Xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất trên địa

Một phần của tài liệu đề tài thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 84 - 88)

8 Phường Hoàng Văn Thụ 19,1 2,94 9 Phường Giáp Bát 14,20 2,

3.4.xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cho công tác quản lý sử dụng đất của các tổ chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất trên địa

bàn quận Hoàng Mai

Để nhà nước “nắm chắc, quản chặt” nguồn tài nguyên đất đai, nhằm hạn chế những tiêu cực trong sử dụng đất, đồng thời sử dụng có hiệu quả và bền vững, cần thực hiện ba nhóm giáp pháp sau:

3.4.1.Gii pháp cơ chế chính sách

3.4.1.1. Thu hồi đất đối với các tổ chức sử dụng đất cho thuê trái thẩm quyền và sử dụng đất không đúng mục đích

Trên toàn địa bàn quận Hoàng Mai có 04 loại tổ chức gồm: Cơ quan Nhà nước; UBND phường; An ninh quốc phòng; Tổ chức sự nghiệp công đã sử dụng không đúng mục đích đất được giao với diện tích 7,29 ha, chiếm 1,08 % tổng diện tích đất được giao của các tổ chức được giao không thu tiền sử dụng đất. Nguyên nhân chính là các loại hình tổ chức trên đã tự ý giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền và tự ý chuyển mục đích sử dụng đất sai quy định. Đối với những tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích và cho thuê đất, cho mượn đất trái pháp luật do tổ chức đó không có nhu cầu sử dụng quỹ đất được giao gây lãng phí làm lợi cho một số tổ chức và cá nhân. Giải pháp trong thời gian tới:

- Rà soát việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai của các tổ chức kinh tế để truy thu tiền thuê đất với thời gian chưa nộp tiền thuê đất theo quy định của pháp luật; truy thu số tiền cho thuê, chuyển nhượng, chuyển mục đích trái phép để nộp vào ngân sách Nhà nước.

- Thông báo cho các tổ chức hiện có diện tích cho thuê, cho mượn trái phép cần đưa các diện tích đã cho thuê, cho mượn trái phép về sử dụng đúng mục đích. Đối với các tổ chức không chấp hành cần kiên quyết thu hồi nhằm tạo quỹ đất cho dự phòng phát triển hoặc giao cho các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu sử dụng.

- Đối với những tổ chức nào không còn nhu cầu sử dụng đất đã tự ý cho thuê, cho mượn nay có biện pháp thu hồi đất theo quy định, không xem xét cấp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Đối với loại hình tổ chức an ninh, quốc phòng tổng hợp báo cáo Sở TNMT Hà Nội và Bộ Quốc phòng xem xét hợp thức hoặc xử lý theo quy định.

3.4.1.2. Tăng cường công tác cấp GCNQSD đất cho các tổ chức được giao đất không thu tiền

- Toàn Quận có 115 đơn vị tổ chức. Trong đó có: 63 đơn vị tổ chức sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với 66 giấy chứng nhận QSDĐ tập trung chủ yếu là các tổ chức sự nghiệp công, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan nhà nước, UBND phường.

- Đối với những tổ chức hiện nay sử dụng đất mà chưa có giấy tờ về quyền sử dụng đất (chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp) cần tiến hành rà soát lại về tính pháp lý, sự phù hợp và quy mô sử dụng đất để hợp thức hoá hoặc thu hồi. Đồng thời yêu cầu các tổ chức đó đăng ký kê khai lập thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để có cơ sở theo dõi và quản lý. Trường hợp không thực hiện kê khai đăng ký đất đai theo quy định thì phải xử lý nghiêm.

