Thực trạng phát triển các cơ sở bán lẻ truyền thống

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 92 - 99)

1. Nông, lâm, thủy

2.2.1. Thực trạng phát triển các cơ sở bán lẻ truyền thống

Tính đến cuối năm 2013 toàn tỉnh có 222 chợ, ngoài các chợ ở thành phố, thị xã và thị trấn đã phát huy hiệu quả góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu hàng hoá của nhân dân địa phương thì đa số các chợ khác chưa đáp ứng được nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá, nhất là các hàng hoá thuộc nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư.

Quá trình phát triển và quản lý chợ của tỉnh hiện nay cơ bản sử dụng năng lực hiện có, từng bước nâng cấp mạng lưới chợ theo Quy hoạch chung của tỉnh nhằm phục vụ tốt việc lưu thông hàng hóa, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về địa điểm kinh doanh của các thành phần kinh tế và góp phần mở rộng thị trường nông thôn.

Theo số liệu thống kê của Sở Công Thương tỉnh Phú thọ trên địa bàn tỉnh hiện nay, có 222 chợ/277 xã, phường, thị trấn, bình quân có 0,8 chợ/xã, phường, thị trấn. Bình quân 2,2 km có một chợ phục vụ cho mua sắm của nhân dân trong vùng. Trong đó, có 03 chợ hạng I, chiếm 1,35%; 10 chợ hạng II, chiếm 4,50% và 136 chợ hạng III chiếm 61,62%.

Bảng 2.5: Thực trạng phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

TT Số chợ Tổng số Hạng I Hạng II Hạng III Chợ tạm 1 TP. Việt Trì 26 2 1 13 10 2 TX. Phú Thọ 10 1 2 7

3 Huyện Lâm Thao 20 2 18

4 Huyện Thanh Sơn 20 20

5 Huyện Tân Sơn 13 10 3

6 Huyện Yên Lập 15 1 14

7 Huyện Cẩm Khê 25 2 23

8 Huyện Hạ Hoà 16 1 8 7

9 Huyện Tam Nông 14 2 12

10 Huyện Thanh Thuỷ 14 1 5 8

12 Huyện Thanh Ba 17 2 15

13 Huyện Đoan Hùng 15 1 3 11

Tổng 222 3 10 136 73

Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ

Quy mô các chợ nhìn chung vừa và nhỏ, diện tích xây dựng giữa các chợ không đồng đều. Thực tế ở một số cụm thương mại (thị trấn, chợ tiểu vùng) do quỹ đất ít không đáp ứng yêu cầu họp chợ của nhân dân nên đã xảy ra tình trạng lấn chiếm các lòng lề đường, hè phố để họp chợ. Tuy nhiên, cũng có những chợ có diện tích khá rộng nhưng do công tác tổ chức, quản lý, sắp xếp chưa hợp lý nên gây ra sự quá tải “ảo”.

Hệ thống chợ hiện nay trên địa bàn tỉnh có thể chia thành 3 loại:

- Chợ trung tâm ở thành phố, thị xã, trung tâm huyện: là đầu mối giao lưu hàng hóa trên địa bàn, thực hiện cả hai chức năng bán buôn và bán lẻ, tập trung nguồn hàng khá phong phú đủ sức chi phối, điều tiết trên thị trường cả tỉnh và khu vực.

- Chợ liên xã ở các thị tứ: bao gồm chợ thị trấn và một số chợ xã trọng điểm tập trung dân cư, trung tâm liên xã, có điều kiện phát triển kinh tế, thuận lợi về giao thông, vừa thực hiện chức năng bán lẻ tại địa bàn xã, phường, đồng thời thu hút được nguồn hàng tương đối dồi dào, đủ sức chi phối hàng hóa cho một số xã lân cận.

- Chợ dân sinh: gồm chợ các xã, phường ven nội ô thị xã, thành phố vốn không thuận lợi về giao thông, mật độ dân thưa, nguồn hàng có giới hạn, chỉ phục vụ bán lẻ trên địa bàn, quy mô chợ nhỏ và thường là chợ được xây dựng bán kiên cố hoặc tạm thời.

Các chợ có xu hướng thiên về chức năng bán lẻ hàng tiêu dùng cho dân cư trong khu vực xã, huyện và trong tỉnh. Lực lượng tham gia kinh doanh ở hầu hết các chợ trên địa bàn chủ yếu là kinh doanh cá thể; còn DNTN, HTXTM, DNNN chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể. Theo số liệu điều tra thu được, số hộ kinh doanh

thường xuyên tại chợ khoảng 12.553 hộ/222 chợ, trung bình có 56 hộ/chợ. Tổng số hộ kinh doanh không thường xuyên tại các chợ khoảng 16.979 hộ/222 chợ, trung bình 76 hộ/chợ.

