Vùng văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên 1 Đặc điểm về tự nhiên, lịch sử và cư dân

Một phần của tài liệu Bài giảng: Các vùng văn hóa Việt Nam (Trang 29 - 31)

2.6.1. Đặc điểm về tự nhiên, lịch sử và cư dân

Vùng văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên bao gồm địa bàn các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng, vùng núi các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng và các khu vực kế cận thuộc vùng núi Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Trừ vùng núi Trường Sơn ở phía Bắc, còn lại Tây Nguyên là vùng sơn nguyên, xen cài giữa các dãy núi cao trung bình với các cao nguyên đất đỏ. Khí hậu vùng này phân thành mùa khô và mùa mưa rõ rệt.

Vùng Trường Sơn – Tây Nguyên là nơi quần tụ của hơn 20 tộc người thuộc hai nhóm ngôn ngữ chủ yếu là Môn – Khơ me và Mã Lai – Đa Đảo. Các tộc người tiêu biểu cho nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ me là: Ba Na, Xơ Đăng, Mnông, Mạ, Xtiêng…; còn các tộc tiêu biểu cho nhóm ngôn ngữ Mã Lai – Đa Đảo là Ê đê, Gia rai, Raglai, Chu Ru. Về phân bố dân cư các tộc người, ta thấy hình thành nên bốn nhóm rõ rệt, đó là: các tộc thuộc nhóm Ka Tu – Bru (Bru, Ka Tu, Tà Ôi) phân bố chủ yếu ở vùng núi Nam Trường Sơn, các tộc thuộc nhóm Ba Na – Xơ Đăng phân bố chính ở Bắc Tây Nguyên, các tộc nhóm Mnông - Mạ cư trú ở Nam Tây Nguyên, còn các tộc Nam Đảo thì đan xen vào hai nhóm Ba Na – Xơ Đăng và Mnông - Mạ, sống chủ yếu ở trung tâm Tây Nguyên thuộc địa bàn tỉnh Đắc Lắc.

30

Từ cuối thế kỉ XX, người Việt di cư lên Tây Nguyên ngày càng đông, chiếm tỷ lệ trên 50% tổng số dân cư, tạo nên vùng xen cư giữa các tộc bản địa và người Việt và các nhóm tộc người thiểu số từ miền núi phía Bắc di cư tới, khiến thành phần tộc người ở Tây Nguyên lên tới hơn 40 tộc người khác nhau.

2.6.2. Đặc điểm về văn hóa 2.6.2.1. Văn hóa sản xuất 2.6.2.1. Văn hóa sản xuất

Một đặc trưng cơ bản nhất quy định nên sắc thái của văn hóa vùng Trường Sơn – Tây Nguyên là nếp sống nương rẫy. Nếp sống đó thể hiện trên nhiều phương diện như kinh tế, quan hệ xã hội, phong tục, tín ngưỡng… Về kinh tế, cư dân ở đây có truyền thống làm nương rẫy trên vùng đất khô của sơn nguyên. Phương thức canh tác này khiến con người hoàn toàn phụ thuộc, phải thích ứng với những thay đổi của điều kiện tự nhiên và khí hậu. Do đó, đời sống của con người khá bấp bênh, thiếu thốn. Về phương diện xã hội, nếp sống nương rẫy duy trì các quan hệ xã hội cộng đồng, cộng đồng gia tộc mẫu hệ, cộng đồng công xã làng buôn, các quan hệ bình đẳng, dân chủ của xã hội nguyên thủy, xã hội chưa phân hóa giai cấp và thiết lập chế độ người bóc lột người. Nếp sống nương rẫy tạo cho con người gắn bó với môi trường rừng núi, đó là môi trường sống, sinh tồn của mỗi con người, mỗi làng buôn, nó là tác động tới đời sống vật chất, cũng như thế giới tinh thần của con người.

2.6.2.2. Trang phục

Điều dễ nhận thấy là cư dân ở đây đều ưa mặc y phục thuộc loại choàng quấn. Đây là loại trang phục cổ xưa của cư dân vùng Đông Nam Á mà ngày nay không còn nhiều nữa. Đó là các loại khố, váy mảnh (váy không khâu thành ống), tấm choàng, các loại áo chui đầu… Người ta cũng rất chuộng các hình thức trang trí trên cơ thể vừa cho đẹp, vừa mang tính nghi lễ, như xăm mình, cà răng, căng tai, đeo các loại vòng, kể cả vòng ống ở tay, chân, cổ. Cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác, họ ưa thêu và dệt hoa văn trên váy, khố, tấm choàng, áo… ví như chiếc khố của người đàn ông là cả một công trình dệt, thêu và trang trí các tua bông ở hai bên diềm. Tuy nhiên, phong cách trang trí (hoa văn và bố cục) của cư dân vùng Trường Sơn – Tây Nguyên lại hoàn toàn khác biệt với các dân tộc vùng Việt Bắc, Tây Bắc.

2.6.2.3. Nhà ở

Ở Trường Sơn, người ta thường thấy các ngôi nhà công cộng (gơl) với mái tròn khum mu rùa, đầu hồi trang trí con chim thần mang phong cách Đông Sơn, ở Bắc Tây Nguyên là những ngôi nhà Rông (nhà Rông trống và nhà Rông mái) dáng mái cao vút hình lưỡi rìu, vượt hẳn lên mái các ngôi nhà sàn trong làng; trên mái nhà Rông, cầu thang lên xuống, trong nhà trang trí nhiều mô típ hoa văn. Còn ở Trung và Nam Tây

31

Nguyên, đặc trưng bởi các ngôi nhà dài, xưa kia có ngôi nhà dài hàng trăm mét, “dài

như một tiếng chiêng ngân”, “dài hơn một thôi ngựa chạy”, trong đó sinh sống nhiều

gia đình và một phần của ngôi nhà (gar) dành cho sinh hoạt cộng đồng. Ngôi nhà của người Ê Đê mang hình dáng con thuyền, trên cột nhà, cầu thang lên xuống trang trí hình cối, chày, mặt trăng, bầu sữa…

2.6.2.4. Đi lại

Ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên, phương tiện đi lại và vận chuyển quen thuộc với người dân là sử dụng voi và gùi hàng trên lưng.

Gùi là phương tiện vận chuyển phổ biến của người Tây Nguyên, ai cũng có chiếc gùi cho riêng mình. Gùi có nhiều loại, dùng vào nhiều công việc khác nhau, như trữ đồ đạc, mang đồ vật từ nơi này tới nơi khác, dùng khi săn, đi chợ, đi thăm hỏi, đi nương rẫy… Gùi không chỉ là vật mang vác, còn là đồ mỹ thuật, trên đó trang trí hoa văn đẹp, làm tăng thêm nét duyên dáng cho các cô gái, chàng trai. Tùy theo từng tộc người mà hình dáng, đế gùi cấu tạo khác nhau, màu sắc và trang trí hoa văn có nét riêng. Nét chung của gùi ở Trường Sơn – Tây Nguyên là gùi quai đeo qua vai chứ quai gùi không tì vào trán như nhiều dân tộc ở miền núi phía Bắc.

Một phần của tài liệu Bài giảng: Các vùng văn hóa Việt Nam (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)