tp Cần Thơ).

2.1.3Vật liệu dùng trong thí nghiệm

Dụng cụ gồm có: Chậu nhựa để trồng lúa và bắt sâu cuốn lá nhỏ, vợt bắt côn trùng, mùng lƣới, lồng lƣới hình hộp (40 x 60cm), lồng lƣới hình trụ (20 x 40cm), đĩa petri, lọ thủy tinh (2,5 x 5cm), ống nghiệm (1 x 7,5cm), beaker, hộp plastic hình trụ (12 x 15cm), máy ảnh kĩ thuật số, nhiệt kế, ẩm kế, micropipet, cọ, kéo, kính lúp, thƣớc, băng keo, bút lông, bông gòn, mảnh vải hình chữ nhật với kích thƣớc là 4 x 4cm, giấy thấm, khay nhựa.

Vật liệu: Lúa Jasmine 85, nƣớc, mật ong pha loãng 10%, các loại thuốc trừ sâu: Abatimec 3.6EC, Voliam Targo 63SC, Virtako 40WG, Chess 50WG.

2.1.4Chuẩn bị vật liệu cơ bản cho thí nghiệm:

Chuẩn bị lúa cho thí nghiệm: Lúa Jasmine 85 đƣợc trồng trong chậu nhỏ với nhiều đợt nối tiếp nhau, để luôn có lúa ở giai đoạn 10–20 ngày dùng làm thí nghiệm (hình 2.1).

Chuẩn bị nguồn ong đa phôi C. nacoleiae (hình 2.2): Ấu trùng sâu cuốn lá nhỏ đƣợc thu hoàn toàn ngẫu nhiên trên ruồng ở nhiều địa bàn khác nhau với điều kiện là ruộng đó không phun thuốc trừ sâu trƣớc đó ít nhất 15 ngày, chủ yếu thu sâu có tuổi 4–5 để sâu có sức sống mạnh, ít hao hụt trong quá trình nuôi trong phòng thí nghiệm. Mỗi hộp nhựa thu tối đa 50 ấu trùng sâu, trong quá trình thu mẫu cho vào hộp một ít lá lúa và đặt những hộp sâu đã thu dƣới gốc lúa để tránh sâu bị chết do quá nóng. Sau khi thu sâu đem về phòng thí nghiệm nuôi, thay thức ăn hằng ngày cho sâu bằng lúa Jasmine 85 cho đến khi thấy sâu bắt đầu hóa nhộng thì ngƣng cung cấp thức ăn. Theo dõi quá trình phát triển của sâu sau đó tách riêng sâu không bị ký sinh và sâu bị ký sinh, tách chúng ra khỏi bao nhộng và để vào đĩa petri có giấy ẩm đƣợc chuẩn bị sẵn. Chờ đến khi các SBKS của ong

C. nacoleiae chuyển sang màu đen và các thành trùng ong bên trong động đậy thì để một SBKS vào một lọ thủy tinh riêng biệt, có kèm theo một đoạn ngắn lá lúa

tƣơi để duy trì ẩm độ tự nhiên và chờ đến khi ong C. nacoleiae vũ hóa để làm thí

nghiệm.

Hình 2.2 Quy trình chuẩn bị nguồn ong C. nacoleiae cho các thí nghiệm (A–D).

B: Nuôi ấu trùng SCLN trong phòng thí nghiệm

A: Thu ấu trùng SCLN ngoài đồng

D: Tách riêng SBKS vào từng lọ thủy tinh trƣớc lúc OĐP gần vũ hóa

C: Phân loại SCLN bị ký sinh và không bị ký sinh

Bảng 2.1 Nồng độ sử dụng các loại thuốc trong khảo sát tính độc của thuốc.

Tên thuốc Hoạt chất Nồng độ thuốc (ppm)

Abatimec 3.6EC Abamectin 4166

Chess 50WG Pymetrozine 1500

Voliam Targo 63SC Chlorantraniliprole +

Abamectin 3750

Virtako 40WG Chlorantraniliprole +

Thiamethoxam 375 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2 PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN

2.2.1 Khảo sát một số đặc điểm sinh học của ong đa phôi C. nacoleiae trong điều kiện phòng thí nghiệm. điều kiện phòng thí nghiệm.

