Kiến trúc, điêu khắc Chăm

Một phần của tài liệu Bài giảng: Các vùng văn hóa Việt Nam (Trang 27 - 28)

Kiến trúc, điêu khắc Chăm chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa Ấn Độ. Tuy nhiên, họ đã gắn với nghệ thuật bản địa, làm cho nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Chămpa cổ trở nên độc đáo, có tính chất điển hình ở Đông Nam Á. Những đền tháp và các tác phẩm điêu khắc của người Chăm xưa đều tiếp thu của Ấn Độ, vừa có sự tiếp thu của Khmer, của Java và cả của Đại Việt.

Kiến trúc Chămpa cổ còn lại chủ yếu là đền tháp. Tháp cổ Chămpa ảnh hưởng từ Ấn Độ bởi nó mang hình núi Mêru thu nhỏ, theo bố cục: hướng tâm, các trục quay ra bốn hướng, mặt tiền quay về hướng Đông. Nhìn từ bên ngoài, tháp Chăm là một là một cấu trúc nhiều tầng. Tầng dưới cùng làm cái vỏ cho gian điện, bên ngoài có những hình ốp có trang trí nằm giữa hai bộ gờ trên và dưới. Các tầng tháp nối nhau nhỏ dần lên tận đỉnh, mỗi tầng lại có các hoa văn và các lá nhĩ mang nhiều phong cách khác nhau, ở tháp Pôklongrai, mỗi tầng lại có tượng Siva làm bằng đá, và ở trên đỉnh tháp là một hòn đá hình bầu dục, đầu nhọn hướng lên trời.

Những khu đền tháp lớn của Chămpa tập trung ở các trung tâm lớn như Thánh địa Mỹ Sơn, vùng Vijaya, vùng Kauthara và Pandurangara thờ các thần của Ấn Độ

giáo như Brahma, Visnu, Siva. Người Chăm gọi các tháp Chăm là Kalăn, có nghĩa là đền lăng, và những cụm tháp đền thờ thần được kết hợp với lăng mộ và thờ vua chúa: Tháp Pô Tầm ở Phan Rí (Bình Thuận) thờ vua PôTầm, tháp Pôrômê và tháp Pôklongrai ở Ninh Thuận thờ vua Pôrômê và vua Pôklongrai. Như vậy, các tháp đền khi đến với Chămpa không chỉ để thờ thần nữa mà kèm theo thờ phụng vua chúa, hay

28

nói rộng ra là thờ cúng tổ tiên. Một số tượng mặt vua như Pôklongrai, Pôrômê được gắn vào linga (gọi là Mukhalinga) và đặt thờ trong lòng các tháp.

Ngoài các khu kiến trúc phục vụ cho Bàlamôn giáo và Ấn Độ giáo, Chămpa còn một khu kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Đồng Dương (Quảng Nam), một tổng thể kiến trúc nằm trên một ngọn đồi cao 500m, có chiều dài từ Tây sang Đông là 1330m, trong thung lũng còn lại rất nhiều dấu vết của những ngôi chùa hay những tu viện Phật giáo.

Một phần của tài liệu Bài giảng: Các vùng văn hóa Việt Nam (Trang 27 - 28)