Tôn giáo, tín ngưỡng

Một phần của tài liệu Bài giảng: Các vùng văn hóa Việt Nam (Trang 28 - 29)

Ở bất kỳ tỉnh, thành nào của vùng duyên hải miền Trung, chúng ta cũng bắt gặp những ngôi miếu thờ nữ thần gọi chung là miếu thờ Bà. Bà ở đây gồm cả Thiên Hậu, Tống Hậu, Cửu Thiên Huyền Nữ, Ngũ Hành, Bà Thủy Long, Bà Lường… đặc biệt là Thiên Y A Na.

Ngoài Thiên Y A Na, ở các tỉnh duyên hải miền Trung, nơi đâu có người Hoa sinh tụ thì nơi đó có đền thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, vị nữ thần Biển trong tín ngưỡng của người Hoa, nhằm cầu mong sự phù hộ, độ trì của Bà trong công cuộc mưu sinh trên biển.

Có lẽ đặc trưng và điển hình nhất cho tín ngưỡng dân gian vùng ven biển miền Trung là tục thờ cá Ông (cá voi). Tục thờ cá Ông gắn với một hiện tượng có thật về cá voi hay cứu người, cứu thuyền lúc bão tố ngoài khơi. Do vậy, có thể coi nghi thức thờ phụng cá Ông của cư dân miền Trung như là một hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể, trong đó cốt lõi là tục thờ cúng cá Ông, một loại hình tín ngưỡng đặc trưng của cư dân ven biển.

Một hiện tượng tín ngưỡng mang sắc thái khá đặc trưng của cư dân duyên hải miền Trung là tục thờ Cô Bác.

2.5.2.6. Lễ hội

Ngày nay, trên dải đất duyên hải miền Trung, ở bất kỳ vùng, miền nào cũng có những sinh hoạt lễ hội truyền thống khá đậm nét như: hội đua ghe/thuyền, lễ hội cầu ngư, lễ hội Mục đồng Phong Lệ, lễ hội Quan Thế Âm (Đà Nẵng); lễ hội Bà Thu Bồn, lễ hội cầu ngư, lễ vía Quan Công, lễ vía Thiên Hậu (Quảng Nam); lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, lễ cầu ngư (Quảng Ngãi); lễ hội cầu ngư (Phú Yên); lễ hội Tháp Bà Nha Trang, lễ hội Am Chúa, lễ hội cầu ngư (Khánh Hòa)….

Ngoài các lễ hội truyền thống, có nguồn gốc từ lâu đời, hiện nay, có nhiều lễ hội văn hóa đương đại, lễ hội du lịch được tổ chức ở nhiều địa phương trong vùng nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức văn hóa của nhân dân và thu hút du khách, phục

29

vụ phát triển du lịch ở các địa phương trong vùng. Tiêu biểu là các lễ hội, sự kiện văn hóa sau:

- Lễ hội Quán Thế Âm (Đà Nẵng)

- Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - Lễ hội Quảng Nam - Hành trình di sản - Festival biển Nha Trang, Khánh Hòa

2.5.2.7. Văn học

Truyện cổ tích xứ Quảng mang sắc thái những truyện cổ ở một vùng đất mới khai phá rất rõ. Được hình thành khi xã hội con người ở nước ta đã được tổ chức theo chế độ phong kiến độc lập, nên trình độ chinh phục thiên nhiên của con người đã tiến bộ khá cao, vì thế các yếu tố thần thoại không còn để lại nhiều dấu vết trong các truyện cổ.

Các truyện cười ở đây phần lớn đều nhằm vào giai cấp thống trị trong xã hội phong kiến, mà những nhân vật tiêu biểu như quan tri huyện, nhà sư, thầy cúng thường hay bị đem ra chế giễu nhất: “Truyện cười Thủ Thiệm”.

Một phần của tài liệu Bài giảng: Các vùng văn hóa Việt Nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)