2.2.1.1 Thời gian phát triển vòng đời của ong đa phôi.

Chọn 100 trứng sắp nở của sâu cuốn lá nhỏ (trứng có hai mắt màu đen đƣợc hình thành bên trong), chia trứng ra 5 nhóm (20 trứng/nhóm). Thả 20 ong đa phôi vào mỗi nhóm, 12 giờ sau khi thả ong cho nhóm trứng vào đĩa petri chờ cho đến khi trứng nở. Sau khi trứng nở cho sâu ăn lá lúa non ngay. Đến khi sâu non phát triển cứng cáp (sâu sang tuổi 2) thì nuôi sâu trên các chậu lúa (lúa giai đoạn 15 đến 20 ngày tuổi) trong điều kiện nhà lƣới. Mỗi cây lúa chỉ thả một sâu để đảm bảo sâu có đủ thức ăn, các chậu lúa sau đó đƣợc đặt vào lồng lƣới để sâu không bị các loài ký sinh hay ăn mồi khác tấn công. Theo dõi quá trình phát triển của sâu non cho đến khi thấy SCLN hóa nhộng (sâu không bị ký sinh). Khoảng 1–2 ngày sau đó tiến hành thu tất cả nhộng SCLN và SBKS để khảo sát. Để riêng từng nghiệm thức nhƣ ban đầu vào đĩa petri có giấy ẩm. Sau khi ong vũ hóa cho ong ăn mật ong pha loãng 10% và thả ong vào trứng sâu cuốn lá để quan sát sự ký sinh của OĐP lên trứng SCLN. Sau đó để trứng SCLN bị nhiễm ký sinh phát triển cho đến khi ong vũ hóa.

Từ các SCLN đã bị nhiễm ong đa phôi, tiến hành giải phẩu sâu từ giai đoạn sâu tuổi nhỏ để quan sát sự phát triển và thời gian phát dục của ấu trùng ong bên trong cơ thể sâu. Đối với trứng SCLN đã nhiễm ký sinh giải phẩu 3 lần (mỗi lần 5 trứng SCLN) để quan sát trứng ong đa phôi bên trong. Vào giai đoạn ấu trùng SCLN bị nhiễm ký sinh 2–3 ngày, giải phẩu 5 ấu trùng để quan sát sự phát triển của ấu trùng ong đa phôi bên trong cơ thể SCLN cho đến khi ong vũ hóa.

Chỉ tiêu ghi nhận: Thời gian các giai đoạn phát triển, vòng đời, tập tính, đặc điểm ký sinh của ong đa phôi.

Hình 2.3 Quy trình nhân nuôi sâu cuốn lá bị nhiễm ong đa phôi (A - D)

(A: Cho ong đa phôi ký sinh lên trứng SCLN, B: Ấu trùng SCLN nở từ trứng bị ký sinh, C: Ấu trùng SCLN nhiễm ký sinh đƣợc nuôi

trong nhà lƣới, D: SCLN bị ký sinh bởi ong đa phôi).

2.2.1.2Sự sinh sản

Mục tiêu: Xác định số trứng mà ong đa phôi có thể đẻ và tỷ lệ đực cái của ong đa phôi.

Phƣơng pháp:

Tỷ lệ đực cái: Quan sát trên 30 SBKS thu ngẫu nhiên ngoài đồng, ghi nhận số lƣợng con đực và cái, tỷ lệ vũ hóa, số lƣợng ong trên một SBKS, tuổi thọ thành trùng sau khi vũ hóa.

Xác định khả năng ký sinh: Thí nghiệm đƣợc tiến hành với 5 lần lặp lại,

mỗi lần lặp lại là 20 trứng sâu cuốn lá nhỏ và một thành trùng ong C. nacoleiae

cái. Sau khi ong C. nacoleiae vũ hóa thì cho ong ăn mật ong pha loãng 10%. Để

ong ăn khoảng 1 giờ sau thì cho một thành trùng ong vào lọ thủy tinh có 20 trứng sâu cuốn lá nhỏ. Đến khi ong chết thì lấy trứng SCLN đƣợc ký sinh ra và nuôi cho đến khi trứng SCLN nở, sau đó ấu trùng đƣợc nuôi cho đến khi ong đa phôi vũ hóa. Ghi nhận số lƣợng sâu bị ký sinh đƣợc hình thành từ đó xác định khả năng đẻ trứng của OĐP.

