2.5.2.1. Văn hóa sản xuất
Cư dân miền Trung và Nam Trung Bộ vốn là cư dân văn hóa Sa Huỳnh, cư dân tiền Chămpa, trước khi người Việt di cư vào vào vùng đất này, thì người Chăm đã đạt được một số thành tựu về văn hóa sản xuất. Từ lâu, họ đã biết đắp đập khai mương để trồng lúa nước mà đến nay vẫn còn các dấu vết các công trình thủy lợi trên dải đất miền Trung như: đập Do Linh (Quảng Trị), đập Nha Trinh và đập Marên (Ninh Thuận). Họ còn có kĩ thuật canh tác ruộng nước khá cao, tùy theo loại ruộng như ruộng gò, ruộng cát, ruộng sâu… mà họ có kĩ thuật canh tác và sử dụng các loại giống lúa ngắn ngày, cho năng suất cao như loại giống lúa chiêm, lúa mùa...
Bên cạnh làm ruộng, người Chăm còn trồng nhiều hoa màu và cây ăn trái, biết khai thác các loại gỗ mun, trầm hương, vỏ cây làm thuốc nhuộm…, khai thác tài nguyên khoáng sản để đem bán. Người Chăm còn làm nghề biển, họ là những thủy thủ can trường, là những người buôn bán giỏi.
Do diện tích đất đai canh tác nông nghiệp hạn hẹp, nguồn nguyên liệu dồi dào nên từ xưa, vùng duyên hải miền Trung đã phát triển các làng nghề và nghề thủ công truyền thống …
2.5.2.2. Ẩm thực xứ Quảng
Nhờ đa dạng các loại địa hình núi, rừng, bờ biển, đồng bằng, người dân đã khôn khéo tận dụng các sản vật sẵn có, khai thác từ địa phương. Nguyên liệu chế biến thức ăn vì vậy phong phú từ hải sản với nhiều loại cá, tôm, mực đến các loại nông sản thực phẩm như các loại lúa, nếp, khoai, bắp, rau củ, quả…
Không chỉ sáng tạo ra món ngon cho riêng mình, người dân xứ Quảng xưa đã tiếp thu, học hỏi văn hóa ẩm thực người Chăm xưa, mà minh chứng điển hình là kỹ thuật chế biến mắm. Người miền Trung ưa ăn mặn, cho nên bữa cơm không thể thiếu
27
chén nước mắm. Đặc biệt, người dân nơi đây rất ghiền mắm cái. Bên cạnh việc thích ăn mặn, ưa ăn mặn, người miền Trung còn có thói quen ăn cay, không thể thiếu ớt, nhất là ớt xanh.
2.5.2.3. Nghệ thuật
Hát sắc bùa là một thể loại âm nhạc đặc sắc của người dân miền Nam Trung Bộ, diễn vào mùa xuân, đặc biệt là các ngày Tết, các bài hát sắc bùa mang nội dung ca ngợi mùa xuân, ca ngợi chủ nhà và chúc chủ nhà một năm mới an lành thịnh vượng.
Tuy rất gần gũi với nghệ thuật sân khấu phương Đông, tuồng Việt Nam vẫn mang đậm bản sắc dân tộc. Tuồng kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật biểu diễn, vũ đạo, giọng hát, hóa trang, âm nhạc, v.v… Tuồng mang tính ước lệ và cách điệu sân khấu cao. Chính nhờ các yếu tố đó mà khi trên sân khấu gần như không có cảnh trí gì, tuồng vẫn có khả năng diễn tả tinh tế mọi sự kiện xảy ra ở mọi không gian, thời gian, địa điểm, thể hiện được mọi cung bậc tình cảm, mọi tình huống phức tạp nhất trong cuộc đời…