Đối với thị trường nông thôn của tỉnh, trong các năm qua đã tập trung và tăng cường đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp các chợ vùng nông thôn đã xuống cấp nghiêm trọng. Các chợ xã, chợ liên xã (tiểu vùng) trên địa bàn các huyện cũng đã đóng vai trò là nơi mua buôn nông sản, kết thúc bán buôn vật tư và hàng tiêu dùng đã góp phần mở rộng các quan hệ trao đổi, phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân địa phương khá tốt.

Khối lượng hàng hóa lưu thông qua các chợ ở thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ chiếm khoảng 50-60% tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn. Ở khu vực nông thôn, hàng hóa giao dịch qua các chợ chiếm khoảng 65-75%. Lực lượng kinh doanh trên các chợ chủ yếu là thương mại tư nhân, thương mại Nhà nước, hợp tác xã thương mại và người sản xuất trực tiếp bán hàng. Trong đó thương mại tư nhân đóng vai trò quan trọng.

Nhìn chung, chợ trên địa bàn đã phần nào đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hoá như tiêu thụ nông sản hàng hoá và cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho đời sống dân cư tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, hệ thống chợ hiện nay của tỉnh Phú Thọ cũng còn một số điểm tồn tại:

Thứ nhất, phân bố chợ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay còn có những bất hợp lý cả về khoảng cách, bán kính phục vụ và quy mô dân số. Có sự chênh lệch về bán kính và quy mô dân số phục vụ giữa các huyện. Như vậy, sự phát triển của mạng lưới chợ chưa thật sự phù hợp với sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội nên chưa đáp ứng được một cách tốt nhất cho yêu cầu tiêu dùng và tiêu thụ sản phẩm trong dân cư.

Thứ hai, với tỷ lệ lớn các chợ được hình thành từ các điểm tự phát và ngay cả các chợ do UBND các cấp ra quyết định thành lập thì việc xây dựng cơ sở vật

chất kỹ thuật chợ, bố trí không gian kiến trúc, yêu cầu diện tích mặt bằng của mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng hết sức đa dạng và mang tính phát triển “tự nhiên” nhiều hơn là sự thống nhất hoá, tiêu chuẩn hoá.

Thứ ba, quá trình phát triển hệ thống giao thông đường bộ và sự gia tăng lưu lượng người và hàng hoá qua mạng lưới chợ đã xuất hiện tình trạng mất an toàn giao thông trên các tuyến giao thông có điểm họp chợ.

Thứ tư, do tính chất kinh doanh bán lẻ là phổ biến trên các chợ hiện nay, khối lượng nhu cầu cần mua bán của cư dân sẽ ngày càng có xu hướng tăng lên, yêu cầu đảm bảo cho hoạt động chợ ngày càng văn minh hơn, hiện đại hơn, trong khi đó có rất nhiều chợ chưa được đầu tư hoặc chỉ ở mức độ thấp.

Thứ năm, thu nhập và đời sống dân cư trên địa bàn chưa cao nên nhu cầu tiêu dùng chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thiết yếu. Thực tế phát triển các hộ kinh doanh theo ngành hàng kinh doanh trên chợ cho thấy, số hộ kinh doanh vẫn tập trung chủ yếu vào các mặt hàng tạp hoá, thực phẩm tươi sống, hàng nông sản khô, sơ chế, hàng may mặc, trong khi đó, các ngành kinh doanh khác như hàng điện tử, điện lạnh, trang sức đắt tiền chiếm tỷ lệ nhỏ. Điều này có nghĩa là, tuy chợ là loại hình thương mại tổng hợp nhưng không phải là thích hợp nhất với nhiều ngành hàng và mặt hàng kinh doanh.

Thứ sáu, thực trạng công tác tổ chức và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong những năm vừa qua cho thấy, phần lớn các chợ do UBND thành phố, huyện, xã, phường trực tiếp hoặc giao cho một số tổ chức đoàn thể quản lý theo phương thức khoán hay giao chỉ tiêu. Nguyên nhân chủ yếu là do quan niệm của các cơ quan quản lý coi chợ là công trình công cộng, trong khi người được giao trách nhiệm quản lý trực tiếp lại chỉ nhìn thấy các khoản thu từ chợ. Do đó, công tác tổ chức và quản lý chợ vừa thiếu tính thống nhất trong cả mạng lưới chợ vừa thiếu cách nhìn toàn diện về vị trí, vai trò và yêu cầu phát triển chợ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung. Chính những thiếu sót đó là một trong những

nguyên nhân chủ yếu làm nảy sinh những tồn tại cần giải quyết trên mạng lưới chợ hiện nay, như tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, hiệu suất sử dụng các công trình chợ, khả năng đảm bảo cân đối các khoản thu chi và đầu tư phát triển chợ...

Thứ bảy, trình độ và kỹ năng quản lý chợ của đội ngũ cán bộ cả ở những cơ quan quản lý nhà nước (nhất là cấp huyện) và đơn vị quản lý trực tiếp trên chợ còn hạn chế nên ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác và phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn.

