ĐỢT ĐIỀU CHỈNH TỶ GIÁ
Ngày hiệu lực Biên độ điều chỉnh
10/03/2008 +1.00%
26/07/2008 +2.00%
07/11/2008 +3.00%
24/03/2009 +5.00%
49
25/11/2009 +3.00%
11/02/2011 +1.00%
28/06/2013 +1.00%
(nguồn: Ngân hàng nhà nước Việt Nam)
Những chính sách kiểm soát này của chính phủ đã tạo nên tâm lý an toàn hơn khi thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các nhà xuất khẩu cao su Việt Nam.
Mặt khác, tỷ lệ lạm phát cũng là một yếu tố quan trọng. Những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam liên tục sụt giảm ở mức thấp, tuy đây là tín hiệu đáng mừng nhưng cũng là nỗi lo chung cho nền kinh tế nước nhà.
Hình 2. Biểu đồ tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2009-2013
(nguồn: Tổng cục thống kê)
Biểu đồ trên cho thấy giai đoạn 2009-2013, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam biến động liên tục. Trong đó, năm 2011, tỷ lệ này tăng lên mức báo động 18.6%, khiến cho chính phủ hoang mang và áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm giảm áp lực tăng giá từ thị trường. Kết quả của chính sách này là năm 2012 tỷ lệ lạm phát đột ngột giảm xuống chỉ còn 6.81% và tiếp tục giảm chỉ còn 6.3%.
Theo kết luận của Tổng Cục Thống kê thì vào 6 tháng đầu năm 2014, lạm phát đã xuống mức thấp nhất trong 13 năm qua, chỉ 1,38%. Tuy tỷ lệ này đã cho thấy được tác động tích cực của các chính sách vĩ mô của Chính phủ nhưng xuống quá thấp sẽ dẫn đến trì trệ của nền kinh tế. Với mức lạm phát xuống thấp như hiện nay, trong tình trạng nền kinh tế đang khó khăn, tổng cầu suy giảm quá mức cho thấy lạm phát này không phải là do giá giảm mà chủ yếu là do nhu cầu tiêu dùng của người dân bị giảm, khi đó hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu cũng bị suy giảm đáng kể.
50
1.1.1.13. Chính sách Nhà nước
Việt Nam được biết đến là một quốc gia có nền chính trị ổn định, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm sản xuất và phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Thêm vào đó, các quy định của pháp luật cũng hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động xuất khẩu cao su Việt Nam. Để giúp hoạt động xuất khẩu cao su có thể vượt qua được khoảng thời gian khó khăn khi phải đối mặt với sự biến động tại thị trường Trung Quốc cũng như vụ kiện chống bán phá giá từ Ấn Độ, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 111/2014/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu mặt hàng cao su thuộc nhóm 40.01, 40.02, 40.05 quy định tại Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm theo Thông tư 164/2013/TT-BTC. Thuế suất của mặt hàng này theo quy định trước đây là 1%. Bắt đầu từ ngày 2/10/2014 sẽ áp dụng mức thuế suất mới là 0%. Danh mục chi tiết được ban hành kèm theo Thông tư 111.
Việc chưa có tiêu chuẩn, cơ chế bắt buộc kiểm tra chất lượng và có giấy chứng nhận chất lượng khẩu nhằm kiểm soát chất lượng đầu vào và đầu ra cho tất cả lô hàng cao su xuất đã không tạo động lực cho doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đảm bảo chất lượng. Trong khi các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia có quy định bắt buộc tất cả lô hàng cao su xuất khẩu phải có giấy chứng nhận chất lượng. Do vậy, người nhập khẩu cao su có xu hướng ưu tiên mua từ Thái Lan, Indonesia, Malaysia hơn. Trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đây là một bất lợi lớn đối với cao su xuất khẩu Việt Nam.
Đối với xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ,ngành cao su Việt Nam cần quan tâm đến các qui định liên quan đến Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ(2010). Theo như Ấn Độ đã cam kết lộ trình trong hiệp định thì sẽ tiến hành cắt giảm thuế quan đối với nhiều mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như hàng may mặc, dày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, than đá, cao su, sắt thép v.v.. . Các nhà xuất khẩu cao su Việt Nam cần quan tâm nhiều đến lộ trình và mức thuế được cắt giảm để tạo được vị thế của cao su tại thị trường Ấn Độ.
