Trong các sinh hoạt văn hóa dân gian của cư dân vùng Trường Sơn – Tây Nguyên không thể không nhắc tới một loại hình sáng tác mang đậm chất Tây Nguyên, đó là trường ca (sử thi). Người Ê đê gọi là Khan, người Mnông gọi là Ót Nrông, người Ba Na gọi là Hơmon, người Gia rai gọi là Hơri, người Mạ gọi là Nôtông… Người ta
32
biết tới Tây Nguyên và những người con của vùng đất này qua các bản trường ca như
Đăm San, Đăm Noi, Xinh Nhã, Khinh Dú, Đông Tư, Đămte Plan…
Trong thần thoại các dân tộc Tây Nguyên chứa đựng những quan niệm thế giới và hệ thống các vị thần. Ở người Ba Na, Gia Rai, Ê Đê, Mnông đều quan niệm vũ trụ hợp thành từ ba thế giới: thế giới bên dưới, thế giới của con người và thế giới của thần linh, mà ở người Ba Na cột cây Klao dựng ở nàh mồ chính là hình ảnh thu nhỏ của ba thế giới đó. Với người Ê Đê thì mỗi thế giới như vậy lại có các cặp thần linh trị vì: Mtao Kơ trị vì tầng trời, Mtao Tơlua và Ae Mơgơ Hăn trị vì tầng đất và Băngdơbung trị vì tầng dưới đất.
2.6.2.7. Luật tục
Một hiện tượng đặc sắc nữa của văn hóa Tây Nguyên vừa mang tính xã hội vừa mang tính văn hóa là luật tục. Cơ cấu xã hội các dân tộc Tây Nguyên là cơ cấu công xã láng giềng, kiểu buôn, bon, plây (làng) trong đó bao gồm các gia tộc phụ hệ hay mẫu hệ, tàn dư gia đình lớn này còn thấy rõ nét ở nhiều dân tộc. Xã hội xây dựng trên cơ sở công hữu và cộng đồng, điều hành xã hội theo luật tục. Ở các tộc Gia Rai, Ê Đê, Mnông, luật tục đã định hình, lưu truyền dưới hình thức văn vần. Bộ luật Ê Đê đã được người Pháp sưu tầm và dịch ra tiếng Pháp với 236 điều, bộ luật Gia Rai cũng được người Pháp sưu tầm và dịch.