Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 66 - 75)

- Nguyên nhân của những yếu kém, tồn tạ

2.2.1. Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở

cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá IX đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy đối với cán bộ cơ sở theo hướng đào tạo cơ bản, bồi dưỡng theo các chức danh, bảo đảm tính thiết thực” [17, tr.179]. Nghị quyết TW 5 khoá X cũng chỉ rõ “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục lí luận trong hệ thống chính trị, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong cả nước; khắc phục sự lạc hậu của chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, bảo đảm tính cơ bản, hệ thống, hiện đại và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tham khảo, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm quốc tế về cải cách giáo dục chính trị. Tăng cường đào tạo, đào tạo lại, nâng cao trình độ khoa học, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh…”.

Do vậy, để nâng cao trình độ lí luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của tỉnh Hà Tĩnh thì nhất thiết phải tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị thì chương trình phải bảo đảm tính toàn diện, cơ bản, tương đối có hệ thống cụ thể là:

Thứ nhất, đổi mới phương pháp, đa dạng hoá hình thức đào tạo, bồi dưỡng. Trong những năm qua, việc giảng dạy lí luận chính trị chủ yếu thực hiện theo phương pháp truyền thống là giảng viên thuyết trình, độc thoại, học viên ghi tóm tắt lời thầy. Cách dạy theo kiểu nặng về lý thuyết như vậy làm cho không khí học tập đơn điệu, nặng nề, người học trở nên thụ động, nhớ máy móc, học đối phó, chỉ lo thi sao cho điểm cao mà không cần quan tâm đến những kiến thức đó có giúp ích gì cho công việc, có thiết thực gì với mình hay không. Nhiều người sau khi học, làm bài thi xong là quên ngay, không ứng dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn công tác.

Để nâng cao chất lượng đào tạo, trước hết cần tiếp tục đổi mới phương pháp, hình thức đào tạo bồi dưỡng lí luận chính trị. Trong tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cấp cơ sở cần quán triệt và thực hiện tốt phương châm, phương pháp:

Thực hiện phương châm lí luận liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành; gắn việc học tập lí luận ở trường với đời sống xã hội, thực tiễn công tác ở cơ sở; gắn học tập lý thuyết với thực hành công việc, liên hệ, vận dụng lí luận với thực tiễn đào tạo, quản lý ở địa phương; gắn học tập với rèn luyện.

Tổ chức tốt các khâu của quá trình đào tạo. Tích cực đổi mới phương pháp dạy và học, lấy người học làm trung tâm, tăng cường nêu vấn đề, gợi mở, phát huy tính độc lập sáng tạo của người học.

Tăng cường thảo luận, liên hệ, vận dụng những kiến thức đã học với việc giải quyết các tình huống trong lãnh đạo, quản lý ở cơ sở, làm tốt các bài tập thực hành nghiệp vụ công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể.

Tổ chức cho học viên đi nghiên cứu thực tế và viết tiểu luận cuối khoá. Thông qua viết tiểu luận - có thể dưới dạng đề án công tác - giúp cho người học tập dượt, nắm bắt, phân tích, đánh giá, tổng hợp tình hình, xử lý và giải quyết một số tình hình đặt ra tù thực tiễn cách mạng ở cơ sở và gắn với công việc, nhiệm vụ công tác sau khi kết thúc khoá học.

Cần đổi mới phương pháp theo hướng lấy người học là trung tâm, lấy chất lượng và hiệu quả làm mục tiêu chính; giải quyết tốt mối quan hệ giữa đào tạo và bồi dưỡng, giữa lí luận và thực tiễn, giữa học ở trường lớp với việc tự học, tự giác rèn luyện qua thực tiễn công tác của bản thân cán bộ. Cần tăng

cường mở rộng, đa dạng hoá các hình thức mở lớp với các hình thức tập trung và tại chức, mở tập trung theo mùa vụ. Đối với cán bộ trẻ trong diện quy hoạch thì cần phải được đào tạo tập trung. Số cán bộ lớn tuổi, đương chức, trải qua công tác lâu năm còn khả năng phát triển thì đào tạo tại chức. Số cán bộ đã qua chương trình đào trước đây cần được đào tạo lại.

Hơn nữa, học viên lại là những người đã hoặc đang giữ những cương vị lãnh đạo ở cơ sở, nhu cầu của họ là được trang bị những nguyên lý, lí luận cơ bản hệ thống để nâng cao trình độ lí luận, nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý, rèn luyện phẩm chất đạo đức nhằm làm tốt hơn nữa nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn mà mình đã và sẽ được giao, chứ không phải học để trở thành các nhà nghiên cứu lí luận hay học để tìm kiếm việc làm. Vì vậy, việc lựa chọn nội dung, phương pháp giảng dạy phù hợp sao cho họ có thể dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ liên hệ và vận dụng vào thực tiễn công tác là điều có ý nghĩa quan trọng.