A B

2.2.2Tác động của một số loại thuốc trừ sâu đến ong đa phôi. 2.2.2.1 Trong điều kiện phòng thí nghiệm. 2.2.2.1 Trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Thí nghiệm ảnh hƣởng của thuốc đến ong đa phôi bao gồm: ảnh hƣởng trực tiếp của thuốc lên thành trùng ong đa phôi, tác động của thuốc đến khả năng ký sinh của OĐP khi trứng SCLN bị nhiễm thuốc và ảnh hƣởng của thuốc đến tỷ lệ vũ hóa của ong khi SBKS nhiễm thuốc.

a.Tác động của thuốc trừ sâu đến sự sống sót của ong đa phôi

Mục tiêu: Xác định mức độ mẫn cảm của ong đa phôi C. nacoleiae đối với 4 loại thuốc trừ sâu, bao gồm Abatimec 3.6EC, Chess 50WG, Voliam Targo 63SC, Virtako 40WG.

Phƣơng pháp: Dùng 50 µl dung dịch thuốc tráng đều thành trong của ống nghiệm (cao 7,5cm và đƣờng kính 1cm), nƣớc cất đƣợc sử dụng cho nghiệm thức đối chứng. Để ong đa phôi không bị chết do bị dính cánh lên thành ống nghiệm thì để ống nghiệm trong điều kiện phòng thí nghiệm 45–60 phút cho đến khi thấy dung dịch thuốc không đọng thành giọt lên thành ống. 5 ong đa phôi đƣợc thả vào một ống nghiệm với một miếng gòn nhỏ tẩm mật ong 10% là thức ăn cho ong. Miệng ống nghiệm đƣợc đậy bằng một mảnh vải thoáng khi nhƣng ong không thể chui ra ngoài. Thí nghiệm đƣợc lặp lại 5 lần cho từng loại thuốc.

Chỉ tiêu ghi nhận: Tỷ lệ chết của ong đa phôi ở các mốc thời gian nhƣ sau 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16 giờ sau khi xử lý thuốc. Từ đó xác định tác động của thuốc đối với OĐP.

b. Ảnh hƣởng của 4 loại thuốc trừ sâu đến khả năng ký sinh của OĐP khi trứng SCLN bị nhiễm thuốc. trứng SCLN bị nhiễm thuốc.

Mục tiêu: Xác định ảnh hƣởng của 4 loại thuốc đến pha trứng của ong đa

phôi C. nacoleiae khi trứng sâu cuốn lá nhỏ bị nhiễm thuốc.

Phƣơng pháp: Thu thành trùng SCLN ở những ruộng không phun thuốc, sau đó cho 50 thành trùng SCLN vào một hộp nhựa, trong đó có cây lúa để bƣớm có nơi chú ẩn. Về phòng thí nghiệm, thả thành trùng SCLN lên cây lúa Jasmine 85 giai đoạn 25–30 ngày để cho bƣớm đẻ trứng, cung cấp thức ăn là mật ong pha loãng 10% cho bƣớm. Hai ngày sau khi thả bƣớm, tiến hành quan sát nếu thấy có trứng sâu trên lúa thì thu lên phòng thí nghiệm, lựa chọn những trứng sắp nở (có hai mắt) để làm thí nghiệm vì giai đoạn này ong ký sinh hiệu quả nhất.

Chọn những lá có từng cụm 5 trứng và cắt hai đầu lá với độ dài đoạn lá khoảng 5cm. Dán hai đầu lá bằng băng keo để tránh lá bị héo và cong lại khi mất nƣớc. Nhúng những đoạn lá có trứng vào thuốc trong 10 giây, sử dụng nƣớc cất ở nghiệm thức đối chứng.

