Về kim ngạch, cao su tự nhiên là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu liên tục đạt trên 1 tỷ USD/năm từ năm 2006 đến nay.
Tính đến tháng 9/2014, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia xuất khẩu cao su đứng thứ 3 trên thế giới sau Thái Lan, Indonesia. Theo kế hoạch Chính phủ đề ra, đến năm 2020 diện tích cao su phải đạt được 800.000 ha với sản lượng khai thác đạt 1.200 nghìn tấn mủ.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Sản lượng (nghìn tấn)
Tốc độ tăng trưởng
731,39 770 5,27% 816,5 6,03% 1020 24,92% 1100 7,84%
Trị giá (tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng
1,226 2,3 87,6% 3,2 39,1% 2,85 -10,93% 2,5 -12,28%
(Nguồn: báo cáo thống kê ngành của Bộ NN và PTNT)
39
Hình 2. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam giai đoạn 2008-2013
(nguồn: Tổng cục thống kê)
Qua bảng và biểu đồ ở trên ta nhận thấy, tuy sản lượng xuất khẩu cao su Việt Nam không ngừng tăng lên qua các năm nhưng trị giá mang lại từ hoạt động xuất khẩu lại liên tục sụt giảm. Điều này cho thấy sự sụt giảm về giá xuất khẩu của cao su trên thị trường, gây bất ổn cho hoạt động kinh doanh.
Có thể thấy rõ rằng từ năm 2009 đến năm 2011 chính là giai đoạn tăng trưởng đồng đều của xuất khẩu cao su Việt Nam khi mà cả sản lượng và giá trị xuất khẩu đều tăng, mặc dù khoảng cách tăng giữa hai chỉ tiêu này có sự chênh lệch khá lớn. Cụ thể là tốc độ tăng trưởng của sản lượng chỉ dao động từ 5 đến 6% thì tốc độ tăng trưởng của giá trị xuất khẩu đã lên đến 87,6% năm 2010 và 39,1% năm 2011. Sự tăng trưởng này là do nền kinh tế vừa được khôi phục từ sau cuộc khủng hoảng năm 2008 cộng thêm nguồn cung trên thị trường toàn cầu đang bị hạn chế do khí hậu khô hạn trong năm, bất ngờ đẩy giá cao su tăng đạt kỷ lục. Đặc biệt, năm 2011, ngành cao su Việt Nam đã có một năm thắng lợi lớn khi giá cao su xuất khẩu tăng vọt, mang lại nguồn lợi khổng lồ, chỉ với sản lượng xuất khẩu 816,5 nghìn tấn lại thu về được đến 3,2 tỷ USD, tăng 4,4% về lượng và tăng 39,1% về trị giá xuất khẩu so với năm 2010. Tuy nhiên, những năm sau đó, do tâm lý lo ngại về sự chậm lại của hồi phục nền kinh tế thề giới cũng như tác động từ bản báo cáo của Chính phủ
40
Mỹ về tình hình lạm phát với chỉ số giá tiêu dùng giảm 3 tháng liên tiếp đã lam cho giá cao su trên thị trường sụt giảm liên tục. Theo đó, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Đến năm 2013 thì với sản lượng 1100 nghìn tấn nhưng chỉ thu được 2,5 tỷ USD khiến lợi nhuận từ xuất khẩu cao su bị sụt giảm đáng kể so với năm 2011. Với những biến động về giá, ngành cao su Việt Nam nên có những biện pháp để giữ giá cao su cũng như bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao su Việt Nam.
Riêng 8 tháng đầu năm 2014, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su của Việt Nam giảm mạnh cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, tổng khối lượng xuất khẩu cao su 8 tháng đầu năm đạt 572,646 nghìn tấn, giá trị xuất khẩu đạt 1,031 tỷ USD, giảm 8,6% về lượng và giảm mạnh 30,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu cao su giảm mạnh là do nhu cầu tiêu thụ trên thế giới có dấu hiệu chững lại, trong khi nguồn cung tăng nhanh do nhiều nước trên thế giới mở rộng diện tích trồng cao su, trong khi đó giá cao khiến cung vượt cầu tạo áp lực giảm giá sâu trong những tháng gần đây.
