Sơ nét về sản xuất cao su ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn Độ (Trang 36 - 38)

Kể từ khi bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam năm 1878, cao su tự nhiên đã không ngừng phát triển, trở thành một trong những sản phẩm nông sản xuất khẩu hàng đầu Việt Nam và đứng vị trí thứ 3 thế giới về sản xuất và xuất khẩu. Trong những năm gần đây, vị thế của cao su Việt Nam trên thị trường thế giới ngày càng được nâng cao.

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Diện tích (ha) Tốc độ tăng trưởng

674,200 - 748,700 11.05% 801,600 7.07% 910,500 13.59% 989,700 8.67%

Sản lượng (tấn) Tốc độ tăng trưởng

723,700 - 751,700 3.87% 789,300 5% 863,600 9.41% 1,043,000 20.77%

Năng suất (tấn/ha) 1.72 1.71 1.72 1.71 1.73

(nguồn: Tổng cục thống kê)

37

Qua bảng 2.5 trên, ta nhận thấy được diện tích và sản lượng cao su Việt Nam tăng đều qua các năm. Trong đó, diện tích trồng cao su hằng năm tăng lên trung bình khoảng 10%. Đến năm 2013, diện tích đã đạt xấp xỉ 1 triệu ha, vượt hơn so với kế hoạch mà Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đề ra là đạt 800,000 ha vào năm 2020. Trong số diện tích này thì có khoảng 60% là cây cao su đã trưởng thành và cho mủ, 40% còn lại là diện tích trồng mới hàng năm để đảm bảo lượng cao su cung cấp dài hạn cho thị trường.

Về sản lượng, từ năm 2009 đến năm 2012, sản lượng cao su thu hoạch được chỉ có tốc độ tăng trưởng khoảng 5%/năm. Nhưng sang năm 2013, Việt Nam đạt mốc kỷ lục khi sản lượng tăng lên hơn 1 triệu tấn, đạt tỷ lệ tăng trưởng đến 20.77% so với năm 2012. Điều này đã làm cho cao su Việt Nam vượt lên, trở thành quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới về sản xuất cao su tự nhiên.

Giống như các loại cây trồng khác, cao su chỉ sinh trưởng và phát triển tốt tại những khu vực có khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp. Chính vì vậy, cao su chỉ được trồng ở một số vùng tại Việt Nam.

Hình 2. Biểu đồ tỷ trọng diện tích trồng cao su theo vùng

(nguồn: Tổng cục thống kê)

Qua hình 2.4 ta thấy, Đông Nam Bộ là vùng tập trung trồng cao su lớn nhất với tổng diện tích chiếm 64% diện tích cao su cả nước. Do nơi đây có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp nhất để phát triển cây cao su. Kế đến là khu vực Tây Nguyên với tỷ trọng 24.5%, khí hậu của vùng này vẫn có một số đặc điểm không thuận lợi cho sinh trưởng và sản lượng khai thác mủ của cao su do có mưa kéo dài và nhiệt độ thấp.

Vùng duyên hải miền Trung và khu vực Tây Bác chiếm tỷ trọng khá nhỏ vì đây là 2 khu vực đang được mở rộng diện tích gieo trồng. Tuy nhiên, so với Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, hai khu vực này có khí hậu khắc nghiệt hơn và không mấy phù hợp với cây cao su. Miền Trung ít mưa nhưng lại có những khoảng thời gian

38

tập trung với lượng lớn ngắn ngày, nhiệt độ mùa khô cao và gió Lào khắc nghiệt, vùng Tây Bắc thì nhiệt độ thấp kéo dài, ít nắng và nhiều sương mù.

Với mục tiêu đảm bảo sản lượng và nâng cao chất lượng mủ cho cao su, Hiệp hội cao su Việt Nam đã thực hiện một số kế hoạch như tiếp tục mở rộng diện tích tại Đông Nam Bộ, đầu tư trồng mới tại Lào và Campuchia, tiến hành trồng thử nghiệm một số giống mới có khả năng chịu được thời tiết khắc nghiệt nhập về từ Malaysia.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn Độ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w