Hình 2.4 Quy trình khảo sát tác động của thuốc đối với khả năng ký sinh của ong C. nacoleiae (A–F) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(A: cho thành trùng SCLN đẻ trứng trên cây lúa, B: Cụm trứng SCLN sắp nở trên đoạn lá lúa đƣợc dán keo hai đầu, C: Đoạn lá lúa có trứng SCLN nhiễm thuốc trong lọ thủy tinh, D: lọ thủy tinh có trứng SCLN nhiễm thuốc và ong đa phôi, E:

ấu trùng SCLN đƣợc nuôi trong phòng thí nghiệm, F: Sâu cuốn lá đƣợc nuôi trong nhà lƣới).

Thí nghiệm đƣợc lặp lại 5 lần cho mỗi loại thuốc, mỗi lần lặp lại gồm 5 trứng. Sau đó để lá khô tự nhiên rồi cho lá vào lọ thủy tinh (cao 5cm và đƣờng kính 2cm) với mỗi nắp lọ có để bông gòn nhúng mật ong 10%. Chọn những

thành trùng ong đa phôi C. nacoleiae cái khỏe mạnh cho vào mỗi lọ 5 thành

A D F E C B

trùng ong cái. Sau 12 giờ thì lấy trứng ra khỏi lọ thủy tinh và để vào đĩa petri đã có giấy thấm ẩm đã chuẩn bị trƣớc đó. Đến khi trứng nở thì cho lúa non vào để cho sâu ăn, hai ngày thay thức ăn cho sâu một lần trong quá trình làm thí nghiệm hạn chế thấp nhất tổn thƣơng sâu tuổi 1 vì ở tuổi này sâu rất yếu. Khi sâu sang tuổi hai thì thả sâu lên cây lúa 15–20 ngày để sâu hoàn thành vòng đời dƣới điều kiện nhà lƣới. Cách thả sâu xuống cây lúa: thả riêng mỗi nghiệm thức thuốc với mỗi sâu non trên một cây lúa, dùng lồng lƣới đậy chung nhóm những cây lúa cùng nghiệm thức để bảo vệ sâu tránh bị các loài ký sinh hay ăn mồi khác tấn công.

Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ trứng không nở ở mỗi nghiệm thức và số SBKS đƣợc hình thành.

c.Ảnh hƣởng của 4 loại thuốc đến khả năng vũ hóa của OĐP khi sâu cuốn lá nhỏ nhiễm đa phôi bị nhiễm thuốc. nhỏ nhiễm đa phôi bị nhiễm thuốc.

Mục tiêu: Xác định ảnh hƣởng của 4 loại thuốc Abatimec 3.6EC, Chess 50WG, Voliam Targo 63SC, Virtako 40WG đến khả năng sống sót của ong ký

sinh C. nacoleiae khi SCLN đã bị ký sinh bị nhiễm thuốc.

Phƣơng pháp: Thí nghiệm đƣợc thực hiện trên những SCLN đã bị OĐP ký sinh. Chọn SBKS tƣơng đối đồng đều về tuổi. Thí nghiệm đƣợc lặp lại 3 lần cho từng loại thuốc, mỗi lần lặp lại là 3 SCLN đã bị ký sinh. Nhúng SCLN này vào từng loại thuốc khảo sát trong 10 giây, sử dụng nƣớc cất cho nghiệm thức đối chứng. Sau đó quan sát tỷ lệ sống sót và thời gian sống sót của OĐP sau khi vũ hóa.

2.2.2.2 Trong điều kiện nhà lƣới

a. Tính độc của 4 loại thuốc trừ sâu đối với ong đa phôi C. nacoleiae.

Mục tiêu thí nghiệm: Xác định sự mẫn cảm của ong đa phôi C. nacoleiae

đối với 4 loại thuốc (bao gồm Abatimec 3.6EC, Chess 50WG, Voliam Targo 63SC, Virtako 40WG) khi xử lý thuốc trên cây lúa.

