Duy trì và mở rộng hoạt động xuất khẩu cao su tại Ấn Độ
Trong những năm gần đây, sản lượng cao su Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Ấn Độ liên tục tăng trưởng nhưng tốc độ tăng vẫn chưa ổn định. Thêm vào
68
đó, sự bất ổn về giá cao su nhập khẩu đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao su vào thị trường này. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những biện pháp nhằm củng cố sản lượng và giá cả khi nhập khẩu đồng thời cũng phải có các hoạt động xúc tiến kinh doanh nhằm ổn định vị thế cao su Việt Nam trên thị trường Ấn Độ
Đầu tiên, để tiến hành củng cố và xúc tiến kinh doanh, các doanh nghiệp cao su Việt Nam cần xác định rõ hoạt động xây dựng các chiến lược kinh doanh xuất khẩu cao su là định hướng có tính lâu dài và cần phải liên hệ mật thiết với các tiến trình nghiên cứu về thị trường Ấn Độ. Để có được chiến lược đúng đắn, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kĩ các cơ hội và thách thức tại thị trường, từ đó, dựa vào năng lực bản thân của doanh nghiệp mà đưa ra các chính sách phù hợp. Quan trọng hơn, đối với các đối tác hiện tại trên thị trường Ấn Độ, doanh nghiệp cần phải tạo dựng được mối quan hệ hợp tác lâu dài trên cơ sở đảm bảo được lợi ích đôi bên.
Nâng cao năng suất lao động và giảm chi phí sản xuất
Như đã phân tích ở chương 2, thị trường cao su tự nhiên Ấn Độ có mức độ cạnh tranh rất lớn, chính vì vậy, năng cao năng suất lao động cũng như tiết kiệm được chi phí về giá sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Trước hết, để nâng cao năng lực sản xuất, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến và đào tạo các nguồn nhân công có trình độ cao là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tiết kiệm và sử dụng hợp lí các khoản chi phí cho sản xuất như tiêu hao năng lượng điện (ở Việt Nam thường cao hơn các nước khác trong khu vực từ 2.4 đến 3.6 lần) và chi phí cố định trong quản lý doanh nghiệp, triệt để thực hiện chủ trương tiết kiệm 10% chi phí của doanh nghiệp.
Thực hiện tốt hoạt động trồng trọt, chăm sóc và khai thác cao su để nâng cao chất lượng mủ cao su
69
Hiện nay, đa phần các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu cao su chỉ chú trọng đến sản lượng, chất lượng cao su vẫn chưa được doanh nghiệp quan tâm. Mặc dù Ấn Độ chưa có các yêu cầu cao về chất lượng cao su nhưng xét về khía cạnh tranh tranh với các quốc gia khác như Thái Lan, Indonesia thì chất lượng mủ cao su xuất khẩu của Việt Namvẫn còn rất thấp trong khi ở những nước này hộ rất chú trọng về tiêu chuẩn đầu vào và đầu ra của sản phẩm xuất khẩu. Chính vì vậy, khi lựa chọn hợp tác, các đối tác ở Ấn Độ vẫn ưu tiên hơn cho các sản phẩm chất lượng. Trước tình hình này, việc nâng cao chất lượng mủ cao su là hết sức cần thiết để tiến hành thúc đẩy xuất khẩu cao su vào thị trường Ấn Độ.
Vấn đề đầu tiên cần phải quan tâm khi tiến hành nâng cao chất lượng cao su là khâu chọn giống. Viện nghiên cứu cao su Việt Nam đã nghiên cứu ra rất nhiều loại giống cây trồng phù hợp với đất đai và khí hậu các vùng miền. Nhiệm vụ của doanh nghiệp là tiến hành nghiên cứu các loại giống có ưu thế xuất khẩu trên thị trường và các điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp với loại giống được chọn. Trong quá trình thực hiện, doanh nghiệp nên xin ý kiến tư vấn từ phía các chuyên gia cũng như từ Viện nghiên cứu để đạt được kết quả khả quan nhất.
