Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 42 - 49)

Cùng với việc phát triển nền kinh tế, Trung Quốc luôn duy trì được mức tăng trưởng ổn định từ năm 1998 trở lại đây, vấn đề lưu thông hàng hoá đã có sức ảnh hưởng quan trọng nhất định đến đời sống kinh tế - xã hội Trung Quốc, điều này được thể hiện ở một số mặt như làm thay đổi rõ rệt phương thức tăng trưởng kinh tế quốc dân, nâng cao chất lượng vận hành của nền kinh tế, phát triển công nghiệp hoá kiểu mới... đồng thời nhận thức của các giới trong xã hội Trung Quốc đối với dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hoá hiện đại cũng đã từng bước thay đổi, về phía xã hội cũng có sự quan tâm rộng rãi đến sức phát triển của dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hoá hiện đại. Lãnh đạo Nhà nước và các Bộ, Ban ngành liên quan đã nhận thức được tính thiết yếu của việc phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ hàng hoá hiện đại và đã đưa vấn đề đẩy mạnh phát triển dịch vụ bán buôn, bán lẻ vào các chương trình làm việc quan trọng. Các nhà kinh tế, các cơ quan thông tấn báo chí cũng vào cuộc. Trong điều kiện như vậy, hoạt động đầu tư, kinh doanh, bán lẻ trở nên nhộn nhịp. Số lượng thương nhân hoạt động trong lĩnh vực bán buôn, bán lẻ tăng lên một cách rõ rệt, kết cấu hạ tầng bán lẻ hàng hoá được cải thiện, trang thiết bị kỹ thuật được đổi mới, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong lưu thông hàng hoá cũng có những tiến bộ đáng kể.

Ngành thương mại bán buôn, bán lẻ của Trung Quốc phát triển mạnh và được hiện đại hoá nhanh chóng, với tỷ trọng thương mại hiện đại ngày càng lớn và xu hướng thương mại hiện đại còn tăng nhanh trong bối cảnh chính sách của Chính phủ khuyến khích hiện đại hoá ngành thương mại. Nhằm thúc đẩy và quản lý hệ thống bán lẻ hiện đại, Chính phủ Trung Quốc đã tạo dựng được cơ chế để thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới các cơ sở bán lẻ một cách hài hòa để đáp ứng được nhu cầu về dịch vụ phân phối bán lẻ hiện đại của người dân. Cụ thể:

(1) Cải cách các quy định và phương thức quản lý có liên quan, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của của các cơ sở bán lẻ hàng hóa theo các hướng: Thứ nhất, điều chỉnh phương thức quản lý hành chính nhằm tạo thuận lợi hơn nữa cho việc đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối bán lẻ, giảm thiểu quản lý, phê chuẩn có tính chất hành chính;

Thứ hai, cải tiến và hoàn thiện chính sách thu thuế đối với các doanh nghiệp phân phối bán lẻ hiện đại, khuyến khích sự phát triển của các cơ sở bán lẻ hiện đại; Thứ ba, hoàn thiện trật tự thị trường, giảm thiểu việc thu phí cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng hóa phát triển.

(2) Tạo cơ chế cho sự phát triển mạng lưới bán lẻ hiện đại một cách hài hòa trong điều kiện mở cửa, hội nhập. Sau khi gia nhập WTO, các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài đã đồng loạt xâm nhập vào thị trường bán lẻ Trung Quốc. Bắt đầu từ năm 1992, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã thâm nhập thị trường bán lẻ của Trung Quốc. Chính sự xâm nhập này đã đẩy các nhà bán lẻ của Trung Quốc vào tình trạng rất khó khăn. Chính phủ Trung Quốc đã nhận thức được điều này và ban hành “Biện pháp quản lý đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại” để giúp các doanh nghiệp trong nước giành lại thị phần.

Chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích hoạt động mua lại, sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ, các nhà kinh doanh siêu thị nhỏ... để hình thành nên các tập đoàn siêu thị lớn có đủ sức cạnh tranh với các siêu thị của nước ngoài; khuyến

khích các doanh nghiệp vận hành theo mô hình chuỗi siêu thị nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh của hệ thống. Việc lựa chọn một số doanh nghiệp bán lẻ lớn (dựa trên thành tích hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế) để hỗ trợ phát triển cũng được Chính phủ Trung Quốc áp dụng và đã phát huy hiệu quả trong hệ thống bán lẻ hàng hoá.