Hình 2. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam 8 tháng đầu năm 2013- 2014
41
Về thị trường xuất khẩu, hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu cao su cho hơn 73 quốc gia trên khắp thế giới. Trong đó, Trung Quốc vẫn luôn là thị trường chiếm tỷ trọng cao trọng kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ trọng xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc đã giảm đáng kể và có xu hướng chuyển dịch sang các thị trường khác.
Hình 2. Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam
(nguồn: Tổng cục hải quan)
Biểu đồ trên thể hiện được cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2013. Cho đến nay, Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ là 3 thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam. Ba thị trường này chiếm hơn 70% trong tổng trị giá xuất khẩu cao su của Việt Nam. Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là cơ cấu thị trường xuất khẩu đã chuyển dịch đáng kể khi tỷ trọng xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh từ 62% năm 2011 chỉ còn 48% năm 2012 và tính đến năm 2013 tỷ trọng này chỉ còn lại 44%. Trong khi đó, trị giá xuất khẩu tại thị trường Malaysia và Ấn Độ lại có bước tăng trưởng mạnh. Chỉ trong thời gian 3 năm mà tỷ trọng tại Malaysia đã tăng từ 7% lên 21% và Ấn Độ từ 3% lên 9%, gấp 3 lần. Sự chuyển dịch này là kết quả của việc ấn định giá cao su biên mậu từ Trung Quốc cũng như sự biến động về giá khi xuất khẩu sang Trung Quốc đã gây khó khăn cho ngành cao su Việt Nam, trong khi tại thị trường Malaysia và Ấn Độ nhu cầu cao su đang có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là từ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN- Ấn Độ nam 2009,việc nhập khẩu cao su Việt Nam vào thị trường ngày càng dễ dàng hơn. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của cao su Việt Nam trên thị trường Ấn Độ và Malaysia thay cho việc phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Đặc biệt trong 8 tháng đầu năm 2014, nhập khẩu cao su của Trung Quốc đã giảm đáng kể cả về lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể khối lượng nhập khẩu cao su của Trung Quốc đạt 234,9 nghìn tấn, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2013 trong khi giá trị nhập khẩu có mức giảm mạnh hơn, giảm tới 29% và
Bảng 2. Các thị trường xuất khẩu cao su chính của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2014
42
đạt 409,005 triệu USD. Nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút là do tình hình kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn khó khăn và dư lượng cao su tồn kho của nước này từ năm 2013 vẫn còn rất lớn.
Tên nước 8 tháng năm 2014 %2013/2014
Lượng (nghìn tấn) Giá trị (triệu USD) Lượng Giá trị
Trung Quốc 234,699 409,005 94% 71% Malaysia 111,845 187,002 86% 66% Ấn Độ 48,749 91,589 86% 60% Đức 18,840 38,578 90% 67% Hàn Quốc 20,429 38,308 98% 75% Đài Loan 16,454 33,925 95% 74% Hoa Kỳ 18,638 33,298 86% 65%
Thổ Nhĩ Kỳ 12,594 23,052 117% 90%
Nhật Bản 6,838 15,304 124% 94%
43
Hình 2. Biểu đồ thị phần của các nước nhập khẩu cao su Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2014
(nguồn: Tổng cục hải quan)
Từ bảng và biểu đồ trên, có thể nhận thấy sản lượng xuất khẩu cao su củ Việt Nam sang các quốc gia đa phần đã giảm khoảng 5% vào 8 tháng đầu năm 2014, ngoại trừ tại Thổ Nhĩ kỳ tăng 17% và Nhật Bản tăng 24%. Tuy nhiên, so với sản lượng thì giá trị thu được khi xuất khẩu lại giảm đi rất nhiều khoảng 30%, điều này cho thấy trong 8 tháng năm 2014 giá cao su xuất khẩu vẫn tiếp tục bị giảm. Đây là một điều đáng lo ngại cho các ngành cao su xuất khẩu của Việt Nam nói riêng và các quốc gia xuất khẩu cao su trên thế giới nói chung.