51
1.1.1.14. Tự nhiên-công nghệ
Cao su là một loại nông phẩm mang tính thời vụ rõ nét do vậy các yếu tố tự nhiên gây ra những áp lực nhất định cho việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ mặt hàng này. Các yếu tố về thời tiết, khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình cung cao su. Bất kì một sự chuyển biến nào không thích hợp của thời tiết cũng sẽ làm cho cây bị nhiễm bệnh hoặc ảnh hưởng đến chất lượng của mủ cao su. Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa và quỹ đất màu mỡ rất thuận lợi cho việc trồng cao su với quy mô lớn. Tuy nhiên, chỉ một số khu vực tại Việt Nam có thể trồng được loại cây này, những khu vực khác nếu trồng thì cây có thể không cho mủ hoặc chất lượng mủ kém không thể xuất khẩu được. Sai lầm của Tập đoàn cao su Việt Nam chính là một bài học quý báu cho việc lựa chọn khu vực để trồng cao su. Khu vực Tây Bắc và miền Trung đã được các chuyên gia cảnh báo là những khu vực có khí hậu khắc nghiệt rất khó cho việc trồng cây cao su, Tập đoàn cao su Việt Nam vẫn bỏ qua các cảnh báo này mà tiến hành trồng cao su tại 2 khu vực trên, kết quả của sự đầu tư này là các cây cao su không thu được mủ, dẫn đến thua lỗ nghiêm trọng.
Vị trí địa lý cũng là một lợi thế của Việt Nam để thuận tiện cho việc vận chuyển cao su trong quá trình xuất khẩu. Nằm ở khu vực phía đông bán cầu của bán đảo Đông Dương, giáp với biển Đông và lãnh thỗ của nhiều quốc gia khác, Việt Nam dễ dàng giao thương được với các quốc gia bằng nhiều tuyến đường vân chuyển như đường bộ, đường sông, đường biểnm hàng không,…
Công nghệ cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Mặc dù đã rất chú trọng về vấn đề công nghệ nhưng ngành sản xuất cao su Việt Nam vẫn được coi là ngành sản xuất thô sơ, thu hoạch mủ cây chủ yếu theo hình thức thủ công, chưa được ứng dụng nhiều công nghệ. Cụ thể là công nghệ chế biến còn kém, các quy trình sản xuất không khớp nhau. Do đó, vấn đề vệ sinh công nghiệp cao su ở Việt Nam chưa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, ảnh hưởng đến chất lượng, giá bán và cả uy tín của cao su Việt Nam trên thị trường thế giới.
52
Trong sản xuất, nhiều nơi chưa chú ý đến việc tái tạo môi trường và các công nghệ xử lý chất thải công nghiệp gây nguy hại đến nguồn nước, điều này gián tiếp quay trở lại gây ảnh hưởng đến chất lượng cao su. Chính vì vậy mà trong năm 2008 có rất nhiều vụ kiện liên quan đến chất lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam.
1.1.1.15. Nguồn nhân lực
Đối với ngành sản xuất cao su, nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng. Khai thác và chế biến mủ cao su cần rất nhiều lao động, chi phí nhân công chiếm tỷ trọng đến 70% trong tổng chi phí, Việt Nam là quốc gia đông dân (trên 90 triệu người) với chi phí nhân công rẻ là lợi thế rất lớn cho ngành cao su Việt Nam phát triển.
Mặc khác, làm việc trong ngành cao su, đặc biệt là các vị trí lao động thủ công như chăm sóc, lấy mủ cây,…rất cần những lao động trẻ, có sức khỏe tốt để có thể thực hiện tốt công việc. Số người trong độ tuổi lao động của Việt Nam chiếm đến 43.87 triệu người, lực lượng dân số trẻ này sẽ cung cấp cho ngành cao su nguồn lao động thích hợp nhất.
Tuy nhiên, diện tích trồng cao su ở Việt Nam hiện tại chủ yếu chỉ có các nông dân và công nhân được thuê mướn với trình độ thấp, chưa có trình độ chuyên môn cao về kỹ thuật trồng cao su. Ngoại trừ các khu vực được trồng theo quy mô của doanh nghiệp, ở các tiểu điền vẫn chưa có đội ngũ kỹ sư am hiểu về các loại giống hoặc kỹ thuật trồng cao su. Điều này khiến cho chất lượng của cao su thu hoạch bị giảm và dễ gặp rủi ro trong quá trình trồng và chăm sóc cây, đặc biệt là ở các mùa vụ có thời tiết nhạy cảm, cây dễ nhiễm bệnh.