(3) Xây dựng và công bố các quy hoạch phát triển trong lĩnh vực thương mại nói chung và bán lẻ nói riêng.

Để quản lý hoạt động bán lẻ tầm vĩ mô, quản lý đầu tư xây dựng và phát triển các loại hình tổ chức kinh doanh bán lẻ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lựa chọn hướng đầu tư hợp lý, hiệu quả, tránh đầu tư trùng lắp gây lãng phí các nguồn lực, đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước các cấp thống nhất cơ sở quy chuẩn trong việc lập quy hoạch chi tiết về phát triển mạng lưới phân phối hàng hoá ở địa phương. Quy trình lập quy hoạch trong lĩnh vực thương mại khá chặt chẽ và khoa học.

Trước đây, sự thiếu quy hoạch hợp lý về mạng lưới thương mại đã làm cho sự phân bố, bố cục của mạng lưới thương mại bị hỗn loạn, khiến cho số lượng các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thương mại phát triển một cách mù quáng. Điều đó làm hỏng môi trường cạnh tranh thương mại của các doanh nghiệp dẫn đến trình độ kinh doanh của doanh nghiệp sa sút và thậm chí khiến cho một số doanh nghiệp bị thua lỗ.

Quy hoạch mạng lưới kinh doanh thương mại làm cho các doanh nghiệp thương mại nói chung và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phân phối bán lẻ có những kết hợp hài hoà với thị trường cả về mặt không gian cũng như về mặt số lượng.

Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng nhiều văn bản mang tính chất pháp lý yêu cầu thực hiện một cách chặt chẽ, nghiêm túc và cụ thể về việc phát triển và quản lý các loại hình bán lẻ, bởi điều này liên quan đến chính sách điều tiết vĩ

mô và định hướng phát triển các loại hình bán lẻ ở nước này. Một trong những văn bản đó là Tiêu chuẩn quốc gia về phân loại các loại hình bán lẻ.

Vào năm 1998, Bộ Nội thương (nay là Bộ Thương mại) Trung Quốc, đã ban hành Quy định (áp dụng tạm thời) về phân loại các loại hình bán lẻ (Regulation on Retail Format Classification (GB/T18106-2000) (sau đây gọi là Quy định tạm thời). Tùy theo vị trí đặt cửa hàng, quy mô, khách hàng mục tiêu, cơ cấu mặt hàng, trang trí cửa hàng, thời gian kinh doanh, dịch vụ kèm theo, cấu trúc giá cả (chính sách giá), Quy định tạm thời vào thời gian đó chỉ chia các loại hình bán lẻ ở TQ thành 8 loại, đó là: Cửa hàng bách hóa, siêu thị, cửa hàng tổng hợp quy mô lớn, cửa hàng tiện lợi, siêu thị dạng nhà kho, cửa hàng chuyên bán, cửa hàng chuyên doanh, trung tâm mua sắm.

Sau hơn nửa thập kỷ thực hiện, Quy định tạm thời về phân loại các loại hình bán lẻ (GB/T18106-2000) không còn đáp ứng được yêu cầu phát triển kể cả ở hiện tại và trong tương lai của ngành bán lẻ Trung Quốc. Do đó, ngày 20/7/2004, Uỷ ban Quản lý tiêu chuẩn quốc gia Trung Quốc đã ban hành “Tiêu chuẩn quốc gia mới về phân loại các loại hình bán lẻ (GB/T18106-2004). Tiêu chuẩn mới này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2004. So với Quy định tạm thời, Tiêu chuẩn mới có tổng số 18 loại, tăng thêm 4 loại hình bán lẻ qua cửa hàng và 6 loại hình bán lẻ không qua cửa hàng; đồng thời loại hình trung tâm mua sắm cũng được phân ra thành 3 cấp loại khác nhau.

