Bài học rút ra cho tỉnh Phú Thọ trong việc phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đạ

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 57 - 61)

sở bán lẻ hiện đại

Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản đều là những nước châu Á nên về phong tục tập quán, văn hóa tiêu dùng có đôi nét tương đồng với Việt Nam, họ đều là những nước có hệ thống phân phối bán lẻ hàng hóa khá phát triển, Trung Quốc, một quốc gia láng giềng với Việt Nam chỉ với 5 năm mở cửa thị trường bán lẻ, đã đạt được những thành tựu không thể phủ nhận, hay Thái Lan, nước đứng thứ 4 trên thế giới và thứ 1 Đông Nam Á ở vị trí các nhà kinh doanh bán lẻ hàng đầu, Nhật Bản đứng thứ 2 về lượng hàng tiêu dùng tại xứ sở này, với những phương thức quản lý đặc trưng riêng. Việt Nam, một thị trường được coi là rất hấp dẫn với các nhà đầu tư, một thị trường tiềm năng về mức tiêu thụ hàng hóa, với vị trí là một nước đi sau, có thể học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm của các

nước đi trước đã nghiên cứu ở trên. Qua đó có thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và Phú Thọ nói riêng trong việc phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại như sau:

1) Bài học về phát triển hài hòa giữa bán lẻ hiện đại và bán lẻ truyền thống

Cùng với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế, thu nhập và đời sống mọi mặt của người dân ngày càng nâng cao thì các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại ngày càng phát triển và chiếm tỷ trọng cao trong thị phần bán lẻ. Theo báo cáo của Tập đoàn Metro, vào năm 1990, thị phần bán lẻ qua loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại ở Thái Lan mới chiếm 5% nhưng đến năm 2005 đã tăng lên 60%, năm 2010 là 70%, đến nay vào khoảng 80%. Tuy nhiên, cũng giống như Thái Lan và Trung Quốc, do tập quán, thói quen tiêu dùng và mức sống giữa các tầng lớp dân cư và các vùng, miền còn khác nhau (đặc biệt với Phú Thọ là một tỉnh dân số nông thôn, miền núi còn chiếm tỉ lệ lớn) nên trong quá trình phát triển các cơ sở bán lẻ hiện đại phải đảm bảo sự phát triển hài hoà và cạnh tranh lành mạnh giữa loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại và loại hình bán lẻ truyền thống để phục vụ tốt nhất nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng (người tiêu dùng).

2) Bài học về thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bán lẻ

Để thúc đẩy nhanh việc phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh hiện đại thì việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đối với Phú Thọ là đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái Lan, để việc phát triển các cơ sở bán lẻ hiện đại mang tính bền vững, bên cạnh việc hỗ trợ có chọn lọc của Nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, cần phải thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài theo lộ trình, có trọng tâm, trọng điểm và định hướng chọn lọc ngay từ đầu bằng việc đưa ra quy định về tiêu chuẩn (năng lực) của các đối tác trong nước và nước ngoài tham gia doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài. Qua đó, vừa tạo điều kiện để doanh

nghiệp trong nước, trong tỉnh có thêm nguồn lực, thời gian phát triển, vừa có thể tiếp nhận được nguồn vốn từ những tập đoàn đa quốc gia có công nghệ tiên tiến trong quản lý, phát triển chuỗi cửa hàng và có mạng lưới thị trường quốc tế rộng lớn... vào đầu tư thiết lập các cơ sở bán lẻ ở Việt Nam.[34]

3) Bài học về sự phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ hiện đại

Tỉnh Phú Thọ cần nhận thức rõ vai trò tiên quyết của chuỗi cửa hàng trong việc thúc đẩy phát triển các loại hình cửa hàng bán lẻ văn minh hiện đại để sớm có chính sách ưu tiên và chiến lược phát triển chuỗi cửa hàng. Thực tế phát triển chuỗi cửa hàng ở Trung Quốc và các nước cho thấy, phương thức vận doanh cửa hàng theo chuỗi, trong đó có việc phát triển chuỗi cửa hàng theo phương thức nhượng quyền là không thể không áp dụng trong sự phát triển ngành bán lẻ theo hướng văn minh, hiện đại.

4) Bài học về tác động đến nhận thức của người dân về bán lẻ hiện đại

Kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy rõ cần thực hiện tốt công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm tạo ra sự quan tâm và từng bước làm thay đổi cũng như nâng cao nhận thức của các tầng lớp xã hội về các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại và tính tất yếu của việc phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ này tại địa phương.

5) Bài học về thực hiện tốt công tác quy hoạch, triển khai quy hoạch hạ tầng bán lẻ hiện đại, cũng như phân bố các cơ sở bán lẻ hiện đại trên địa bàn.

Muốn phát triển nền kinh tế nói chung và mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại nói riêng thì bên cạnh các chính sách hỗ trợ, sức hút tiềm ẩn của thị trường thì cần phải làm tốt công tác quy hoạch phát triển hạ tầng bán lẻ trên địa bàn tỉnh, quy hoạch này phải thống nhất với các quy hoạch hạ tầng thương mại hiện đại của trung ương, để các doanh nghiệp muốn tham gia vào thì trường bán lẻ của tỉnh có thể dễ dàng hơn về việc làm các thủ tục cũng như có hướng đầu tư đúng đắn, một môi trường pháp lý ổn định là một trong những yếu tố thu hút các nhà đầu tư, định hướng cho các doanh nghiệp mới vào thị trường một cách cụ

thể. Tuy nhiên không thể xây dựng một cách tùy tiện mà phải dựa trên đặc thù của hoạt động bán lẻ hiện đại, vận dụng kinh nghiệm xây dựng các khung pháp lý của các nước đi trước như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc nhưng không được dập khuôn máy móc vì chúng không thể đảm bảo sự thành công cho tỉnh trong việc phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại trên địa bàn. Từ đó tránh được sự phát triển tự phát, manh mún như ở một số tỉnh hiện nay.

Bên cạnh đó, Phú Thọ cần tìm hiểu và vận dụng linh hoạt những quy định hạn chế thành lập các cơ sở bán lẻ hiện đại quy mô lớn ở khu vực trung tâm thành phố. Hiện nay, nhiều nước đưa ra những quy định hạn chế thành lập các cơ sở bán lẻ quy mô lớn ở trung tâm nội đô với những lý do khác nhau như: Bảo vệ các cơ sở bán lẻ truyền thống quy mô nhỏ trước sức ép cạnh tranh của cơ sở bán lẻ quy mô lớn... (bảo đảm việc làm cho người lao động) và tránh phát sinh các vấn đề về đô thị hoá, xã hội (do đông đảo người lao động bị mất công ăn việc làm...) và môi trường (như tập trung quá mức dễ gây tắc nghẽn giao thông...) Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, thực tế cũng có những tác động tiêu cực như làm cho cơ cấu thị trường bán lẻ kém cạnh tranh, hoạt động kinh doanh ở trung tâm thành phố bị giảm sút, giá bán hàng hoá cao, hạn chế khả năng lựa chọn và tiện ích, phúc lợi mang lại cho người tiêu dùng. Vì vậy, sau thời gian thực hiện, một số nước đã bãi bỏ việc hạn chế này. Bên cạnh đó, cũng có một số nước đã sử dụng các biện pháp khác như xây dựng quy hoạch phù hợp và đưa ra các quy định không mang tính hạn chế cạnh tranh như chỉ quy định về việc bảo đảm môi trường sống và mỹ quan thành phố.

Chương 2

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 57 - 61)