Những năm gần đây, xuất khẩu cao su Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ, vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu cao su thứ 3 trên toàn thế giới. Đặc biệt xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Cao su Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường Ấn Độ, đáp ứng được nhu cầu đang tăng lên không ngừng của thị trường có tính cạnh tranh mạnh mẽ này.
Cao su thiên nhiên của Việt Nam đã tận dụng được những lợi thế của đất nước về nguồn quỹ đất dồi dào, khí hậu thời tiết thuận lợi việc canh tác trồng cao su, nguồn nhân lực trẻ tuổi dồi dào, sự hỗ trợ nhiệt tình từ chính phủ cũng như các
55
tổ chức có liên quan để nâng cao vị thế cạnh tranh của cao su trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, các hạn chế về trình độ lao động, ứng dụng công nghệ, chất lượng sản phẩm cũng như các vấn đề nan giải về vụ kiện chống bán phá giá từ Ấn Độ hay việc giá cả biến động trên thị trường, các doanh nghiệp xuất khẩu cao su của Việt Nam cần phải đặc biệt quan tâm và có những biện pháp thiết thực để phòng ngừa và hạn chế rủi ro.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ đã tăng mạnh qua các năm góp phần to lớn vào kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản cho Việt Nam. Với tốc độ kim ngạch gia tăng không ngừng trong những năm qua cũng với tiềm năng thị trường trước mắt cho thấy cao su Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội phát triển ở thị trường Ấn Độ.
Ngoài ra, việc tăng mạnh về xuất khẩu cao su đã tạo được nguồn thu nhập ổn định cho người dân trồng cao su của Việt Nam.
Từ những phân tích đã được trình bày ở chương 1 và 2, có thể nhận thấy được xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức phải đối mặt khi xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, cũng như có được những điểm mạnh và điểm yếu của nội bộ quốc gia khi tiến hành thâm nhập thị trường. Mô hình SWOT dưới đây sẽ tóm lượt lại những phân tích trên và trên cơ sở phân tích này có thể đưa ra được những giải pháp thích hợp cho việc thúc đẩy xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn Độ
56