Ngoài ra, chất lượng mủ cao su cũng phụ thuộc vào quá trình chăm sóc cây. Việc chăm sóc đúng kỹ thuật và đúng quy trình là tiến trình bắt buộc mà các doanh nghiệp phải thực hiện. Theo những nghiên cứu của Tổng công ty cao su Việt Nam, chu kỳ khai thác tính từ lúc khai thác đến thanh lý của cây cao su là 20 năm thay vì 25 năm, chu kỳ kinh tế kể từ khi trồng đến khi thanh lý là 25 năm thay vì 32 năm như trước đây. Việc áp dụng quy trình mới này sẽ tăng nâng suất khai thác cao su lên 1.8-2 tấn/ha/năm. Đồng thời, tiến trình chăm sóc cao su trong quy trình này cũng có sự thay đổi, nhanh chóng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình chăm sóc như thay giống cũ bằng các giống cao sản, việc ứng dụng các chất kích thích, phòng trừ sâu bệnh hiệu quả,… Vì vậy, doanh nghiệp nên áp dụng quy trình này vào tiến trình chăm sóc cao su để đạt được chất lượng tốt hơn.
70
Trong thời đại công nghệ hóa-hiện đại hóa, các thiết bị công nghệ trong sản xuất và chế biến được cải tạo và nâng cấp không ngừng, Việc áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh trên thị trường. Khi tiến hành đâu tư vào thiết bị công nghệ, các doanh nghiệp cần chú trọn đến vần đề huy động vốn. Các nguồn vốn này không chỉ được huy động từ phía Nhà nước mà các doanh nghiệp cần phải chủ động tìm kiếm các nguồn đầu tư từ nước ngoài, đây mới chính là giải pháp lâu dài cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần phải mạnh dạn loại bỏ những dây chuyền chế biến, sản xuất đã cũ kĩ, lạc hậu, đầu tư vào các công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế. Trong quản lý chất lượng cao su, doanh nghiệp cần tập trung quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9002 để đảm bảo cho tiêu chuẩn xuất khẩu dài hạn của cao su. Đồng thời, doanh nghiệp cần chủ động liên kết với các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cao su lớn trên thế giới để học hỏi các kinh nghiệm sản xuất của họ.
Đào tạo nguồn nhân lực
Trên thực tế, tình trạng chung của các doanh nghiệp cao su Việt Nam là vấn đề thiếu nguồn lao động có trình độ chuyên môn cao. Tron nền kinh tế hội nhập, cạnh tranh gay gắt thì cao su Việt Nam muốn phát triển tại thị trường Ấn Độ rất cần những nguồn lao động có đầy đủ trình độ.
Nguồn lao động này không chỉ là các quản lý, các nhân viên kinh doanh xuất khẩu cho doanh nghiệp mà còn là trình độ nhân công, kĩ sư canh tác tại vườn cao su để đảm bảo cho sự kết hợp từ khâu đầu vào cho đến đầu ra của doanh nghiệp. Đối với các quản lý, nhân viên cần trình độ chuyên môn cao có các công tác nghiên cứu chi tiết và hiệu quả, có hiểu biết sâu rộng về thị trường Ấn Độ cũng như cac đối thủ cạnh tranh tại thị trường này nhằm đưa ra các biện pháp thích hợp, kịp thời cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tiền hành các khóa đào tạo nhân viên thông qua các buổi hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh
71
nghiệp với các đối tác hay chọn lựa những nhân viên xuất sắc trực tiếp tiếp xúc thực tế tại thị trường Ấn Độ.
Mặt khác, đối với công nhân và kĩ sư canh tác tại vườn cao su, doanh nghiệp cần phải tiến hành đào tạo thông qua các hội thảo với các chuyên gia hay với Viện nghiên cứu cao su về các tiến trình chăm sóc hay rèn luyện khả năng phát hiện và phòng ngừa dịch bệnh cho cây.
Tóm lại, trên đây là các giải pháp cho việc thúc đẩy xuất khẩu cao su Việt
Nam sang thị trường Ấn Độ dựa trên khía cạnh phân tích tổng quát. Các giải pháp đưa ra cần có sự kết hợp và hỗ trợ đến từ 3 phía Nhà nước, Hiệp hội và các doanh nghiệp.
72
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng ở chương 2, hội nhập với xu hướng chung của thế giới, nội dung chương 3 hướng đến kết hợp các yếu tố cơ hội, thách thức từ thị trường Ấn Độ cùng với điểm mạnh, điểm yếu của nội tại ngành cao su Việt Nam. Từ đó, đưa ra các giải pháp thích hợp để thúc đẩy xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Ấn Độ trong tương lai, cụ thể là đến năm 2020. Các giải pháp đưa ra cần được thực hiện từ cả 3 phía: Nhà nước, Hiệp hội và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xuất khẩu cao su. Các giải pháp này thực hiện trên cơ sở toàn diện đảm bảo từ khâu trồng trọt khai thác cho đến sản xuất để xuất khẩu.
73