Việc tổ chức thực hiện áp dụng các tiêu chuẩn phân loại này trong quy hoạch phát triển thương mại bán lẻ toàn quốc là một tiền đề quan trọng để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý nhà nước đối với sự hình thành và phát triển của các cơ sở bán lẻ ở Trung Quốc, kể cả khi Chính phủ đã tiến hành phân cấp rất mạnh cho chính quyền địa phương trong tổ chức quản lý hoạt động phân phối bán lẻ trên địa bàn địa phương.[27]

Cùng với quá trình cải tạo các dãy phố buôn bán truyền thống thành các siêu thị, Chính phủ Trung Quốc cũng đã xây dựng kế hoạch phát triển 5 năm của siêu thị ở các thành phố nhỏ và vùng nông thôn, kế hoạch để phát triển các mô hình bán lẻ hiện đại nói chung và các siêu thị nói riêng ở Trung Quốc.

(4) Xây dựng cơ chế tạo điều kiện cho các chuỗi cửa hàng tiện lợi phát triển. Nhằm thay đổi bộ mặt của ngành bán lẻ, Trung Quốc chú trọng đến việc phát triển các cửa hàng tiện lợi, những biện pháp chủ yếu có thể đề cập đến là:

- Khuyến khích các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia, có công nghệ tiên tiến trong quản lý, phát triển chuỗi cửa hàng và có mạng lưới thị trường quốc tế rộng lớn... vào đầu tư thiết lập chuỗi cửa hàng ở Trung Quốc.

- Thành lập “Hiệp hội chuỗi cửa hàng và nhượng quyền thương mại Trung Quốc” (với hơn 500 thành viên tham gia, bao gồm các doanh nghiệp bán lẻ lớn trong nước và hầu hết đại diện các tập đoàn nổi tiếng thế giới đang có mặt ở Trung Quốc như Wal Mart, Carefour...). Tích cực khuyến khích và ủng hộ, như hỗ trợ về thông tin, đào tạo, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để cải tiến, đổi mới trang bị kỹ thuật... giúp các doanh nghiệp bán lẻ trong nước thực hiện “Đề án thực nghiệm triển khai chuỗi cửa hàng” ngay từ những năm cuối thập niên 1990. Đồng thời, để có đủ khả năng chống lại sự tấn công của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, bản thân nhiều doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc cũng đã và đang cố gắng nâng cao trình độ quản lý bằng cách học hỏi các chuỗi cửa hàng nước ngoài; có chính sách thu hút nhân tài đã từng làm việc cho các hãng nước ngoài vào làm việc cho các doanh nghiệp trong nước. Chẳng hạn, gần một nửa các nhà quản lý trung cao cấp của CRE (China Resources Enterprise Ltd - Điều hành hoạt động hơn 1.700 cửa hàng hiện đại) đã từng làm việc trong các cửa hàng của doanh nghiệp nước ngoài.

- Đối với các cửa hàng bách hoá và các loại hình cửa hàng khác còn hoạt động độc lập được Chính phủ Trung Quốc khuyến khích và tạo điều kiện để các loại cửa

hàng này đi vào hoạt động kinh doanh theo chuỗi. Chính phủ cũng cho phép các cửa hàng bách hóa lớn tiến hành thu gom, sáp nhập các cửa bách hoá nhỏ lẻ ở các địa phương vào làm thành viên của mình để dần hình thành lên chuỗi cửa hàng bách hoá có thương hiệu nổi tiếng (Bách hoá Vương Phủ Tỉnh là một ví dụ).

- Để tạo hành lang pháp lý thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của phương thức kinh doanh cửa hàng theo chuỗi nhượng quyền, tháng 11/1997, Bộ Thương mại Trung Quốc đã ra Thông tư ban hành “Quy chế tạm thời về quản lý nhượng quyền thương mại”. Điều đó đã tạo cơ sở pháp lý bước đầu cho việc phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi ở Trung Quốc theo phương thức nhượng quyền. Sau đó, Quy chế tạm thời này đã được thay thế bằng “Quy chế quản lý nhượng quyền thương mại” chính thức (có hiệu lực từ 01/02/2005), trong đó có quy định thêm nhiều yêu cầu đối với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài khi đăng ký nhượng quyền thương mại ở Trung Quốc.

