Điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu đề tài thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 58 - 63)

11 Nông lâm trường 129 153.926,

3.1.5. Điều kiện kinh tế xã hộ

3.1.5.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

a. Tăng trưởng kinh tế: Trong giai đoạn 2010 – 2014, do chịu sự ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới, dịch bệnh và hậu quả của đợt úng ngập cuối năm 2010… tình hình phát triển kinh tế - xã hội của quận gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên UBND quận đã bám sát sự chỉ đạo của Thành phố và được sự quan tâm giúp đỡ các Sở, Ngành của Thành phố cùng với sự chia sẻ và đồng thuận của nhân dân nên đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhiều chỉ tiêu xã hội thực hiện đúng kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả giai đoạn đạt 16,5% vượt chỉ tiêu 0,5% so với kế hoạch.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quận qua các năm quận Hoàng Mai Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng GTSX Tỷ.đ 1.926,3 2.298,3 2.633,7 3.055,1 3.609,3 CN – TTCN – XD Tỷ.đ 1.090,5 1.338,0 1.539,4 1.788,6 1.925,6 Thương mại dịch vụ Tỷ.đ 741,3 875 1.012,6 1.184,7 1.309,8 Nông nghiệp Tỷ.đ 94,5 84,5 81,6 81,7 81,5 Tốc độ tăng GTSX % 17,8 16 14,59 16 17 CN – TTCN – XD % 18,5 17,1 15,05 16,2 17,3 Thương mại dịch vụ % 19,1 18,1 15,73 17 17,7 Nông nghiệp % 2,7 -10,6 -3,43 0,4 0,2

(Nguồn: Niên giám thống kê quận Hoàng Mai giai đoạn 2010-2014) b. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Đến năm 2014, tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của quận là: công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 58,6%; thương mại – dịch vụ 38,8%; nông nghiệp 2,7% so với đầu nhiệm kỳ, tỷ trọng dịch vụ - thương mại tăng 1,6%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tăng 1,1%; nông nghiệp giảm 2,7% trong cơ cấu kinh tế.

Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế qua các năm quận Hoàng Mai

Năm CN – TTCN - XD (%) Thương mại, dịch vụ (%) Nông nghiệp (%)

2010 56,6 38,5 4,9

2011 58,2 38,1 3,7

2012 58,5 38,5 3

2013 58,6 38,8 2,7

2014 58,7 39 2,9

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

3.1.5.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Hiện trạng dân số và sự phân bố dân cư

Theo số liệu thống kê năm 2014, dân số quận Hoàng Mai là 337.151 người; mật độ bình quân toàn quận là 8.361 người/km2, dân số phân bố không đồng đều, mật độ dân số cao nhất là phường Tân Mai 4.4478 người/km2, tiếp đến là các phường Tương Mai, Giáp Bát; trong khi đó đơn vị có mật độ thấp nhất là phường Yên Sở 1.970 người/km2; Trần Phú 1.773 người/km2.

Bảng 3.4. Tình hình phát triển dân số quận Hoàng Mai TT Tên đơn vị

hành chính

Dân số (người) M.độ dân số (người/km2) Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Thanh Trì 13.753 13.250 17.250 4.477 2 Vĩnh Hưng 20.725 20.904 30.536 17.468 3 Định Công 27.927 29.559 43.287 15.711 4 Mai Động 16.532 18.047 20.088 24.546 5 Tương Mai 24.243 23.960 27.691 37.626 6 Đại Kim 14.135 18.380 25.596 9.300 7 Tân Mai 21.117 22.554 22.875 44.478 8 Hoàng Văn Thụ 20.976 25.671 31.862 18.513 9 Giáp Bát 15.429 17.147 16.315 32.982 10 Lĩnh Nam 14.891 20.114 22.892 4.110 11 Thịnh Liệt 20.921 23.463 30.219 9.256 12 Trần Phú 6.722 6.689 7.460 1.973 13 Hoàng Liệt 15.785 21.763 26.414 5.423 14 Yên Sở 11.772 11.938 14.666 1.970 Toàn Quận 244.928 273.434 33.7151 8.361

(Nguồn: UBND quận Hoàng Mai, 2014) b. Lao động, việc làm

Theo số liệu thống kê, số lượng lao động trong toàn quận phân bố không đồng đều giữa các phường, dao động từ mức 45 - 70% tổng dân số. Nhìn chung, nguồn nhân lực quận Hoàng Mai tương đối dồi dào, trình độ lao động khá.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54

