Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu đề tài thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 52 - 55)

11 Nông lâm trường 129 153.926,

3.1.1.Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Quận Hoàng Mai nằm ở phía nam khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, trải rộng từ Đông sang Tây, được chia làm 3 phần tương đối đều nhau bởi đường Giải Phóng, Tam Trinh (theo trục Bắc - Nam). Toạ độ địa lý của quận vào khoảng 20o53’- 21o35’ độ vĩ bắc và 105o44’ - 106o02’ độ kinh đông.

- Phía Bắc giáp quận Hai Bà Trưng - Phía Nam giáp huyện Thanh Trì

- Phía Tây giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân - Phía Đông giáp huyện Gia Lâm và quận Long Biên

Với lợi thế nằm cửa ngõ phía Nam Thành phố Hà Nội có trục giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy (sông Hồng) là điều kiện thuận lợi để quận Hoàng Mai phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa chất

Địa hình: Hoàng Mai nằm ở vùng trũng phía Nam thành phố có độ cao trung bình khoảng 4 đến 5m. Địa hình biến đổi dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông: Khu vực phía Bắc bao gồm các phường Mai Động, Tân Mai, Tương Mai, Giáp Bát và Hoàng Văn Thụ có độ cao từ 6 đến 6,2 m; Khu vực phía Nam bao gồm các phường Đại Kim, Định Công, Hoàng Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Hưng, Yên Sở, Lĩnh Nam và Trần Phú có độ cao từ 5,20 đến 5,8m; Khu vực ao, hồ, vùng trũng có cao độ dưới 3,5m. Địa hình có sự khác biệt rõ rệt ở trong đê và ngoài đê:

- Vùng trong đê chiếm đa số diện tích của quận, địa hình bị chia cắt bởi các trục giao thông Pháp Vân - Yên Sở, đường 70A và các sông tiêu nước thải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46

của thành phố như sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ, nên đã hình thành các tiểu vùng nhỏ có nhiều đầm, ruộng trũng. Địa hình này một mặt gây những khó khăn do tình trạng ngập úng quanh năm của các vùng trũng, một số điểm ngập úng khi mưa to kéo dài, mặt khác cũng tạo điều kiện cho việc phát triển chăn nuôi thuỷ sản và các hoạt động sản xuất trên ruộng nước.

- Vùng ngoài đê bao gồm các phường Thanh Trì, Trần Phú, Yên Sở và Lĩnh Nam và một vùng bãi bồi ven sông Hồng với diện tích khoảng 920 ha. Đây là vùng đất phù sa được bồi tụ thường xuyên nên có độ cao trung bình thường cao hơn vùng đất trong đê. Vùng này rất thích hợp cho việc trồng hoa màu.

Địa chất: căn cứ theo tài liệu địa chất khu vực Hà Nội (do chuyên gia Liên Xô cũ lập trước đây), quận Hoàng mai nằm trên khu vực đất bồi châu thổ sông Hồng, chủ yếu trong vùng đất thuận lợi có mức độ cho xây dựng (vùng đất II-2B và II-2C) và một phần trong vùng đất thuận lợi cho xây dựng (vùng I-1B, vùng I-1D, vùng I-2A và vùng I-3A). Phần ngoài đê sông Hồng nằm trong vùng không thuận lợi cho xây dựng và bị lũ ngập hàng năm (vùng đất III).

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Hoàng Mai cùng chung chế độ khí hậu của thành phố Hà Nội hàng năm có hai mùa rõ rệt mùa nóng (hay còn gọi là mùa mưa) và mùa lạnh (mùa khô).

- Mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10): khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, hướng gió chủ đạo là Đông Nam, nhiệt độ trung bình là 27-290C, mùa mưa tháng 7-9, lượng mưa trung bình là 1.676 mm.

- Mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau): thời kỳ đầu khô lạnh, nhưng cuối mùa lại mưa ẩm ướt, hướng gió chủ đạo là Đông Bắc, nhiệt độ trung bình là 230C tháng thấp nhất là 6 - 80C, độ ẩm thấp nhất 84%, cao nhất 95 %. Các chỉ số về nhiệt độ, độ ẩm tương đối vá số giờ nắng, lượng mưa trung bình và lượng bốc hơi trung bình/tháng của quận Hoàng Mai được thể hiện ở bảng sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

Bảng 3.1. Các chỉ số khí hậu trung bình trong các tháng quận Hoàng Mai

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ (0C) 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 Độẩm (%) 83 85 87 87 84 83 84 86 85 82 81 81 Số giờ nắng (h) - 44,7 46,2 80,2 165,8 155,6 182,6 162,8 160,5 165 125,1 108,8 Lượng mưa (mm) 18,6 26,2 43,8 90,1 188,5 239,5 288,2 318 265,4 130,7 43,4 23,4 Lượng bốc hơi (%) 71,4 59,7 56,9 65,2 98,2 97,8 100,6 84,1 84,4 95,8 89,8 85,0 Tốc độ gió (m/s) 2,9 2,9 2,8 3,1 2,9 2,6 2,4 2,2 2,3 2,2 2,3 2.4

(Nguồn: UBND quận Hoàng Mai, 2013) 3.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn

Quận Hoàng Mai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn sông Hồng, lưu lượng trung bình hàng năm 2.710m3/ngày, mực nước sông Hồng lên xuống 9-12m.

Quận Hoàng Mai là vùng đất trũng nhất của Hà Nội, có 4 sông tiêu chính của thành phố (Tô Lịch, Lừ, Sét và Kim Ngưu) chảy qua.

- Sông Tô Lịch: Chiều dài 13,5 km chảy qua địa phận các phường Định Công, Đại Kim và Hoàng Liệt.

- Sông Kim Ngưu: có chiều dài khoảng 4,5 km kéo dài từ cầu Kim Ngưu (đầu đường Trần Khát Chân và phố Lò Đúc) cho đến cuối địa phận phường Yên Sở (quận Hoàng Mai).

- Sông Lừ: dài khoảng 5,8 km chảy từ hồ Nam Đồng đến Cầu Dậu, chảy qua địa phận phường Định Công, bán đảo Linh Đàm nối với sông Tô Lịch.

- Sông Sét: dài 6,7 km chảy từ Nam Khang đến Yên Sở qua địa phận phường Giáp Bát, Tương Mai, Tân Mai, Thịnh Liệt chảy vào hồ Yên Sở..

Ngoài ra, Hoàng Mai còn có rất nhiều hồ lớn như hồ điều hòa Yên Sở, hồ Linh Đàm, hồ công viên đền Lừ... các hồ lớn có tác dụng điều hòa khí hậu của quận.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

Một phần của tài liệu đề tài thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 52 - 55)