1. Nông, lâm, thủy
3.1.1. Xu hướng phát triển của ngành bán lẻ và các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đạ
HÓA HIỆN ĐẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Dự báo xu hướng và điều kiện phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
3.1.1. Xu hướng phát triển của ngành bán lẻ và các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại hiện đại
3.1.1.1 Xu hướng phát triển của ngành bán lẻ và các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại trên thế giới
Hiện nay trên thế giới, ngành bán lẻ hiện đại đã và đang có xu hướng phát triển hiện đại như sau:
- Sự cạnh tranh giữa các cơ sở trong cùng loại hình và giữa các loại hình tổ chức bán lẻ ngày càng mạnh dẫn đến sự biến mất của các loại hình bán lẻ truyền thống quy mô nhỏ và sự xuất hiện nhiều loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại mới. Tại các quốc gia đang phát triển, siêu thị và đại siêu thị là những loại hình phát triển nhanh nhất; cửa hàng tiện lợi sẽ là loại hình phát triển mạnh ở các đô thị có mức thu nhập đầu người cao và dần thay thế vai trò của cửa hàng tạp phẩm nhỏ lẻ. Khác với các quốc gia đang phát triển, tại các quốc gia phát triển, số lượng các loại hình trên mặc dù có tăng song tốc độ tăng đang ngày một giảm dần. Song song với quá trình thay thế trên là quá trình chuyển hoá của bản thân các loại hình bán lẻ truyền thống sang các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại.
- Doanh số bán lẻ không qua cửa hàng chiếm tỷ trọng ngày càng cao do phương thức bán hàng này đang có tốc độ phát triển nhanh, đặc biệt là phương thức bán hàng trực tuyến. Xu hướng trên được giải thích bởi các lý do sau: (i) sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin; (ii) người tiêu dùng ít có thời gian dành cho việc đi mua sắm tại cửa hàng; (iii) tầng lớp khách hàng trẻ - thành
phần ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong dân số - đa phần thành thạo công nghệ thông tin và thích mua sắm qua mạng.
- Xu hướng tự bổ sung mặt hàng, dịch vụ kinh doanh (scrambled merchandising) của các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại. Xu hướng này về cơ bản là việc một loại hình cửa hàng bán lẻ bên cạnh việc duy trì mặt hàng, dịch vụ kinh doanh truyền thống vốn có của mình từ khi thành lập, còn mở rộng kinh doanh sang các mặt hàng, dịch vụ khác. Chẳng hạn, siêu thị vốn là loại hình cửa hàng hiện đại kinh doanh thực phẩm, lại mở rộng kinh doanh thêm hàng phi thực phẩm; cửa hàng dược phẩm (drug store) lại có bán nhiều mỹ phẩm và cả các loại hàng hoá khác. Một ví dụ khác là nhiều chuỗi cửa hàng giá rẻ quy mô lớn đã và đang chuyển sang loại hình “siêu trung tâm” (supercenter) với việc bổ sung cửa hàng tạp hoá và thực phẩm có đầy đủ dịch vụ (full-service grocery store) vào loại hình cửa hàng giá rẻ thông thường.[34]
- Các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia tiếp tục thực hiện chiến lược mở rộng phạm vi hoạt động ra toàn cầu, nhất là ở những nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, nơi có thị trường bán lẻ còn sơ khai và nhiều tiềm năng phát triển.
- Số lượng và thị phần của loại hình cửa hàng bách hoá đang có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do chi phí đầu tư và nhân công cao nên loại hình cửa hàng bách hoá khó thực hiện việc cắt giảm chi phí để bán hàng giá rẻ. Chẳng hạn, tại Đức vào đầu những năm 1990, loại hình cửa hàng bách hoá chiếm 10 - 20% thị phần bán lẻ, nhưng đến năm 2005 đã có xu hướng giảm do sự phát triển của siêu thị và các loại hình cửa hàng giá rẻ. Để tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động trước sự cạnh tranh với các loại hình cửa hàng bán lẻ khác, cửa hàng bách hoá đang có hai xu hướng: một là tiếp tục cắt giảm chi phí để chuyển thành cửa hàng bách hoá giá rẻ, và hai là chuyển sang loại hình cửa hàng chuyên doanh.