(5) Xây dựng và phát triển các Trung tâm phân phối hàng hoá hiện đại tầm cỡ khu vực. Để xây dựng các Trung tâm phân phối hàng hoá hiện đại, Bộ Thương mại Trung Quốc được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo để tăng cường năng lực hoạt động của các trung tâm phân phối hàng hoá và phát triển hệ thống lưu thông hàng hoá. Ngoài ra, Trung Quốc cũng rất coi trọng đẩy mạnh giao lưu quốc tế trong việc xây dựng hệ thống logistics. Gần đây, Trung Quốc cùng với Nhật Bản và Hàn Quốc đã xây dựng cơ chế phối hợp thông qua một số dự án giao lưu, trao đổi giữa ba bên Nhật - Hàn - Trung về logistics.

(6) Tạo nguồn lực để hỗ trợ phát triển hạ tầng thông tin và tài chính cho doanh nghiệp bán lẻ nói chung và bán lẻ hiện đại nói riêng.

(7) Hoàn thiện chính sách mở cửa thị trường bán lẻ cho các nhà phân phối nước ngoài ở thị trường Trung Quốc

Khi gia nhập WTO, Trung Quốc chỉ bảo lưu không được mở cửa thị trường dịch vụ phân phối thuốc lá và muối. Vì thế, để tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp bán lẻ trong nước tăng cường khả năng cạnh tranh với các hệ thống phân phối bán lẻ của doanh nghiệp nước ngoài Chính phủ đã đưa ra một số biện pháp, chính sách sau:

- Hạn chế sự phát triển chuỗi cửa hàng của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang đầu tư mở cửa hàng ở Trung Quốc, đặc biệt là đối với loại hình đại siêu thị, quy định chính quyền cấp tỉnh chỉ được phép chấp thuận đơn xin mở cửa hàng của doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở tại tỉnh nếu: “Diện tích kinh doanh của mỗi cửa hàng không vượt quá 3.000 m2 và số cửa hàng trong tỉnh đó không vượt quá 3, đồng thời tổng số các cửa hàng giống nhau (chính là cửa hàng chuỗi) mở ở Trung Quốc không vượt quá 30; hoặc diện tích kinh doanh của mỗi cửa hàng không vượt quá 300 m2 và số cửa hàng trong tỉnh đó không vượt quá 30 cửa hàng, đồng thời tổng số các cửa hàng giống nhau mở ở Trung Quốc không vượt quá 300 cửa hàng”.

- Chính phủ Trung Quốc yêu cầu các tỉnh, thành phố lập bản đồ chi tiết các địa điểm bán lẻ được dự kiến và xiết chặt chế độ cấp phép cho các cửa hàng mới, trong đó có thể có cả việc phải tổ chức điều trần công khai trước khi phê chuẩn việc mở cơ sở bán lẻ (Trung Quốc cũng đã xây dựng và thực hiện chế độ thẩm tra, giám sát việc xây dựng các cơ sở bán lẻ quy mô lớn...) Thêm nữa, Trung Quốc còn đưa ra quy định về việc xếp hạng các nhà bán lẻ. Theo đó, các cơ sở tuân thủ tốt nhất sẽ xếp loại A và sẽ không bị ảnh hưởng; các cơ sở vi phạm, tuỳ theo mức độ sẽ bị xếp loại B hoặc C và không thể mở rộng hoặc lập các cửa hàng mới trong một giai đoạn không xác định; và bắt buộc thực thi các yêu cầu vốn trước đây bị bỏ qua.

- Xây dựng lộ trình thu hút đầu tư nước ngoài và quản lý việc đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào thị trường phân phối Trung Quốc theo lộ trình.

- Quy định thời gian cấp phép cho các dự án FDI vào lĩnh vực bán lẻ dài hơn so với bán buôn. Sau khi Trung Quốc mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ

phân phối (12/2004), theo cơ chế điều hành mới, các nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài. Ngoài các doanh nghiệp loại này, các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp dịch vụ có thể mở rộng hoạt động sang cả các lĩnh vực bán buôn và bán lẻ. Từ khi công bố chính sách này, hơn 120 nhà bán lẻ và 50 nhà bán buôn đã được cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài cấp phép. Thời gian trung bình để được cấp phép là khoảng 2 - 4 tháng, trong đó thời gian cho cấp phép bán lẻ yêu cầu dài hơn so với bán buôn.[27],[34]

Một phần của tài liệu Phát triển mạng lưới các cơ sở bán lẻ hàng hóa hiện đại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w