Phƣơng pháp: Thuốc ở nồng độ khuyến cáo đƣợc phun đều lên những những chậu lúa Jasmine 85 (15–20) ngày tuổi bằng máy phun thuốc tự động với thời gian 5 giây, sử dụng nƣớc cất cho nghiệm thức đối chứng. Những chậu lúa sau khi phun thuốc đƣợc để khô tự nhiên trong nhà lƣới khoảng 1– 2 giờ, sau đó mỗi chậu lúa đƣợc để vào hộp nhựa (12 x15cm). Thí nghiệm đƣợc lặp lại 3 lần cho mỗi loại thuốc, mỗi lần lặp lại là 3 chậu lúa (9 chậu lúa cho một nghiệm thức) đã phun thuốc. Thả vào mỗi hộp nhựa có lúa đã đƣợc phun thuốc 40 ong đa phôi khỏe mạnh, sau đó đậy hộp nhựa lại bằng một mảnh vải để ngăn ong thoát

ra ngoài nhƣng thoáng khí, cùng với cục bông gòn có thấm mật ong pha loãng 10% làm thức ăn cho ong đƣợc treo bên trong hộp.

Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ ong đa phôi chết vào các thời điểm 6, 12 và 24 giờ sau khi thả ong vào. Khi lấy chỉ tiêu chọn ngẫu nhiên ba hộp nhựa trong 9 hộp nhựa của 1 nghiệm thức, sau khi ghi nhận chỉ tiêu thì bỏ lần lặp lại đó.

Hình 2.5 Hộp nhựa (có cây lúa) đƣợc chuẩn bị cho các khảo sát về tác động của thuốc trừ sâu đối với

ong đa phôi trong điều kiện nhà lƣới.

b. Sự lƣu tồn của 4 loại thuốc trừ sâu và ảnh hƣởng của sự lƣu tồn thuốc đến sự sống sót của ong đa phôi.

Mục tiêu thí nghiệm: Xác định sự lƣu tồn của 4 loại thuốc (bao gồm Abatimec 3.6EC, Chess 50WG, Voliam Targo 63SC, Virtako 40WG) trên cây

lúa và sự ảnh hƣởng của sự lƣu tồn thuốc đến sự sống sót của ong đa phôi C.

nacoleiae trong điều kiện nhà lƣới.

Phƣơng pháp: Thí nghiệm đƣợc chuẩn bị tƣơng tự nhƣ thí nghiệm “tính độc của thuốc đối với ong đa phôi trên cây lúa”. Tuy nhiên khảo sát đƣợc thực hiện ở 3 thời điểm lƣu tồn của thuốc là 5, 10 và 15 ngày.

Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ sống sót của thành trùng ong đa phôi C. nacoleiae

ở thời điểm 12 giờ sau khi thả ong lên cây lúa đã đƣợc phun thuốc từ 5 ngày, 10 ngày và 15 ngày trƣớc đó.

Xử lý số liệu:

Số liệu đƣợc xử lý bằng Excel. Phân tích thống kê bằng phần mềm MSTATC. Số liệu (% ) đƣợc đổi sang arcsin trƣớc khi phân tích thống kê.

Tính độc của thuốc đƣợc xác định qua độ hữu hiệu của thuốc. Độ hữu hiệu (%) đƣợc xác định bằng công thức Abbott. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG III

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA ONG ĐA PHÔI

COPIDOSOMOPSIS NACOLEIAE

3.1.1 Đặc điểm phát triển và mối liên hệ giữa ký sinh và ký chủ.

Bảng 3.1: Sự liên hệ giữa thời gian phát triển của ong đa phôi C. nacoleiae

(Eady) với ký chủ Cnaphalocrosis medinalis Guenée trên giống lúa Jasmine 85 trong điều kiện nhà lƣới.

(TºC: 23 – 29; RH%: 51 – 85)

Ngày sau khi trứng đƣợc đẻ

Các giai đoạn phát triển của ký sinh (OĐP) và ký chủ (SCLN)

KCBKS KCKBKS Ký sinh (OĐP) 1–3 Trứng Trứng Trứng 4–11 Ấu trùng tuổi 1, 2, 3 Ấu trùng tuổi 1, 2, 3 Trứng phân cắt

Ấu trùng bảo vệ xuất hiện và phát triển 12–18 Ấu trùng tuổi 4, 5 Ấu trùng tuổi 4, 5 Ấu trùng sinh sản nở ra từ trứng Ấu trùng bảo vệ biến mất

19–22 Nhộng Ấu trùng tuổi 5

Một phần của tài liệu một số đặc điểm sinh học và sự mẫn cảm của ong đa phôi copidosomopsis nacoleiae (eady) (hymenoptera: encyrtidae) với một số loại thuốc trừ sâu (Trang 32)