2.1.2.1. Thực trạng chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hiện đại
Sự phát triển của mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại Phú Thọ phụ thuộc vào khung khổ pháp lý của Nhà nước cũng như cơ chế của của chính quyền tỉnh đối với dịch vụ phân phối nói chung và dịch vụ phân phối bán lẻ nói riêng. Trong quá trình mở cửa thị trường dịch vụ phân phối bán lẻ, thực thi các cam kết quốc tế, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy định chính sách liên quan đến phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ. Hàng loạt các văn bản Luật và dưới luật được ban hành như: Luật đất đai, Luật đầu tư, Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật đấu thầu, Luật cạnh tranh đến các Nghị định của Chính phủ, các quyết định, các chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, các thông tư của các Bộ ngành hướng dẫn thực hiện… Bên cạnh đó, tỉnh Phú Thọ cũng thực hiện những biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ phân phối bán lẻ nói chung và các cơ sở bán lẻ hiện đại nói riêng như xây dựng Quy hoạch mạng lưới bán buôn bán lẻ trên địa bàn tỉnh đên năm 2020, Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ đến năm 2020,… Những cơ chế, chính sách đối với lĩnh vực phân phối bán lẻ hiện đại có thể kể đến đó là:
1) Chính sách mở cửa thị trường phân phối bán lẻ:
Gia nhập WTO, Việt Nam cam kết tuân thủ toàn bộ các hiệp định và quy định mang tính ràng buộc của WTO từ ngày 11/01/2007. Đối với các ngành dịch vụ, Việt Nam đã cam kết về mở cửa thị trường 11 ngành dịch vụ. Đối với ngành dịch vụ phân phối, Việt Nam cam kết mở cửa tất cả các phân ngành dịch vụ phân phối theo phân loại của WTO, bao gồm:
- Dịch vụ đại lý hoa hồng; - Dịch vụ bán buôn;
- Dịch vụ phân phối bán lẻ (bao gồm cả hoạt động bán hàng đa cấp); - Dịch vụ nhượng quyền thương mại.
Theo cam kết trong Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập WTO của Việt Nam (ký ngày 07/11/2006 và có hiệu lực từ ngày 11/01/2007), khi đề cập đến hạn chế tiếp cận thị trường (thể hiện ở Biểu Cam kết cụ thể về dịch vụ phân phối gia nhập WTO của Việt Nam) thì sự hiện diện thương mại (trong đó có việc thiết lập các cơ sở bán lẻ cũng như dịch vụ nhượng quyền trong bán lẻ) của NĐTNN là thành viên WTO tại Việt Nam, ngoài phụ thuộc vào các hạn chế về quyền phân phối một số mặt hàng (loại trừ khỏi cam kết hoặc loại bỏ theo lộ trình), còn phải tuân theo lộ trình khá cụ thể về hình thức đầu tư, tỷ lệ góp vốn và quy định về kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).
- Về hình thức đầu tư:
+ Ngay khi Việt Nam gia nhập WTO: nhà đầu tư nước ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không được vượt quá 49%;
+ Từ ngày 01/01/2008: không hạn chế góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài (nhưng phải lập công ty dưới hình thức liên doanh);
+ Từ ngày 01/01/2009: được đầu tư theo hình thức 100% vốn của NĐTNN.
- Về lập cơ sở bán lẻ:
+ Quyền phân phối của nhà đầu tư nước ngoài gắn liền với quyền lập cơ sở bán lẻ thứ nhất;
+ Tuy nhiên, cũng như cam kết với Hoa Kỳ trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA: ký ngày 13/7/2000, có hiệu lực từ ngày 10/12/2001), việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) sẽ được xem xét từng trường hợp trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT: Economic Needs Test) được thể hiện ở các tiêu chí: số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý.
- Về hàng hóa:
+ Danh mục hàng hóa nhà đầu tư nước ngoài không được quyền phân phối, gồm 9 mặt hàng và nhóm mặt hàng: Thuốc lá và xì gà; sách, báo và tạp chí; vật phẩm đã ghi hình; kim loại quý và đá quý; dược phẩm; thuốc nổ; dầu thô và dầu đã qua chế biến; gạo; đường mía và đường củ cải.