Các đơn vị cơ quan Nhà nước, tổ chức sự nghiệp công và UBND phường đã tự ý giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân; cán bộ công nhân viên của đơn vị tổ chức sử dụng sang làm nhà ở trước ngày 01/4/2004 thì được xem xét hợp thức và cấp GCNQSD đất theo Nghị định 47/2013/CP của Thủ tướng Chính phủ

3.4.1.3. Tăng cường công tác giải quyết đơn thư về tranh chấp, lấn chiếm đất đai các tổ chức được giao đất không thu tiền

Trên toàn Quận có 06 loại hình tổ chức. Trong đó có 115 tổ chức với tổng diện tích 673,61 ha gồm có 04 loại hình tổ chức được giao không thu tiền bị lấn chiếm; 03 loại hình vị tổ chức đang có tranh chấp. Nguyên nhân chính là đơn vị tổ chức chưa quản lý chặt chẽ; mốc giới chưa được đo vẽ; hồ sơ được giao và quản lý chưa đồng bộ; các đơn vị chưa xây dựng tường bao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79

và cắm mốc ngoài thực địa; công tác cấp GCNQSD đất chưa hết. Giải pháp trong thời gian tới:

- UBND Quận ban hành quyết định giao Thanh tra Quận tập trung giải quyết dứt điểm những tồn tại của các tổ chức đang có tranh chấp,lấn chiếm và bị lấn chiếm đất đai.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng của các tổ chức được giao, cho thuê trên địa bàn để có biện pháp xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai. Đối với những trường hợp sử dụng đất sai mục đích, tự ý cho thuê đất trái thẩm quyền thì phải thu hồi đất để giao đất cho tổ chức, cá nhân, đơn vị khác có năng lực và nhu cầu thực sự, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả và đúng quy hoạch.

3.4.1.4. Chính sách pháp luật và công tác quản lý đất đai

Nhà nước cần có các chính sách cụ thể để quản lý quỹ đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhằm hạn chế những tiêu cực trong sử dụng đất và sử dụng có hiệu quả và bền vững. Đồng thời rà soát để sửa đổi các quy định về giao đất không phù hợp với thực tiễn nhằm điều chỉnh được các mối quan hệ và tránh chồng chéo. Tăng cường quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trong thời gian tới:

- Nên có quy định cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức đơn vị nếu để xảy ra tình trạng đất đai bị lấn chiếm, sử dụng trái phép, sử dụng không có hiệu quả hoặc lấn, chiếm đất.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. Thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư dự án và thu hồi các dự án chậm triển khai.

- Rà soát, đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đầu tư đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác quản lý đất đai; tổ chức thực hiện về việc lập và hoàn thiện hệ thống

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80

hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai trên địa bàn Thành phố, trên địa bàn quận để phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về đất đai cả trước mắt và lâu dài.

3.4.1.5. Giải pháp về nguồn lực

- Đội ngũ cán bộ, công chức ngành quản lý đất đai của quận cần phải thường xuyên được đào tạo nâng cao năng lực về chuyên môn. Đồng thời nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin trong quản lý đất đai, thường xuyên cập nhật, chỉnh lý biến động thông tin về đất đai trong công tác quản lý, xử lý dữ liệu được chính xác.

3.4.2.Gii pháp k thut (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Năm 2016, UBND quận thông báo các đơn vị thống kê, rà soát các tổ chức được giao đất không thu tiền, chuẩn bị kinh phí; xây dựng kế hoạch xây dựng mốc giới và cắm mốc giới để quản lý; xử lý các trường hợp vi phạm sử dụng đất đai làm cơ sở để cấp GCNQSD đất theo quy định.

- Còn lại 52 đơn vị tổ chức chưa được cấp GCNQSD đất, trong thời gian tới UBND Quận xây dựng kế hoạch cụ thể để tập trung thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật đó là đo đạc lại thực địa xác định ranh giới, lập hồ sơ kê khai cấp GCNQSDĐ và trình cấp thẩm quyền xem xét cấp GCN quyền sử dụng đất cho các tổ chức quy định.

- Thường xuyên chỉ đạo theo dõi, cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai ở các cấp và thực hiện tốt việc thống kê đất đai định kỳ hàng năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81

Một phần của tài liệu đề tài thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các tổ chức được giao đất không thu tiền sử dụng đất tại quận hoàng mai, thành phố hà nội (Trang 84 - 88)