1.1.22. Tình hình xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn Độ
Từ những phân tích trên, với vị trí nhập khẩu cao su thứ 3 trong tỷ trọng xuất khẩu cao su của Việt Nam, có thể khẳng định rằng Ấn Độ là một thị trường đầy tiềm năng cho sự phát triển của hoạt động kinh doanh xuất khẩu cao su Việt Nam.
Theo Tổng cục hải quan, kể từ khi Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ có hiệu lực vào năm 2010, xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn Độ liên tục tăng trưởng, đến nay đã tăng lên 20 lần so với năm 2009.
44
Dưới đây là bảng thể hiện kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn Độ giai đoạn 2011-2013:
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Sản lượng (nghìn tấn)
Tốc độ tăng trưởng (%)
29,6 - 63,3 113.85 86,4 36.49
Trị giá (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng (%)
109,1 - 187,7 72.04 225,190 19.97
(nguồn:Tổng cục hải quan)
Từ các số liệu bảng trên, có thể nhận thấy sản lượng và giá trị xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn Độ tăng mạnh qua các năm, tăng lên gấp 3 lần về sản lượng và gần 2 lần về giá trị. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng về giá trị lại không cao bằng tốc độ tăng trưởng về sản lượng. Trong đó, sản lượng xuất khẩu năm 2012 tăng lên đến 33,7 nghìn tấn, tức là tăng 113.85%, gấp 2,1 lần và giá trị tăng lên 78,6 triệu USD, tức tăng 72.04%, gấp 1,7 lần so với năm 2011. Tuy nhiên, trong năm 2013, sản lượng tăng cao so với 2012, tăng 23,1 tấn nhưng giá trị lại chỉ tăng nhẹ, chỉ có 0,937 triệu USD cho thấy xuất khẩu cao su ở Ấn Độ cũng hòa nhập vào tình hình chung của thế giới, giá trị của cao su bị giảm đáng kể.
Thêm vào đó, cũng theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, đến tháng 9 năm 2014, sản lượng cao su xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ là 58,328 nghìn tấn với tổng trị giá là 108 triệu USD. Căn cứ vào số liệu này có thể ước tính sản lượng và trị giá xuất khẩu cao su sang Ấn Độ năm 2014 sẽ giảm tương đối so với năm 2013. Nhìn chung, xuất khẩu cao su Việt Nam ở các thị trường khác cũng có xu hướng giảm nhẹ trong năm 2014 do tình hình kinh tế thế giới vẫn còn khó khăn và lượng tồn kho cao su ở các quốc gia vẫn được tận dụng.
Về giá xuất khẩu, giá xuất khẩu cao su của Việt Nam được tính theo giá chung của thị trường thế giới, các loại cao su chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ là RSS1, RSS3 và STR20.
45
(đơn vị: USD/tấn)
Hình 2. Biểu đồ giá cao su Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ giai đoạn 2009-2013
(nguồn: Hội đồng cao su Ấn Độ)
Qua 2 biểu đồ trên, có thể nhận thấy tình hình tăng giảm của giá cao su xuất khẩu của Việt Nam và giá cao su tại Ấn Độ tương đối giống nhau. Từ năm 2009 đến năm 2012, giá cao su có xu hướng tăng, đặc biệt là vào năm 2011, tăng lên gấp 2 lần. Tuy nhiên, đến năm 2013, giá cao su lại giảm đi đáng kể và vẫn còn xu hướng tiếp tục giảm vào năm 2014 do tình hình cung vượt quá cầu cũng như sự suy giảm chung của nền kinh tế thế giới.
Mặt khác, ta thấy giá cao su của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ thấp tương đối so với giá cao su sản xuất tại thị trường này. Cụ thể là năm 2013, trong khi giá cao su Việt Nam trung bình đạt khoảng 2700 USD/tấn thì tại Ấn Độ, cao su có giá trung bình khoảng 3000 USD/tấn. Đây là điều kiện tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp cao su Việt Nam trên thị trường Ấn Độ.
Chính vì đạt được lợi thế này nên tuy có sự sụt giảm trong nhập khẩu nhưng nhận thấy Ấn Độ là quốc gia có tỷ lệ nhập khẩu cao su tăng mạnh qua các năm, nhu cầu tiêu dùng rất lớn, Bộ NN và PTNT cùng với Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đã khẳng định Ấn Độ là thị trường đầy tiềm năng và sẽ hướng đến tăng cường nhập khẩu cao su vào thị trường Ấn Độ thay cho Trung Quốc, hướng Ấn Độ trở thành quốc gia nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam.
