Vùng văn hóa duyên hải Trung và Nam Trung Bộ 1 Đặc điểm về tự nhiên, lịch sử và cư dân

Một phần của tài liệu Bài giảng: Các vùng văn hóa Việt Nam (Trang 25 - 26)

2.5.1. Đặc điểm về tự nhiên, lịch sử và cư dân

Vùng văn hóa Trung và Nam Trung Bộ là địa bàn thuộc đồng bằng các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.

Trung Trung Bộ hội tụ các loại địa hình rừng núi, đồng bằng, biển đan cài vào nhau. Rừng núi chiếm diện tích khá lớn, nhiều nơi núi còn nhô ra sát biển, bao lấy cả ba mặt đồng bằng.

Về phương diện địa hình, các tỉnh thuộc Nam Trung Bộ là chuỗi các đồng bằng nhỏ hẹp nối tiếp nhau, nằm kẹp giữa một bên là các cồn cát ven biển phía Đông Nam và đồi núi ở phía Bắc và Tây Bắc của sơn nguyên Lâm Đồng và Đồng Nai. Ở Ninh Thuận, Bình Thuận, nếu dừng ở đồng bằng, ta có cảm giác núi non bao bọc xung quanh, dạng như đồng bằng lòng chảo, ba mặt là núi, duy nhất một mặt phía Đông Nam là biển. Địa hình núi non kể trên vừa che chắn gió mùa Đông Bắc và Tây Nam, góp phần tạo nên khí hậu khô hạn vùng này.

Hệ thống sông ngòi cực Nam Trung Bộ đều bắt nguồn từ hệ thống núi non ở sơn nguyên Lâm Đồng chảy xuôi về lòng chảo đồng bằng ven biển, như sông Dinh, sông Pha, sông Cái, sông Ma Lâm, sông Quao… Sông chảy ngoằn nghoèo, độ dốc không lớn, phù sa nghèo lắng đọng trong lòng chảo, ít đổ ra biển nên độ bồi phủ của các con sông ở đây thường thấp.

Một kiểu cảnh quan đồng bằng được tạo nên chủ yếu bằng cát biển, cùng với nó là kiểu khí hậu khắc nghiệt càng làm tăng thêm tính chất khô hạn của vùng này.

Về mặt lịch sử, đây là vùng đất giao thoa giữa văn hóa Đông Sơn và văn hóa Sa Huỳnh, giữa Sa Huỳnh với Chăm cổ, cùng như giữa Chămpa với Đại Việt.

Với những hiểu biết hiện nay, các nhà khảo cổ học đã có thể nói tới những dấu hiệu đầu tiên của con người ở vùng đất này từ thời đá cũ, với di chỉ Gò Trá (Quảng Ngãi), tương đương với niên đại của văn hóa Núi Đọ (Thanh Hóa) hay Hang Gòn, Gia Tân (Đồng Nai). Tuy nhiên, phải tới hậu kỳ đá mới và sơ kỳ đồ đồng với các di tích văn hóa Sa Huỳnh thì dấu tích con người ở vùng này mới thực sự trở nên phổ biến.

Giới nghiên cứu đã nói nhiều tới chủ nhân của văn hóa Sa Huỳnh là cư dân nói ngôn ngữ Nam Đảo, họ sinh sống ở ven biển nước ta vào thời kì kim khí.

Quá trình Nam tiến của người Việt bắt đầu từ thời Nhà Lý đã thực sự tác động tới quá trình lịch sử, bức tranh di cư và quá trình văn hóa của miền Trung. So với những người di dân vào Nam Bộ, phương thức di dân của người Việt vào miền Trung, có nhiều nét đặc thù.

26

Hệ quả của việc di dân của người Việt vào Trung Bộ là rất lớn. Trước nhất, cùng với quá trình Nam tiến của người Việt, vương quốc Chăm pa ngày một thu hẹp dần về phía Nam và tới thế kỉ XVI thì vương triều cuối cùng ở vùng Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay cũng bị tan rã, chấm dứt 14 thế kỉ hình thành và tồn tại. Tuy nhiên, vương quốc Chăm mất, nhưng dân tộc Chăm vẫn còn, con cháu của họ hiện sinh sống ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Ngoài bộ phận hơn một triệu người Chăm đang sinh sống với tư cách một tộc người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, thì không ít người Chăm đã hòa huyết với người Việt hay bị người Việt đồng hóa về văn hóa, góp phần không nhỏ về dòng máu và văn hóa để hình thành nên cộng đồng cư dân Việt ở miền Trung.

Một phần của tài liệu Bài giảng: Các vùng văn hóa Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)