Việc đổi mới phương pháp dạy không có nghĩa là sử dụng các phương pháp dạy hiện đại. Điều quan trọng là phải đổi mới cách dạy và cách học, đổi mới phương pháp truyền thụ, hướng vào rèn luyện tư duy độc lập, sáng tạo, phát huy trí tuệ và sự chủ động, năng động của học viên. Cần tăng cường thời gian thảo luận theo cách nêu vấn đề, tăng cường đối thoại giao tiếp giữa giảng viên và học viên, ra các bài tập xử lý tình huống và gợi ý các phương án xủ lý. Trong giảng dạy cần chú trọng gắn lí luận với việc lý giải, xử lý các vấn đề nổi cộm trong đời sống thực tế của địa phương, cơ sở. Tăng cường tổ chức đi tham quan, nghiên cứu thực tế ở các địa phương, cơ sở tổng kết thực tiễn, tiếp cận với các mô hình điển hình tiên tiến, mời các cán bộ lãnh đạo, quản lý có kinh nghiệm ở các địa phương, cơ sở về báo cáo thực tế ... Thông qua những cách làm như đã nêu trên sẽ giúp người học hiểu sâu, nắm chắc kiến thức, giúp họ rèn luyện phương pháp tư duy, cách xử lý những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn lãnh đạo, quản lý cơ sở.

Muốn học tập có kết quả và nâng cao trình độ lí luận chính trị, người học phải nắm vững được bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Vì thế, trong hoạt động đào tạo cần đổi mới phương pháp học tập, nghiên cứu của chính học viên. Khắc phục lối học

lí luận theo kiểu kinh viện, câu chữ. Người học phải tích cực, chủ động và thực hiện tốt các khâu trong quá trình học tập: Nghe giảng, tự nghiên cứu, thảo luận ... Có như vậy mới chuyển những kiến thức trên lớp thành hiểu biết của bản thân. Thông qua tự nghiên cứu, thảo luận mà tiếp tục củng cố, hiểu sâu, nắm chắc kiến thức, người học tiếp thu lí luận mới có căn cứ, nâng cao khả năng vận dụng lí luận và thực tiễn, giải quyết tốt những công việc trong lãnh đạo, tổ chức quản lý ở địa phương, cơ sở.

Trong điều kiện như Hà Tĩnh hiện nay cần đa dạng hoá các loại hình học tập lý luận chính trị. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của các địa phương, yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của người học, phải gắn với trình độ, công việc được giao để bố trí các loại hình học tập cho phù hợp.

Học tập trung tại Trường Chính Trị Trần Phú theo hệ thống giáo trình và các tiêu chuẩn quy định cho cán bộ, đây là hình thức đào tạo bài bản nhất tại địa phương theo trình độ Trung cấp chính trị. Loại hình này có các chế độ phụ cấp và các điều kiện học tập nghiên cứu tốt nhất.

Học tập trung tại các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, thị xã, thành phố. Ở đây có các loại hình đào tạo như: Sơ cấp lý luận chính trị, Bồi dưỡng kết nạp Đảng, bồi dưỡng cho đảng viên mới.

Trường Chính trị Trần Phú phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí minh, Học viện chính trị Khu vực I, Học viện Báo chí và tuyên truyền liên kết đào tạo các lớp Cao cấp lý luận chính trị, Cử nhân xây dựng Đảng để nâng cao trình độ cho cán bộ cấp cơ sở, nhưng không có điều kiện đi học tập trung ở Hà Nội.

Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Trường Chính trị Trần Phú mở các lớp Trung cấp lý luận chính trị không tập trung cho cán bộ cấp cơ sở không có điều kiện đi học tập trung, cán bộ nắm các vị trí quan trong ở cơ sở, cán bộ cao tuổi... nhằm tạo mọi điều kiện cho cán bộ đi học với mục tiêu tất cả cán bộ cấp cơ sở phải có trình độ lý luận chính trị nhất định.

Thứ hai, xây dựng đội ngũ giảng viên lí luận chính trị đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng.

Đội ngũ giảng viên giảng dạy lí luận chính trị là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị. Trước yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ đào tạo, việc chăm lo, xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ phục vụ cho công tác đào tạo lí luận chính trị nói chung, đội ngũ giảng viên giảng dạy lí luận chính trị nói riêng là vấn đề có ý nghĩa hết sức cần thiết.