2.3. Những yếu tố tác động đến xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn Độ Độ
1.1.23. Các yếu tố từ thị trường Ấn Độ
Tuy là quốc gia sản xuất cao su đứng thứ 4 trên toàn thế giới nhưng Ấn Độ cũng là quốc gia đứng thứ 2 về nhu cầu tiêu dùng cao su thiên nhiên. Chính vì vậy, nhu cầu về cao su thiên nhiên của Ấn Độ là rất lớn, chủ yếu để đáp ứng chi việc sản xuất lốp xe ô tô do ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Ấn Độ rất phát triển. Theo
46
kết luận của Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, chêch lệch giữa cung cấp và tiêu thụ cao su Ấn Độ ngày càng tăng, xu hướng nhập khẩu cao su từ nước ngoài cũng tăng nhanh, ước tính rằng nhu câu này sẽ tăng 20%/năm. Vì vậy, trong những năm gần đây, nhập khẩu cao su của Ấn Độ đối với Việt Nam và một số quốc gia khác không ngừng tăng lên.
Mặt khác, yêu cầu về chất lượng cao su ở thị trường Ấn Độ lại không quá cao và cao su Việt Nam có thể đáp ứng được các yêu cầu này, điều này sẽ là tiền đề lâu dài cho sự hợp tác giữa hai quốc gia.
Thêm vào đó, do sự thiếu hụt về cao su tự nhiên trong nước trong giai đoạn 2013-2014, Ủy ban Cao su Ấn Độ cho phép các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu hơn 100.000 tấn cao su tự nhiên thông qua các kênh miễn thuế. Việc này sẽ tạo được thuận lợi cho cao su Việt Nam tiết giảm được nhiều chi phí và có cơ hội thuận lợi hơn trong nhập khẩu cao su vào Ấn Độ.
Ngày 25 tháng 10 năm 2009, Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ được chính thức thiết lập, đây là một cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam nói chung và cao su nói riêng thuận lợi hơn khi nhập khẩu vào Ấn Độ. Theo hiệp định này, Ấn Độ cam kết lộ trình cắt giảm thuế cho một số mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam trong đó có cao su. Khi lộ trình này được thực hiện sẽ giúp cao su có thêm vị thế cạnh tranh trên thị trường Ấn Độ.
Ấn Độ cũng hướng đến chính sách tự do hóa thương mại làm cho xuất khẩu và nhập khẩu tăng mạnh trong những năm gần đây. Trong khuôn khổ chương trình giảm thuế hải quan, Ấn Độ đã giảm thuế suất cơ bản đến mức trung bình 12% trong năm 2010/11 từ mức 15,1% vào năm 2006/07.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi mà thị trường Ấn Độ mang lại, ngành xuất khẩu cao su Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn từ thị trường này. Đầu tiên là việc cạnh tranh gay gắt với các nhà xuất khẩu khác, đặc biệt là Thái Lan và Indonesia. Việt Nam chỉ chiếm 24% trong tổng kim ngạch nhập khẩu cao su ở Ấn Độ trong khi Indonesia chiếm đến 42% và Thái Lan là 26%. Thị trường
47
cao su của 2 quốc gia này tại Ấn Độ hiện đang rất ổn định nên sẽ rất khó cho cao su Việt Nam kiếm thêm thị phần cho mình.
Hơn thế nữa là sự kiện vào thàng 9/2014, Ấn Độ cảnh báo sẽ điều tra chống bán phá giá hoặc tăng thuế nhập khẩu đối với cao su Việt Nam. Lý do là sự gia tăng quá mức của cao su tự nhiên nhập khẩu và giá của các loại cao su nhập khẩu này cũng giảm 16% trong năm nay. Trong khi giá cao su trên thị trường thế giới giảm, với mức thuế suất 20% được Ấn Độ áp dụng cho nhập khẩu cao su thì giá cao su nhập khẩu vẫn rẻ hơn so với giá nội địa gây ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các