Giải pháp từ phía Nhà nước

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn Độ (Trang 64 - 67)

Ban hành các quy chuẩn quốc gia cho ngành cao su Việt Nam

Hiện nay, mặc dù Việt Nam đang là quốc gia sản xuất và xuất khẩu cao su đứng thứ 3 trên toàn thế giới nhưng vẫn chưa có các quy chuẩn để đảm bảo cho chất lượng mủ cao su trong sản xuất và xuất khẩu. Tuy thị trường Ấn Độ vẫn chưa có các yêu cầu gắt gao về chất lượng cao su như ở Hoa Kỳ và các nước Châu Âu nhưng trong những năm tới, việc cung cao su vượt quá cầu cùng với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và môi trường cạnh tranh gay gắt tại Ấn Độ, sự yếu kém về chất lượng sẽ làm cho cao su Việt Nam mất đi vị trí trên thị trường này so với Thái Lan và Indonesia. Chính vì vậy, Nhà nước ta cần phải sớm đưa ra các quy chuẩn quốc gia về chất lượng mủ cao su. Đây là việc làm cần thiết và cấp thiết nhằm tạo khung pháp lý kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của các nhà máy chế biến cao su. Từ đó hình thành hệ thống quản lý chất lượng cao su thống nhất và chặt chẽ, làm cơ sở xây dựng thương hiệu cao su VN và nâng giá trị mặt hàng cao su xuất khẩu của nước ta.

Đây cũng là đòi hỏi tất yếu để ngành cao su VN hội nhập và hòa vào sân chơi quốc tế. Cũng cần biết thêm rằng, Chính phủ VN đã cử Vụ khoa học và Công nghệ thuộc (Bộ Công Thương) tham gia thường trực vào nhóm công tác về sản phẩm cao su thuộc Ủy ban tư vấn ASEAN về tiêu chuẩn và chất lượng nhằm bàn bạc về việc tháo bỏ những rào cản giữa các nước ASEAN bằng các biện pháp hài hoà tiêu chuẩn chất lượng và quy chuẩn kỹ thuật để phù hợp với thông lệ quốc tế và thừa nhận lẫn nhau giữa các nước ASEAN.

Quy hoạch và cải thiện đất trồng cao su

Cây cao su trồng và chăm sóc khoảng 6-7 năm thì có thể lấy mủ, thời gian lấy mủ có thể đạt từ 20-30 năm. Chính vì tính chất dài hạn này của cao su mà việc quy hoạch và cải thiện đất trồng cao su là vô cùng quan trọng. Việc này ảnh hưởng đến chất lượng cũng như nguồn cung cao su trong tương lai.

65

Với tình hình cung cao su trên thế giới hiện nay, việc trồng cao su không cần phải tập trung vào sản lượng mà chủ yếu tập trung ở năng suất và chất lượng. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải có định hướng tập trung nhằm cải thiện diện tích cao su để có thể nâng cao hiệu quả thông qua việc thay thế những vườn cao su già cỗi bằng các giống mới phù hợp cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn. Thêm vào đó, cần phải phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra các biện pháp nông nghiệp hay các phân bón mới phục vụ cho việc cải tạo đất trồng cao su.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp

Cơ sở hạ tầng trong các khẩu vận chuyển và bảo quản cao su hiện nay vẫn còn yếu kém. Nhà nước cần phải tiếp tục và phát triển hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, giúp đỡ người sản xuất đầu tư vào quy trình thâm canh, bảo quản cao su sau thu hoạch ở các vùng nguyên liệu để đảm bảo cho nhu cầu chế biến. Để đảm bảo cho vốn đầu tư vào những lĩnh vực này, nguồn vốn không nên chỉ đến từ Nhà nước, mà Nhà nước cũng nên tiến hành huy động thêm từ các doanh nghiệp, các quỹ khuyến nông, khuyến công.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ vay vốn, khuyến khích các doanh nghiệp cao su Việt Nam nâng cao kỹ thuật, áp dụng công nghệ vào quy trình sản xuất và chế biến cao su nhằm nâng cao chất lượng cao su trong nước.

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu

Những phân tích ở chương 2 đã cho thấy rõ nhu cầu cao su rất lớn tạo thị trường Ấn Độ. Vì vậy, Nhà nước cần có các hoạt động xúc tiến xuất khẩu cao su vào thị trường này. Muốn tiến hành đẩy mạnh xuất khẩu cao su vào Ấn Độ, vấn đề đầu tiên cần quan tâm chính là nghiên cứu thị trường. Nhà nước cần có các hội thảo chuyên đề, đại diện nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường Ấn Độ chia sẻ các kiến thức khi kinh doanh xuất khẩu cao su cho các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp này, giúp họ có thể tự tin hơn, trang bị tốt hơn khi thâm nhập sâu vào Ấn Độ.