+ Danh mục hàng hóa nhà đầu tư nước ngoài được phân phối theo lộ trình: Từ ngày 01/01/2009 là máy kéo, phương tiện cơ giới, ôtô con và xe máy. Từ ngày 01/01/2010 là rượu, xi măng và clinke, phân bón, sắt thép, giấy, lốp xe, thiết bị nghe nhìn (như vậy là các loại hàng hóa này đến nay các nhà đầu tư nước ngoài đều đã được quyền phân phối).
Có thể nói, trong 11 năm đàm phán để gia nhập WTO, Việt Nam đã nỗ lực cải cách thể chế kinh tế theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường, xây dựng, điều chỉnh khung khổ pháp lý và ban hành các chính sách thương mại phù hợp với những quy định của WTO về mở cửa thị trường nói chung và thị trường dịch vụ nói riêng. Cụ thể, hành loạt các văn bản Luật và dưới luật đã được ban hành như: Pháp lệnh về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế (2002); Pháp lệnh Tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam (2002); Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (2004);
Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (2004); Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp 2005 quy định việc thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh; Luật Thương mại 2005 công nhận tình trạng pháp lý của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam dưới hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh, công ty liên doanh và công ty có 100% vốn nước ngoài; Luật Hợp tác xã (sửa đổi) quy định việc thành lập và hoạt động của kinh tế hợp tác xã và các tổ chức hợp tác xã tại Việt Nam; Luật Cạnh tranh (2004) có hiệu lực từ năm 2005; Bộ luật Dân sự (2005), Luật Sở hữu trí tuệ (2005), Luật Giao dịch điện tử (2005),…
Những quy định cụ thể về mở cửa thị trường phân phối bán lẻ của Việt Nam như hiện hành như sau:
Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12/2/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nghị định này đã đề ra các điều kiện để các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (FDI) được cấp giấy phép kinh doanh mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan tại Việt Nam. Ngoài ra, Nghị định cũng quy định rõ thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh và các thủ tục xin cấp phép liên quan. Cụ thể, Điều 4 quy định các điều kiện để cấp phép kinh doanh cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thực hiện các hoạt động liên quan đến phân phối. Một trong những điều kiện đặt ra là phải được sự phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Theo Điều 5 Nghị định 23, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể cấp phép kinh doanh dịch vụ phân phối cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Thương mại, nay là Bộ Công Thương. Điều 5 Nghị định cũng quy định rõ, chỉ các công ty trước đó đã có giấy chứng nhận đầu tư mới được đề nghị và được
cấp giấy phép kinh doanh. Thủ tục để được cấp phép đầu tư lại yêu cầu việc nộp hồ sơ cho cơ quan Nhà nước tương ứng. Tuy nhiên, ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) chỉ bắt buộc khi doanh nghiệp có hoạt động cung cấp dịch vụ phân phối (không bắt buộc nếu doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chỉ tham gia hoạt động xuất nhập khẩu). Thủ tục xin cấp giấy phép để thực hiện hoạt động phân phối được làm rõ theo Thông tư 08/2013/TT-BCT ngày 22/4/2013 của Bộ Công Thương quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Hạn chế tiếp cận thị trường theo phương thức 3 (hiện diện thương mại): Nghị định 23/2007/NĐ-CP, Thông tư 08/2013/TT- BCT ngày 22/4/2013 của Bộ Công Thương quy định chi tiết về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định:
+ Đối với cơ sở bán lẻ đầu tiên: Việc lập cơ sở bán lẻ, bao gồm cả cơ sở bán lẻ thứ nhất phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động bán lẻ và phù hợp với quy hoạch có liên quan của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi dự kiến lập cơ sở bán lẻ.
+ Đối với cơ sở bán lẻ thứ hai trở đi: Việc thành lập cơ sở bán lẻ thứ hai phải được phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền trên cơ sở ENT. Bộ Công Thương sẽ phê duyệt từng trường hợp, căn cứ vào số lượng cơ sở bán lẻ, của sự ổn định thị trường, mật độ dân số tại tỉnh, thành phố đặt cơ sở bán lẻ và sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tổng thể của tỉnh, thành phố đó, nhưng không hạn chế ở số lượng các nhà cung cấp dịch vụ tại khu vực địa lý dự kiến. Thông tư 08/2013/TT-BCT: Khoản 2, Điều 7 về “Lập cơ sở bán lẻ ” nêu rõ: “Việc lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất được xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào việc kiểm tra nhu cầu kinh tế của địa bàn nơi đặt cơ sở bán lẻ
theo các tiêu chí: số lượng các cơ sở bán lẻ, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cư và quy mô của địa bàn cấp quận, huyện nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ”. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư có nội dung thành lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 08/2013/TT-BCT nhưng chưa được cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP, phải làm thủ tục cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Điều 19 Thông tư 08/2013/TT-BCT.