Công tác đào tạo nguồn nhân lực từng bước được quan tâm đầu tư, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng, hàng năm giải quyết số người lao động có việc làm mới vượt kế hoạch được giao. Tổ chức đào tạo nghề cho con em các hộ dân trên địa bàn, đặc biệt là quan tâm đào tạo nghề cho con em các hộ dân bị thu hồi đất thực hiện dự án. Trong giai đoạn 2009 – 2014 Trung tâm dạy nghề của quận đã tổ chức đào tạo nghề cho học viên trong quận, đào tạo 8 lớp trung cấp kế toán, 01 lớp trung cấp báo chí, 01 lớp cử nhân Luật…

c. Thu nhập và mức sống

Thu nhập và mức sống của đại bộ phận dân cư trên địa bàn quận được nâng lên rõ rệt. Điều kiện hưởng thụ về y tế, giáo dục, văn hóa... được cải thiện đáng kể. Các tiện nghi sinh hoạt của gia đình tăng nhanh. Ngày càng có nhiều hộ khá, hộ giàu; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới năm 2013 trên địa bàn quận hiện có 1.009 hộ nghèo và 539 hộ cận nghèo.

3.1.5.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất

Trong những năm qua kinh tế quận Hoàng Mai đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, điện, nước...) cũng như các công trình phúc lợi công cộng (trường học, trạm y tế...) được quan tâm đầu tư. Các chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước đã thực sự đi vào cuộc sống, đóng góp quan trọng trong việc ổn định và phát triển quận. Tuy nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội còn bộc lộ một số tồn tại, được thể hiện ở một số mặt sau:

* Về kinh tế:

- Kinh tế nông nghiệp: Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chưa đồng bộ, chưa mạnh và thiếu bền vững. Trình độ khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế nên năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm chưa cao. Chưa phát triển mạnh sản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

xuất nông nghiệp hướng phát triển đô thị, hàng hóa, số lượng gia trại, trang trại còn ít, sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún. Giá trị sản xuất cây trồng, vật nuôi trên đơn vị diện tích còn thấp.

- Kinh tế công nghiệp: Mặc dù đã có những bước phát triển khá song công nghiệp vẫn có những thách thức lớn: cơ sở hạ tầng kỹ thuật hạn chế; trang thiết bị và trình độ công nghệ còn lạc hậu; sản phẩm phần nhiều là sơ chế nên giá trị không cao; thiếu các công trình đầu tư lớn mang tính đột phá; một số nhà máy chưa phát huy hiệu quả, thiếu vốn đầu tư còn kéo dài; thiếu đội ngũ quản lý giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề, sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường; công nghiệp hoá nông thôn phát triển chậm.

- Kinh tế dịch vụ - thương mại, du lịch: Được xác định là một trong những ngành giữ vị trí quan trọng, tuy vậy hiệu quả và tốc độ phát triển của ngành chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, chưa tạo được chuyển biến trong phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thiếu chuyên nghiệp, các sản phẩm dịch vụ bổ trợ chất lượng thấp và thiếu.

* Về cơ sở hạ tầng:

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật như: giao thông, cấp thoát nước, điện lực... còn ít về số lượng, chưa có sự phát triển đồng bộ (như hệ thống giao thông

đường bộ và cầu, cống) khả năng phục vụ chưa cao và mất cân đối so với sự phát triển đô thị.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội còn thiếu về số lượng, khó khăn cả về cơ sở vật chất và thiết bị. Đất công viên cây xanh, công viên văn hóa chiếm tỷ lệ nhỏ, nhiều phường không có trung tâm văn hóa, nhà sinh hoạt văn hóa. Nhiều công trình trường học, y tế đang xuống cấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ.

* Về xã hội: Mật độ dân số cao, phân bố không đều; có lực lượng lao động dồi dào song chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, tình trạng dư thừa lao động ở một số khu vực còn nhiều.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

cũng như dự báo phát triển trong tương lai (trong khi quỹ đất có hạn), thì áp lực đối với đất đai của quận đã và sẽ ngày càng gay gắt hơn dẫn đến thay đổi lớn hiện trạng SDĐ hiện nay của quận. Do đó, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài bền vững, cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác SDĐ theo hướng khoa học trên cơ sở: tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao; bố trí sử dụng phải đáp ứng được nhu cầu về đất sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như phục vụ cho việc đô thị hoá cả hiện tại và trong tương lai.

Một phần của tài liệu đề tài thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)