- Loại hình cửa hàng tổng hợp (GMS: General Merchandise Store) đang có
xu hướng phát triển chậm lại và đi xuống. Trong khi đó, loại hình cửa hàng chuyên doanh, nhất là cửa hàng quy mô lớn đang có xu hướng phát triển nhanh. Không những thế, với việc phát huy tính kinh tế nhờ quy mô, các chuỗi cửa hàng chuyên doanh quy mô lớn còn tiến hành tự tổ chức sản xuất hàng mang nhãn hiệu riêng của mình nhằm giảm chi phí đầu vào để bán hàng với giá thấp. Để đáp ứng với sự thay đổi về cách sống (life-style) của tầng lớp dân cư có thu nhập cao, ở nhiều nước (đặc biệt là các nước phát triển) đã và đang xuất hiện mô hình trung tâm bán lẻ theo phong cách sống (life-style center) gồm các cửa hàng chuyên doanh cao cấp (upscale specialty stores), trong đó, việc bố trí, thiết kế các cửa hàng bán lẻ đều nhằm vào việc thu hút một tầng lớp dân cư nhất định. Chuỗi cửa hàng đang là một mô hình tổ chức hệ thống bán hàng phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển và đang được triển khai áp dụng một cách tích cực ở những nước đang phát triển. Một số nước như Trung Quốc đã coi phát triển cửa hàng chuỗi là trụ cột của chính sách thúc đẩy hiện đại hoá thương mại nội địa. Xu hướng phát triển chung của chuỗi cửa hàng là quy mô chuỗi ngày càng mở rộng để có thể khai thác và phát huy tối đa lợi thế kinh tế nhờ quy mô của mạng lưới bán hàng. Các chức năng trong hoạt động kinh doanh của toàn chuỗi được chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc, tạo điều kiện cho từng cửa hàng thành viên có thể khai thác tối đa lợi thế để nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Nhượng quyền thương mại đã và đang trở thành phương thức phổ biến và có hiệu quả để mở rộng quy mô chuỗi cửa hàng của các doanh nghiệp bán lẻ.
- Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tối đa hiệu quả vận hành kinh doanh của các doanh nghiệp bán lẻ cũng như đáp ứng tối đa nhu cầu về sự tiện lợi của khách hàng.
Tóm lại, sự phát triển của ngành bán lẻ nói chung và loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại nói riêng trên thế giới đang diễn ra theo các xu hướng sau: (1) Sự cạnh tranh giữa các loại hình tổ chức bán lẻ ngày càng mạnh; (2) Phát triển phương thức bán hàng không qua cửa hàng, đặc biệt là bán hàng trực tuyến; (3) Tự bổ sung mặt hàng, dịch vụ kinh doanh ; (4) Phát triển của loại hình cửa hàng chuyên doanh hiện đại; (5) Phát triển các loại hình cửa hàng giá rẻ quy mô lớn; (6) Phát triển loại hình cửa hàng tiện lợi; (7) Không ngừng cải tiến, ứng dụng công nghệ hiện đại trong bán lẻ để tiến tới thiết lập mô hình “cửa hàng tương lai”.
3.1.1.2. Xu hướng phát triển của ngành bán lẻ hiện đại ở Việt Nam
Sự chi phối của kênh bán lẻ hiện đại ở thị trường bán lẻ Việt Nam đang có xu hướng ngày càng mở rộng hơn. Xu hướng này đang và sẽ tiếp tục tăng mạnh khi trình độ phát triển của sản xuất và tiêu dùng ngày càng được nâng cao, nhất là trong điều kiện Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ phân phối. Sau đây là một số xu hướng chính đang diễn ra trong sự phát triển hệ thống các cơ sở bán lẻ hiện đại tại Việt Nam: