Xu hướng của thế giớ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn Độ (Trang 60 - 64)

61

Tổ chức Nghiên cứu Cao su quốc tế (IRSG) trong năm 2013, sản lượng và tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới lần lượt là 11,7 và 11,3 triệu tấn, dư thừa 0,4 triệu tấn.

Trong năm 2014 ước tính sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu sẽ là 12,1 triệu tấn, tiêu thụ được dự báo sẽ đạt 11,9 triệu tấn, và dư thừa 0,2 triệu tấn. Điều này cho thấy chênh lệch cung cầu được dự đoán sẽ giảm xuống khoảng 200.000 tấn trong năm 2014.

(nguồn: Rubber Statistical Bulletin)

Biểu đồ trên hình 3.1 đã thể hiện Châu Á chiếm ưu thế vượt trội khi chiếm tỷ trọng khoảng 93% tổng nguồn cung và 72% tổng nguồn cầu cao su thế giới. Kế đến, Châu Mỹ và Châu Âu chiếm lần lượt 15% và 10% tổng cầu cao su thế giới. Nhóm các nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Việt Nam (chiếm 82% sản lượng sản xuất của thế giới), nhóm các nước tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới là Trung Quốc (33,5%), Mỹ (9,5%), Ấn Độ (8,7%), Nhật Bản (6,6%). Riêng Trung Quốc bình quân 5 năm qua chiếm 32% tổng sản lượng tiêu thụ cao su thiên nhiên và chiếm đến 25% tổng kim ngạch nhập khẩu cao su thiên nhiên toàn cầu.

Hình 3. Tình hình cung cầu cao su trên thế giới giai đoạn 2010-2013 Hình 3. Biểu đồ tỷ trọng trong tổng nguồn cung cầu trên thế giới năm 2013

62

(nguồn: Rubber Statistical Bulletin)

Biểu đồ 3.2 đã thể hiện rõ chênh lệch cung cầu trên thế giới trong những năm qua có sự thay đổi. Theo đó, lượng cung cao su tự nhiên ngày càng tăng và đã vượt qua cầu kể từ năm 2012 đến nay. Tình trạng cung vượt cầu kéo dài từ 2012 do ảnh hưởng tình hình kinh tế thế giới suy thoái, đặc biệt là tại Trung Quốc thị trường nhập khẩu cao su tự nhiên lớn nhất thế giới. Rủi ro “hạ cánh cứng” của kinh tế Trung Quốc sau một thời gian dài tăng trưởng nóng khiến nhu cầu cao su sụt giảm, kéo theo mặt bằng giá bán cũng rơi mạnh từ mức cao nhất trong lịch sử khoảng 6500 USD/tấn xuống 2800 USD/tấn.

Tuy nhiên, thống kê theo quí cho thấy nhu cầu cao su bắt đầu hồi phục do tình hình kinh tế tại các thị trường lớn (Trung Quốc, Ấn Độ) bắt đầu khởi sắc. Theo đó, chênh lệch cầu – cung đã bắt đầu thu hẹp đáng kể trong 3 quí gần đây. Cụ thể, từ mức dư thừa 319.000 tấn vào năm 2012 đã cải thiện đáng kể lên mức thiếu hụt 281.000 tấn vào năm 2013.

Tóm lại, mặc dù hiện tượng nguồn cung cao su trên thế giới đã vượt qua

nguồn cầu nhưng trong giai đoạn tới, cụ thể là năm 2015, khoảng chênh lệnh này sẽ giảm xuống và ngành sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên trên thế giới có dấu hiệu phục hồi và phát triển.

Nhu cầu cao su dự báo tăng do ngành ô tô hồi phục

Cao su thiên nhiên dùng nhiều trong hai ngành lớn là lốp xe và găng tay. Đặc biệt, đến hơn 70% cao su thế giới được dùng để sản xuất vỏ xe, trong 30% còn lại, nhu cầu cao su để sản xuất găng tay, nệm… chiếm đa số. Vì nhu cầu sử dụng cao su trong sản xuất vỏ xe rất lớn, nên các quốc gia hàng đầu về nhập khẩu cao su đều là những nước có thị trường ô tô phát triển như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật, Đức, Hàn Quốc .v.v .Do đó, triển vọng của ngành cao su thiên nhiên phụ thuộc rất lớn đến hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung và đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô.

63

Hình 3. Doanh số bán xe trên thế giới giai đoạn 2005-2014

Biểu đồ hình 3.3 trên cho thấy, doanh số bán xe theo báo cáo của OICA vẫn trên đà tăng trưởng với tốc độ 3.3%/năm giai đoạn 2005-2014, và có dấu hiệu hồi phục từ năm 2011. Năm 2013 có trên 83.5 triệu xe ô tô được bán ra trên toàn cầu, tăng 5.2% so với 2012 và được dự báo sẽ tiếp tục tăng 5.4% lên 88 triệu xe trong năm 2014.

Trong thập niên tới, cán cân quyền lực trong ngành ô tô sẽ dần nghiêng về thị trường các nước mới nổi khi các nhà sản xuất ô tô mở rộng hoạt động sản xuất sang các khu vực này. Sự chuyển dịch này nằm trong chiến lược khai thác nhu cầu rất lớn từ nguồn dân số trẻ có thu nhập tăng nhanh và tỷ lệ sở hữu ô tô vẫn còn thấp. LMC Automotive dự đoán nhu cầu tại các thị trường mới nổi có thể đẩy doanh số bán xe toàn cầu đạt khoảng 1 tỷ chiếc giai đoạn 2010-2020.

Sự chuyển mình của ngành công nghiệp ô tô theo đà phục hồi các nền kinh tế đầu tàu Mỹ và Trung Quốc cũng như các thị trường mới nổi cho thấy nhu cầu cao su được dự đoán sẽ cải thiện. Theo đó, giá cao su thiên nhiên được dự đoán sẽ vượt khỏi vùng đáy trong thời gian tới.

64

3.2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn Độ đến năm 2020 năm 2020

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn Độ (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w