Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu đề tài thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 55 - 56)

11 Nông lâm trường 129 153.926,

3.1.2. Các nguồn tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Theo tài liệu điều tra trên địa bàn quận có các loại đất chính sau:

- Đất phù sa không được bồi, không glây hoặc glây yếu: Loại đất này phân bố ở những nơi có địa hình cao và trung bình, tập trung ở các phường Định Công, Đại Kim, Hoàng Liệt, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam. Đất có màu nâu tươi hoặc nâu xám, độ pH từ trung tính đến ít chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nặng, các chất dinh dưỡng tổng số từ khá đến giàu, các chất dễ tiêu khá, thuận lợi cho phát triển cây thực phẩm, cây lương thực và các loại hoa màu.

- Đất phù sa không được bồi glây mạnh: Đất nằm rải rác ở những nơi trũng, lòng chảo, có ở phường Đại Kim. Do hàng năm bị ngập nước liên tục vào mùa hè nên nền đất thường ở trong tình trạng yếm khí, tỷ lệ mùn khá, độ chua pHKCl từ 4,5 - 6 do ảnh hưởng của chất hữu cơ chưa phân giải.

- Đất phù sa ít được bồi trung tính kiềm yếu: Đất phân bố ở những dải đất thuộc ngoài đê sông Hồng thuộc các phường Lĩnh Nam và Trần Phú. Phần lớn loại đất này có thành phần cơ giới cát pha, khả năng giữ màu, giữ nước kém và không bị chua.

- Đất phù sa được bồi hàng năm trung tính kiềm yếu: Đất phân bố ở những dải đất dọc theo bờ sông Hồng thuộc các phường Lĩnh Nam và Thanh Trì. Những nơi có địa hình cao, đất có thành phần cơ giới nhẹ; nơi có địa hình thấp đất có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Đây là một trong những loại đất tốt, chủ yếu trồng màu và những cây công nghiệp ngắn ngày, cho năng suất cao, chất lượng tốt.

- Đất cồn cát, bãi cát ven sông: Đất nằm ở ngoài bãi sông Hồng thuộc các phường Lĩnh Nam và Thanh Trì. Hàng năm bị nước ngập, bãi cát được bồi thêm hay bị cuốn cát đi, do đó địa hình, địa mạo luôn bị thay đổi. Cát có phản ứng trung tính, độ phì kém. Trên diện tích này một phần sử dụng để khai thác cát phục vụ xây dựng, còn lại chủ yếu bỏ hoang.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

3.1.2.2. Tài nguyên nước Nguồn nước mặt:

Được cung cấp chủ yếu do lượng mưa và hệ thống sông, hồ đầm trong quận. Lượng mưa trung bình trong năm khá lớn, nhưng phân bố không đồng đều trong năm, tập trung đến 80% lượng mưa vào mùa hè nên dễ gây ngập úng trong khi mùa đông lượng nước cung cấp không đủ.

Bên cạnh đó, hệ thống sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu cùng hệ thống hồ đầm lớn như Yên Sở, Linh Đàm, Định Công có chức năng tiêu thoát nước nhưng do lượng nước thải của thành phố hầu hết chưa được xử lý nên hiện đang ô nhiễm, không sử dụng được cho sản xuất.

Nguồn nước ngầm: Qua thăm dò khảo sát và đánh giá cho thấy trữ lượng nước ngầm trên địa bàn quận rất phong phú, có thể khai thác đủ cho nhu cầu nước sinh hoạt của người dân. Nước có trong tầng cuội sỏi đệ tứ, tầng chứa nước cách mặt đất tự nhiên từ 30 - 40 m, tuy nhiên nguồn nước ngầm trên địa quận chứa nhiều sắt.

Một phần của tài liệu đề tài thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)