- Tăng đầu tư vào phát triển các cơ sở bán lẻ hiện đại quy mô nhỏ và chuỗi cửa hàng, nhất là chuỗi cửa hàng quy mô nhỏ.
3.2. Quan điểm phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn Phú Thọ
địa bàn Phú Thọ
- Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại phải dựa vào đặc điểm và phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành bán lẻ cũng như của từng loại hình tổ chức bán lẻ trên thế giới; đồng thời phải thích ứng với điều kiện kinh tế - xã hội, với tập quán, thói quen mua sắm, tiêu dùng, thu nhập và mức sống của người tiêu dùng ở từng địa phương, từng khu vực trong tỉnh.
- Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại một mặt phải dựa trên sự đa dạng, mặt khác phải dựa trên sự đồng bộ cả về loại hình tổ chức, về quy mô,
phương thức hoạt động cũng như về hình thức sở hữu và thành phần kinh tế tham gia; đồng thời, việc phát triển phải bảo đảm tính hệ thống của bản thân các loại hình tổ chức bán lẻ bán lẻ hiện đại.
- Quan tâm phát triển các cơ sở bán lẻ hiện đại quy mô nhỏ và vừa, đồng thời thúc đẩy phát triển các cơ sở bán lẻ hiện đại quy mô lớn. Chuỗi cửa hàng bán lẻ có phạm vi thị trường rộng đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt thị trường để định hướng, gắn kết sản xuất với tiêu dùng. Cơ cấu loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại phải phù hợp với yêu cầu và trình độ phát triển của từng giai đoạn. Khuyến khích phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại; nhưng phải bảo đảm sự phát triển hài hoà, cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở bán lẻ hiện đại và các cơ sở bán lẻ truyền thống, giữa các cơ sở trong từng loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại với nhau.
- Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại trên địa bàn tỉnh phải dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích nhằm huy động tối đa và phân bổ hợp lí các nguồn lực đầu tư trong tỉnh, trong nước, cũng như thu hút có chọn lọc các nguồn lực đầu tư từ nước ngoài; trước hết ưu tiên các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính và uy tín trong hoạt động bán lẻ, nắm vững công nghệ bán lẻ hiện đại, có kinh nghiệm trong đầu tư xây dựng và vận hành kinh doanh các loại hình tổ chức bán lẻ hiện đại, có mạng lưới cơ sở bán lẻ rộng khắp, có năng lực trong định hướng và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu hàng hoá phát triển.
- Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại, nhất là trong đầu tư xây dựng các cơ sở bán lẻ quy mô lớn phải tính đến sự phù hợp với quá trình đô thị hoá, phù hợp với các loại quy hoạch liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trước hết, phải bám sát quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại cũng như quy hoạch bán buôn, bán lẻ của tỉnh, của vùng Trung du Miền núi phía bắc và phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh để đẩy mạnh phát triển thương mại nói chung và thị trường bán lẻ Phú Thọ nói riêng, phát huy được
tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh, của vùng TDMNPB, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi bộ mặt thương mại của tỉnh
- Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại phải dựa trên cơ sở và đi đôi với việc thực hiện các tiêu chuẩn loại hình, tiêu chuẩn thiết kế và cơ chế vận doanh nhằm bảo đảm hiệu lực quản lý của Nhà nước, tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đáp ứng với yêu cầu tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng. Chú trọng đến việc bảo đảm lợi ích hoạt động của các loại hình bán lẻ truyền thống nhằm và lợi ích xã hội có liên quan đến các loại hình phân phối hàng hoá nói chung nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của ngành và của tỉnh trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội chưa cao như của Phú Thọ. Tránh đưa các quy định quá khắt khe kìm hãm sự phát triển hoặc các chính sách khuyến khích, hỗ trợ quá mức làm xấu đi môi trường đầu tư.
- Mạng lưới cơ sở bán lẻ hiện đại của Phú Thọ cần phát triển phù hợp với các quy luật khách quan của cơ chế thị trường. Do đó, quyền tự chủ, tự do kinh doanh của các chủ thể tham gia kinh doanh bán lẻ cần được đề cao. Các quyết định quản lý của Nhà nước đối với lĩnh vực bán lẻ của tỉnh cần phải là các quyết định có tác động gián tiếp. Tránh những quyết định, chính sách mang tính chất hành chính trực tiếp.
- Cần đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh công bằng giữa chủ thể bán lẻ. Các nhà bán lẻ trong nước, các nhà bán lẻ nước ngoài; nhà bán lẻ Nhà nước, nhà bán lẻ vốn ngoài Nhà nước... cần được đảm bảo quyền, nghĩa vụ công bằng không có sự thiên lệch.
- Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại phải lấy việc xây dựng hệ thống thị trường hàng hoá thống nhất và mở cửa, có sức cạnh tranh và có trật tự làm mục tiêu, lấy việc đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao mức sống của người dân làm điểm xuất phát, lấy việc tối ưu hoá cấu trúc các hệ thống thị trường và điều chỉnh cơ cấu thị trường làm hướng chủ đạo. Đồng thời, tránh
khỏi việc xây dựng trùng lặp, hoặc xây dựng ở trình độ thấp, hoặc quá cao vừa gây lãng phí nguồn lực của xã hội, vừa dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh, nhờ vậy thúc đẩy phát triển hài hoà kinh tế và xã hội của tỉnh.
- Trong định hướng phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hiện đại phải bảo đảm tính hệ thống dựa trên các mối liên kết trong quá trình lưu thông cũng như giữa lưu thông với sản xuất và tiêu dùng theo các cách tiếp cận khác nhau (hệ thống liên kết dọc, hệ thống liên kết ngang và hệ thống ngành). Một mặt, phải bảo đảm sự cân bằng nội tại trong sự phát triển của bản thân các loại hình bán lẻ cũng như giữa các loại hình (cả truyền thống và hiện đại); mặt khác, phải bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển (hoàn thiện, thậm chí chuyển hóa loại hình) của từng loại hình bán lẻ.[34]