Nhìn chung, khung khổ pháp luật của Việt Nam đã được xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định của WTO và các cam kết về mở cửa thị trường nói chung và thị trường dịch vụ phân phối nói riêng.
2) Chính sách phát triển thương nhân trong lĩnh vực DVPPBL
Chính sách thương nhân hoạt động kinh doanh DVPPBL được quy định tại Luật thương mại (2005), Luật đầu tư (2005), Luật doanh nghiệp (2005) và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật này như: Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 của Chính Phủ Quy định chi tiết về hoạt động nhượng quyền thương mại, Nghị định số 23/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật thương mại, Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính Phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.
Đề án phát triển thương mại trong nước đến 2010 và định hướng đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định 27/2007/QĐ-TTg) đã đề ra chính sách: Khuyến khích các doanh nghiệp thành lập các Hiệp hội bán buôn, bán lẻ, chợ, siêu thị, hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam đã được thành lập nhằm tạo mối liên doanh liên kết, xây dựng và quảng bá thương hiệu… Xây dựng và khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp thương mại chủ yếu như: Các tập đoàn, công ty mẹ - con kinh doanh hàng hoá chuyên ngành hoặc kinh doanh hàng hoá
tổng hợp, các công ty thương mại bán lẻ hiện đại, các công ty kinh doanh dịch vụ logistics, các công ty (hoặc hợp tác xã) quản lý và kinh doanh chợ, các công ty cổ phần sản xuất chế biến và tiêu thụ hàng nông sản - thực phẩm, các hợp tác xã thương mại và dịch vụ nông thôn, các hộ kinh doanh. Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh các nhóm mặt hàng có mối quan hệ với nhau trong tiêu dùng, phát triển mối liên kết ngang trong khâu phân phối, trong khâu bán buôn và liên kết ngang trong khâu bán lẻ thông qua việc cùng phát triển mạng lưới cửa hàng tiện lợi.
Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng chính phủ) đã nhấn mạnh việc thực hiện chính sách đa dạng hóa các loại hình tổ chức phân phối, các hoạt động dịch vụ và phương thức kinh doanh trên địa bàn nông thôn với sự tham gia của các thành phần kinh tế.
3) Chính sách, quy hoạch sử dụng đất cho phát triển cơ sở bán lẻ hiện đại
Nội dụng chính về chính sách sử dụng đất cho phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đó là các quy định của pháp luật về đất đai của Nhà nước, quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 đã được Chính Phủ phê duyệt theo Quyết định số 40/NQ-CP ngày 28/3/2013 về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ (2011 - 2015) tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh đó còn có các văn bản pháp luật liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng cho lĩnh vực dịch vụ phân phối bán lẻ như:
- Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 (Hội nghị Trung ương 4 Khóa XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
- Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27/01/2011 phê duyệt Chiến lược phát triển Khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020.
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội.
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
- Thông tư số 17/2010/TT-BCT ngày 05/05/2010 quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại.
- Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại (nay là Bộ công thương) về ban hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại, Bộ Thương mại đã giao cho các Sở thương mại (nay là Sở Công Thương) các tỉnh, thành phố trách nhiệm “xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển siêu thị, trung tâm thương mại phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại, phát triển kinh tế xã hội của địa phương và hướng dẫn triển khai thực hiện”.
- Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/6/2011 của Bộ Công Thương phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến 2030”.
- Quyết định số 6184/QĐ-BCT ngày 19/10/2012 của Bộ Công Thương phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả nước đến 2020 và tầm nhìn đến 2030”
- Quyết định số 4801/2009/QĐ-UBND ngày 31/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
- Quyết định số 831/QĐ-UBND ngày 26/03/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.
Trên thực tế, việc triển khai thực hiện chính sách đất đai liên quan đến quy