Với những tồn tại hiện có của hệ thống chợ Phú Thọ, cơ hội phát triển cho loại hình bán lẻ hiện đại tại địa phương là rất lớn. So với các chợ truyền thống, điểm nổi bật của các cơ sở bán lẻ hiện đại là giúp người tiêu dùng hưởng dịch vụ mua sắm thuận tiện hơn, hàng hóa phong phú hơn, an toàn hơn. Bên cạnh đó, các chuỗi hệ thống bán lẻ hiện đại cũng đáp ứng nhu cầu giải trí người tiêu dùng. Vì thế, vào những ngày cuối tuần, rất nhiều gia đình và trẻ em lựa chọn để đi chơi và mua sắm.Sự tiện ích của hệ thống bán lẻ hiện đại đã lôi kéo được nhiều người tiêu dùng và sẽ đẩy nhiều chợ truyền thống trên địa bàn rơi vào cảnh đìu hiu, thưa thớt.

2.2.1.2. Thực trạng hệ thống cửa hàng bán lẻ truyền thống

Các cửa hàng bán lẻ truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có những điểm chung như quyquy mô còn khá nhỏ, diện tích mặt bằng không quá lớn, thường tập trung ở những nơi đông dân cư nhưng không nằm trên các con phố lớn hay các tuyến phố trung tâm. Mặt hàng kinh doanh rất đa dạng từ hàng hóa, thực phẩm, đồ dùng nhà bếp, mĩ phẩm, giày dép, quần áo, sách báo, dụng cụ học tập…Một trong những ưu điểm của cửa hàng bán lẻ truyền thống ở tỉnh là mang đến sự thuận tiện, nhanh gọn cho người dân địa phương. Thay vì mất thời gian gửi xe, chờ đợi tính tiền như tại các siêu thị, cửa hàng lớn đông người, khách tới các cửa hàng này có thể hoàn thành việc mua sắm chỉ trong vài phút. Trong khi tại các cửa hàng truyền thống sản phẩm bày bán cũng phong phú, đa dạng không

kém so với các hệ thống siêu thị và giá cũng không đắt hơn nhiều do nhiều gia đình không mất tiền thuê mặt bằng mà tận dụng nhà ở luôn.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ước tính có khoảng hơn 400 cửa hàng bán lẻ kinh doanh theo kiểu hộ kinh doanh cá thể. Hàng hóa kinh doanh của các cửa hàng này chủ yếu là hàng hóa tiêu dùng phục vụ nhu cầu hàng ngày của dân cư. Tuy nhiên do hạn chế về mặt bằng kinh doanh cũng như khả năng tài chính nên hầu như các cửa hàng này chỉ cung cấp một số ít về hàng hóa có giá trị không cao. Mặc dầu vậy, đây cũng đang là một trong những kênh phân phối hàng hóa quan trọng trong thị trường bán lẻ của tỉnh thời gian qua.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của các cửa hàng bán lẻ truyền thống trên địa bàn tỉnh đang gặp không ít khó khăn do nhiều lý do khác nhau. Theo khảo sát của tác giả, số lượng khách hàng đến mua sắm ở các cửa hàng bán lẻ truyền thống giảm đi đáng kể do sự xâm nhập và mở rộng của các hình thức bán lẻ hiện đại như mua hàng ở siêu thị, mua hàng qua mạng. Một bất cập nữa là các cửa hàng truyền thống lại không mua được hàng hóa trực tiếp từ nhà sản xuất mà phải mua qua các nhà phân phối. Ở thành phố mua qua nhà phân phối cấp 1, ở huyện thị mua qua nhà phân phối cấp 2. Vì vậy nhiều cửa hiệu bán lẻ truyền thống còn bán đắt hơn ở siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn… Bên cạnh đó, các cửa hàng truyền thống cũng chậm ứng dụng khoa học, công nghệ vào quản lý và kinh doanh.

Với những khó khăn trên, các cửa hàng bán lẻ truyền thông trên địa bàn tỉnh phải tính đến việc thu hẹp quy mô kinh doanh để tồn tại hoặc thậm chí ngừng buôn bán để tránh thua lỗ. Đây là cơ hội tốt cho các cửa hàng tiện lợi kinh doanh theo chuỗi phát triển, với các lý do sau: (1) Để tồn tại và phát triển yêu cầu các cửa hàng bán lẻ truyền thống phải chuyển đổi phương thức kinh doanh, trong đó vấn đề hiện đại hóa cách thức quản lý bán hàng là việc làm tất yếu; (2) Do năng lực tài chính cũng như năng lực quản trị của các cửa hàng bán lẻ truyền thống trên địa bàn còn yếu nên con đường ngắn nhất khắc phục những

hạn chế đó là nhận nhượng quyền kinh doanh của các thương hiệu bán lẻ hiện đại để chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh theo phương thức cửa hàng tiện lợi nhằm thu hút khách hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 92 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w