66

Hơn thế nữa, để mở rộng thị trường xuất khẩu, Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ ngành cao su thông qua các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia liên kết với Ấn Độ với các hoạt động dài hạn mang tính chất chuyên sâu. Để thực hiện tốt các công tác nghiên cứu thị trường cũng như các chương trình xúc tiến thương mại cho ngành cao su Việt Nam, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Thương mại và Hiệp hội cao su Việt Nam cũng như Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải nâng cao vai trò của mình bằng cách tìm kiếm đầu ra cho ngành cao su Việt Nam thông qua các hợp đồng kí kết đa phương, song phương với Ấn Độ, định hướng cho các doanh nghiệp cao su có thể dễ dàng hơn trong việc thâm nhập vào thị trường này.

Đào tạo nguồn lao động

Muốn phát triển ngành cao su Việt Nam tại Ấn Độ-một quốc gia rộng lớn, đông dân với nhiều nét đặc trưng về văn hóa thì cần một lực lượng lao động rất lớn với trình độ chuyên môn cao. Hiện này, ngành cao su Việt Nam vẫn còn thiếu nguồn lao động, đặc biệt là các cán bộ quản lý ngành và bộ phận quản lý kỹ thuật chế biến thành phẩm. Nhà nước cần tăng cường đào tạo thêm nhiều cán bộ nhằm phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra cũng như nghiên cứu thị trường cho ngành cao su Việt Nam. Ngoài ra, cần tiến hành các khóa đào tạo nghiêm khắc nâng cao trình độ chuyên môn cho những lực lượng này nhằm cung cấp cho ngành cao su Việt Nam nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ chuyên môn cao, có tác phong công nghiệp, phục vụ tốt cho ra được các mặt hàng cao su đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, tạo lợi thế cạnh tranh cho cao su Việt Nam trên thị trường Ấn Độ. Không những thế, việc làm này hoạt động khai thác chế biến cao su tự nhiên được đồng đều hơn về chất lượng tại từng khu vực, vùng miền và doanh nghiệp.

1.1.28. Giải pháp từ phía Hiệp hội cao su Việt Nam

Nhắc đến ngành cao su Việt Nam, Hiệp hội cao su Việt Nam(VRA) chính là tổ chức có liên hệ mật thiết nhất đối với các hoạt động của ngành cao su. Hiện nay, vai trò của VRA vẫn chưa được khai thác toàn diện, ngoài việc tổ chức các chuyên đề nghiên cứu cho cao su cũng như các thông tin chung về thị trường cao, các hoạt

67

động như liên kết doanh nghiệp, trực tiếp theo dõi và tham gia tiến trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn chưa được tận dụng. Chính vì vậy, Hiệp hội cần đẩy mạnh hoạt động hơn nữa để có thể trở thành chỗ dựa vững chắc cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và sản xuất. Các hoạt động của Hiệp hội cần phải có những quy chế rõ ràng và hoạt động quy củ hơn, thường xuyên hơn.

Đặc biệt, Hiệp hội cần phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng hơn nữa với Nhà nước và các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cao su để thuận tiện cho các hoạt động xúc tiến thương mại. Hiệp hội cần phát huy vai trò làm cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý, các bộ ngành và người tiêu dùng giúp doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội hiện có trên thị trường Ấn Độ cũng như hạn chế được rủi ro có thể xảy ra.

Thêm vào đó, với mức độ cạnh tranh gay gắt trên thị trường nhập khẩu cao su vào Ấn Độ hiện tại, hình ảnh thương hiệu cho quốc gia đóng vai trò rất quan trọng. Hiệp hội cao su Việt Nam cần có các hoạt động cụ thể nhằm xây dựng hình ảnh tốt đẹp về ngành cao su Việt Nam. Đồng thời cũng tăng cường đưa hình ảnh cao su Việt Nam có thể tham gia váo các hội chợ triễn lãm của Ấn Độ được tổ chức vào tháng 2 hàng năm.

Đứng trước tình hình xảy ra trong tháng 9/2014, Ấn Độ muốn kiện bán phá giá cao su Việt Nam khi cao su Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Ấn Độ có giá thấp hơn 16% so với cao su nội địa. Đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu, việc kiện cáo là không thể tránh khỏi, chính vì vậy, với sự việc này, hiệp hội cao su Việt Nam cần bảo vệ cao su Việt Nam trước những tranh chấp cũng như giúp đỡ trong việc ổn thỏa những kiện cáo, đảm bảo cho sự phát triển của cao su Việt Nam tại Ấn Độ.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn Độ (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w