11 Nông lâm trường 129 153.926,
3.2.1. Tình hình quản lý đất đa
3.2.1.1. Tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng
đất và tổ chức thực hiện
Thực hiện Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, UBND quận đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương trong quận thực hiện việc quản lý và SDĐ. Kiểm tra rà soát các văn bản đảm bảo đúng quy định pháp luật. Bãi bỏ các văn bản chồng chéo, hết hiệu lực. Bên cạnh đó, UBND quận, Phòng Tài nguyên và Môi trường cũng tổ chức nhiều hội nghị tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong ngành và cấp phường. Tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai qua nhiều hình thức như: hội nghị, tiếp dân, trợ giúp pháp lý, lồng ghép các chương trình, đài, báo, phương tiện thông tin đại chúng...
3.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơđịa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Thực hiện Chỉ thị 364/CT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và Nghị định 132/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, được sự chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội và Sở Tài nguyên Môi trường Nhà đất Hà Nội, UBND quận đã cùng các đơn vị giáp ranh tổ chức triển khai
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57
thực hiện công tác xác định địa giới hành chính. Về cơ bản địa giới hành chính của quận đã được xác định rõ ràng cả trên bản đồ và trên thực địa.
3.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồđịa chính, bản đồ
hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
* Bản đồ đất, phân hạng đất: Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn, các phường đã tổ chức công tác đánh giá phân hạng đất theo các yếu tố địa hình, chất đất, chế độ tưới tiêu, vị trí phân bố của khoanh đất và năng suất cây trồng, trên cơ sở đó đất được phân thành các hạng phục vụ cho công tác thu thuế nông nghiệp.
* Đo đạc, lập bản đồđịa chính: Quận Hoàng Mai được thành lập trên cơ sở 09 xã của huyện Thanh Trì và 05 phường của quận Hai Bà Trưng. Tổng diện tích tự nhiên năm 2012 là 4032,38 ha trong đó diện tích đã đo đạc lập bản đồ địa chính là 3940,07 ha theo ba loại tỷ lệ bản đồ được đo vẽ giai đoạn 1994 – 1996, cụ thể là:
- Với 09 xã tách từ huyện Thanh Trì thì có 02 bản đồ tỷ lệ, trong đó: + Bản đồ tỷ lệ 1/500: diện tích đo là 1908,33 ha (đất thổ cư).
+ Bản đồ tỷ lệ 1/1000: diện tích đo là 1.603,77 ha (đất nông nghiệp). - Với 05 phường tách từ quận Hai Bà Trưng thì có đồng nhất một loại bản đồ tỷ lệ 1/200: diện tích là 427.96ha.
* Bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Bản đồ hiện trạng SDĐ các cấp đã được xây dựng hoàn chỉnh qua các đợt kiểm kê đất đai và đang xây dựng bản đồ hiện trạng SDĐ năm 2013 (theo Chỉ thị số 618/CT-TTg). Đặc biệt năm 2005 đã thiết lập hoàn chỉnh hệ thống bản đồ hiện trạng SDĐ cấp phường, quận bằng công nghệ số.
* Bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Được xây dựng thông qua việc lập kế hoạch SDĐ của cấp quận.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58
3.2.1.4. Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất
Từ khi thành lập quận đến nay, UBND quận Hoàng Mai rất quan tâm đến công tác lập quy hoạch. Hiện tại, trên địa bàn quận và các phường đều đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt quy hoạch chi tiết SDĐ và giao thông ở tỷ lệ 1:2.000. Đồng thời UBND quận cũng đang triển khai xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Hàng năm phường và quận đều lập kế hoạch SDĐ làm cơ sơ để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất. Việc thực hiện kế hoạch SDĐ đai đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tuy có nhiều tiến bộ, song tỷ lệ thực hiện còn hạn chế ở một số loại đất.
3.2.1.5. Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơđịa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Đến nay trên địa bàn quận có 1 Văn phòng đăng ký QSDĐ cấp quận. Hệ thống hồ sơ, quản lý hồ sơ được chuẩn hóa theo đúng quy định.
