Từ bảng SWOT đã được trình bày ở cuối chương 2, ngành sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam đã có cơ sở để đề ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ.
Đầu tiên, kết hợp điểm mạnh và cơ hội nhằm sử dụng được các thế mạnh của cao su Việt Nam và tận dụng các cơ hội mà thị trường Ấn Độ mang lại để đưa ra các giải pháp thích hợp
• S1S2S5S6S7O1 xây dựng các chiến lược xuất khẩu cho cao su Việt Nam với các hình thức xuất khẩu đa dạng nhằm thâm nhập sâu hơn vào thị trường Ấn Độ.
• S2S4S5S6O5O6 tận dụng những điểm mạnh của ngành sẽ giúp cao su Việt Nam tăng sức cạnh tranh trên thị trường Ấn Độ, giành được thị phần và tăng doanh thu xuất khẩu cho ngành.
• S7O4O5O6 thực hiện hoạch định chính sách tổng thể với các giải pháp đồng bộ cả về các doanh nghiệp sản xuất cao su lẫn Nhà nước.
• S1S2S3O2O3 với các kinh nghiệm xuất khẩu và lợi thế đã có được thực hiện mở rộng thị trường cho ngành cao su tự nhiên Việt Nam tại thị trường Ấn Độ.
Thứ hai, kết hợp giữa điểm mạnh và đe dọa, đây là thực hiện tận dụng các điểm mạnh của ngành để hạn chế và phòng ngừa được những đe dọa từ thị trường.
• S1S2S5S6S7T1 dưới áp lực cạnh tranh gay gắt từ thị trường Ấn Độ, ngành cao su Việt Nam cần tận dụng những thế mạnh của mình và những sự hỗ trợ từ Chính phủ để tạo nên lợi thế cạnh tranh tốt trên thị trường.
• S4S6S7T2T3T6 thực hiện tiết kiệm chi phí trong sản xuất và xuất khẩu cao su để bù đắp cho các khoản thuế suất và các chính sách nhằm bảo hộ cao su nội địa của Ấn Độ.
60
• S1S3S4T4T5 thực hiện các chính sách ổn định thị trường cao su nội địa để ngăn ngừa và hạn chế các tác động xấu từ thị trường Ấn Độ.
Thứ ba, trên cơ sở kết hợp điểm yếu và cơ hội để tận dụng được những cơ hội từ thị trường nhằm khắc phục điểm yếu.
• W2W3W5O1O3 thực hiện các chính sách không ngừng nâng cao chất lượng của cao su Việt Nam nhằm tận dụng được toàn bộ tiềm năng từ nhu cầu lớn ở thị trường Ấn Độ.
• W4W1O5O6 tận dụng cơ hội Việt Nam đã gia nhập WTO và Hiệp hội thượng mại tự do ASEAN-Ấn Độ để hoàn thiện hơn về mặt tiêu chuẩn của mặt hàng cao su xuất khẩu để có cơ hội cạnh tranh được với các đối thủ. • W1W2W3O2O4 do nhu cầu cao su rất lớn nên thị trường Ấn Độ không
yêu cầu cao về chất lượng tạo điều kiện cho cạnh tranh về cao su trên thị trường Ấn Độ trở nên gay gắt hơn, chính vì vậy, hoàn thiện về chất lượng mới giúp cao su Việt Nam cạnh tranh được với các đối thủ khác.
Cuối cùng là kết hợp giữa điểm yếu và nguy cơ, trên cơ sở đó có thể xác định được những điểm yếu của bản thân để khắc phục và hạn chế được những tổn thất từ nguy cơ trên thị trường.
• W1W2T1 thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng cao su xuất khẩu và các chiến lược phù hợp để cạnh tranh với các đối thủ hiện có trên thị trường Ấn Độ.
• W3T2T3T6 cải tiến và nâng cao công nghệ chế biến, sản xuất cao su để tiết kiệm chi phí hạn chế các thiệt hại khi Ấn Độ thực hiện áp thuế và các chính sách bảo hộ ngành cao su trong nước.
• W3W4T1 để tạo được lợi thế cạnh tranh so với sản phẩm thay thế là cao su nhân tạo cần phát triển công nghệ sản xuất chế biến cao su tự nhiên.
• W1W5T4T5 hướng đến việc đào tạo đội ngũ công nhân và nâng cao chất lượng cao su, tạo vị thế ổn định trên thị trường Ấn Độ sẽ hạn chế được những rủi ro từ thị trường này.