1.1.1.16. Sản phẩm thay thế
Cao su nhân tạo chính là sản phẩm thay thế cho cao su tự nhiên trong rất nhiều ứng dụng. Sự thay thế này đe dọa đến sản lượng xuất khẩu cao su của Việt Nam vì đa số các sản phẩm thay thế đều có ưu thế rất lớn về giá cũng như ứng dụng. Trên thực tế, cao su tổng hợp được ứng dụng nhiều hơn so với cao su thiên nhiên, dao động ở mức 56% trong tổng tỷ lệ tiêu thụ.
53
Hiện nay, với sự biến động liên tục về giá của cao su tự nhiên, cao su tổng hợp đang không ngừng tận dụng các ưu thế của mình gây khó khăn cho ngành xuất khẩu cao su tự nhiên.
1.1.1.17. Nguồn cung ứng
Hiện nay, diện tích trồng cao su ở Việt Nam không ngừng tăng lên và có xu hướng tăng đến 1 triệu ha vào năm 2015. Với nguồn cung cấp này sẽ đảm bảo cho sản lượng tiêu dùng cao su trong nước và xuất khẩu cao su tiếp tục phát triển.
Tuy nguồn cung cao su tại Việt Nam tăng nhưng nhìn chung, nguồn cung cao su toàn cầu vẫn con hạn chế. Điều này sẽ tạo nên một lợi thế xuất khẩu cho cao su Việt Nam.
Mặt khác, chưa có quy chuẩn quốc gia cho ngành cao su nên chưa có cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của các nhà máy chế biến mủ cao su. Điều này dẫn đến chất lượng của cao su xuất khẩu của Việt Nam không ổn định, uy tín, thương hiệu của cao su Việt Nam thấp hơn với các nước trong khu vực, kéo theo giá cao su xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Malaysia, Indonesia (từ 100 - 200 USD/tấn).
1.1.1.18. Các tổ chức về cao su có liên quan
Hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt Nam được hỗ trợ rất nhiều từ các tổ chức có liên quan, tạo nên một ưu thế về quản lý và phát triển cho ngành cao su Việt Nam. Trong đó, các tổ chức tiêu biểu là:
- Hiệp hội cao su Việt Nam: bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2004. Đến cuối tháng 11/2013, Hiệp hội có 146 Hội viên gồm các doanh nghiệp, tổ chức (nhà nước, cổ phần, liên doanh, tư nhân, vốn nước ngoài) sản xuất và sơ chế nguyên liệu, sản phẩm, đồ gỗ, kinh doanh xuất nhập khẩu, nghiên cứu, đào tạo và dịch vụ liên quan đến ngành cao su. Nhiệm vụ của hiệp hội là đại
54
diện, bảo vệ, hỗ trợ và liên kết các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu cao su.
- Viện nghiên cứu cao su Việt Nam: được thành lập từ năm 1941, Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam là thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và tính bền vững của ngành cao su thiên nhiên Việt Nam trong môi trường toàn cầu thông qua các chương trình R-D và chuyển giao kỹ thuật hiệu quả.
- Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) là tổ chức liên chính phủ được thành lập từ năm 1970, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ trọng sản xuất và xuất khẩu cao su cao nhất trong hiệp hội. Nhiệm vụ của tổ chức này là tiếp tục cải thiện năng suất cao su tiểu điền, giảm chi phí, nâng giá trị gia tăng trong khu vực cao su hạ nguồn, tìm kiếm các nguồn thu nhập phụ, đầu tư vốn vào tính năng thân thiện sinh thái của cao su thiên nhiên và như vậy sẽ cải thiện đời sống người trồng cao su. Nhờ vào tổ chức này mà quyền lợi và uy tín của cao su Việt Nam được đảm bảo khi xuất khẩu đi thị trường các nước. Theo Hiệp hội cao su Việt Nam, ngày 20.11.2014, các nước xuất khẩu cao su hàng đầu thế giới thuộc ANRPC trong đó có Việt Nam sẽ nhóm họp tại Kuala Lumpur để bàn giải pháp ngăn chặn cao su rớt giá.