Tính đến 31/12/2013 tổng số GCN đã cấp cho gia đình, cá nhân và các tổ chức là 39.275 giấy với diện tích được cấp là 891,02 ha. Cụ thể:
- Gia đình, cá nhân: diện tích đã được cấp GCN là 880,57 ha với 38.266 giấy GCN.
- Tổ chức: diện tích đã được cấp là 10,45ha với 911 giấy GCN.
3.2.1.6. Thống kê, kiểm kê đất đai
Công tác kiểm kê, thống kê đất đai từ khi thành lập quận đến nay được tổ chức thực hiện thường xuyên theo đúng quy định đã đề ra. Công tác thống kê đất đai hàng năm của quận đã được thực hiện ở cả 2 cấp theo đúng quy định của ngành. Hoàn thành công tác kiểm kê đất đai năm 2005, đã thực hiện kiểm kê đất đai năm 2010 (theo Chỉ thị số 618/CT-TTg).
Nhìn chung công tác thống kê, kiểm kê đất đai của quận được triển khai khá tốt. Chất lượng thống kê, kiểm kê đất đai từng bước được nâng cao công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59
tác này là tài liệu quan trọng, phục vụ đắc lực trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn.
3.2.1.7. Quản lý tài chính vềđất đai
Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật. Việc thực hiện các khoản thu chi liên quan đến đất đai đã được quận căn cứ theo các văn bản của Nhà nước, của quận để tổ chức thực hiện như: Khung giá đất trên địa bàn thành phố hàng năm ban hành, tổ chức đấu giá QSDĐ.
3.2.1.8. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất
động sản
Hiện nay “Trung tâm phát triển quỹ đất” của quận và các tổ chức tư vấn về giá đất, về bất động sản trên địa bàn quận đã được thành lập. Tuy nhiên, thị trường bất động sản nói chung và thị trường chuyển QSDĐ nói riêng còn mang tính tự phát. Cơ chế vận hành, quản lý Nhà nước về giá đất và thị trường bất động sản hiện còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu phụ thuộc vào khả năng cung, cầu trên thị trường chuyển nhượng QSDĐ.
3.2.1.9. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người SDĐ đã được UBND quận quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền SDĐ... góp phần bảo đảm quyền lợi cho người SDĐ và nguồn thu ngân sách.
Tuy nhiên, trong những năm qua là thời điểm giá đất tăng cao, vì vậy tình trạng chuyển nhượng đất không đúng theo quy định của pháp luật diễn ra phổ biến; tình trạng tự chuyển mục đích SDĐ nhưng không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền dẫn đến tình trạng quản lý SDĐ đai rất khó khăn.
3.2.1.10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật vềđất đai và xử lý vi phạm pháp luật vềđất đai
Từ khi thành lập quận năm 2003 đến nay, UBND quận và phòng Tài nguyên và Môi trường quận đã thành lập nhiều đoàn thanh tra, nhiều cuộc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60
kiểm tra đã phát hiện hàng chục trường hợp vi phạm Luật đất đai do lấn chiếm đất đai và đã có biện pháp xử lý tốt, góp phần đảm bảo công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn.
3.2.1.11. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất
Trong vài năm trở lại đây trên địa bàn quận triển khai nhiều công trình phát triển kinh tế, công trình an sinh xã hội cùng với giá trị đất đai tăng nhanh nên việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm đất đai ngày càng phổ biến, trong đó: chủ yếu là tranh chấp lấn chiếm đất đai trong nội bộ nhân dân và khiếu nại khi thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên được sự quan tâm của các cấp, các ngành công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và SDĐ được duy trì thường xuyên và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Xử lý kịp thời, dứt điểm hạn chế tình trạng tồn đọng đơn thư, kéo dài sự vụ.
3.2.1.12. Quản lý các hoạt động dịch vụ công vềđất đai
Hiện tại quận chưa thành lập các đơn vị dịch vụ công về đất đai nhưng các hoạt động vẫn được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ người quản lý SDĐ thông qua Văn phòng đăng ký QSDĐ và nhà của quận. Do vậy việc thực hiện đăng ký SDĐ, đăng ký biến động về đất và thực hiện các thủ tục hành chính về quản lý, SDĐ chưa theo kịp diễn biến SDĐ đai thực tế.