Từ thực tế đội ngũ giảng viên giảng dạy lí luận chính trị ở tỉnh Hà Tĩnh cho thấy, đội ngũ này được bổ sung từ nhiều nguồn, so với yêu cầu của nhiệm vụ đào tạo thì hiện vẫn còn đang thiếu cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, cần tiếp tục tăng cường đủ số lượng và nhất là coi trọng chất lượng giảng viên để đảm nhiệm công tác giảng dạy đang đặt ra như một khâu có ý nghĩa quyết định để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở. Cần thực hiện tiêu chuẩn hoá đội ngũ giảng viên theo quy định của Đảng và Nhà nước và quy chế của Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Cùng với việc bổ sung đội ngũ giảng viên, căn cứ vào điều kiện và khả năng hiện có, cần tích cực gửi giảng viên đi đào tạo sau đại học, dự các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ do Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Động viên, khuyến khích giảng viên tích cực, tự giác học tập, rèn luyện, chịu khó nghiên cứu, tích luỹ tri thức để nâng cao trình độ lí chuyên môn, nghiệp vụ. Tổ chức dự giờ, thao giảng, tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên, cán bộ nghiên cứu tham gia vào các sinh hoạt chính trị, tham dự các Hội nghị sơ kết, tổng kết của tỉnh của các ngành, địa phương để nắm bắt tình hình. Việc tổ chức và tạo điều kiện cho giảng viên đi nghiên cứu thực tế phải được quy định thành chế độ bắt buộc. Sau đợt nghiên cứu thực tế phải có viết thu hoạch để đánh giá và sử dụng những kết quả đó vào bài giảng.

Với sự thiếu hụt về chất lượng của đội ngũ giảng viên như hiện nay, Tỉnh uỷ, UBND, các cấp, các ngành có liên quan của tỉnh Hà Tĩnh cần có sự quan tâm hơn nữa bổ sung và tăng cường đội ngũ giảng viên đảm bảo về chất lượng. Đội ngũ giảng viên giảng dạy lí luận chính trị của tỉnh hiện nay phần lớn đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế, cần có những chính sách cụ thể để động viên đội ngũ giảng viên yên tâm công tác, cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị. Xây dựng quy chế khen

thưởng, hỗ trợ bằng lợi ích vật chất cho cán bộ, giảng viên đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chyên môn, nghiệp vụ. Tích cực xây dựng đội ngũ giảng viên đầu đàn. Có quy định, chính sách cần thiết để động viên những giảng viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, những cán bộ giảng viên có nhiều công trình nghiên cứu khoa học được áp dụng vào quản lý giảng dạy. Để chủ động trong việc xây dựng đội ngũ giảng viên cần có kế hoạch, cơ chế, chính sách cụ thể để thu hút sinh viên giỏi ở các trường đại học có khả năng giảng dạy, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có sức khoẻ tốt , có phẩm chất và năng lực cần thiết của người giảng viên, lý lịch gia đình và bản thân rõ ràng, có điều kiện để trở thành Đảng viên ... bổ sung cho trường chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị, thành phố. Có chính sách thu hút các giảng viên lí luận về công tác tại địa phương, cơ sở.

Thứ ba, Đổi mới nội dung, chương trình bồi dưỡng lí luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở

Nội dung chương trình đào tạo luôn là vấn đề của công tác đào tạo, bồi dưỡng, có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị cho cán bộ. Trên cơ sở hướng dẫn về nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Chính trị Quốc gia và các ban ngành có liên quan. Trong những năm vừa qua, trường chính trị Trần Phú tỉnh Hà Tĩnh đã chủ động, tích cực trong việc đổi mới, cụ thể hoá nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm cán bộ cơ sở ở tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, như đã đề cập, mặc dù đã có sự bổ sung, cải tiến, song nội dung chương trình vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu công tác của chính cán bộ cấp cơ sở là yêu cầu giả quyết công việc rất đa dạng, phong phú, tính chất công việc đòi hỏi phải hiểu biết toàn diện, nhiều mặt, cả về lí luận, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, chưa chú ý đến đặc điểm của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở xã phần lớn xuất thân từ nông dân, sinh sống ở nông thôn, làm nông nghiệp, đa dạng về trình độ học vấn và nhận thức kinh nghiệm, thâm niên công tác, mục đích học tập ... Nội dung chương trình còn biểu hiện dàn trải, nặng về lý thuyết, phần trang bị kiến thức nghiệp vụ chưa được quan tâm đúng mức, chưa gắn với thực tiễn lãnh đạo, quản lý của cán bộ cơ sở. Vì vậy, để tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị thì chương trình đào tạo cần phải tiếp tục được đổi

mới. Việc xây dựng và đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần dựa trên những căn cứ chủ yếu sau:

Căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập. Công cuộc đổi mới, nền kinh tế thị trường, sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội đang có tác động sâu sắc đến đời sống và công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Do vậy, việc xây dựng và đổi mới chương trình không chỉ xuất phát từ tình hình chung của đất nước mà phải xuất phát từ chính yêu cầu, nhiệm vụ của cơ sở trong giai đoạn trước mắt, lâu dài, hiện nay và trong những năm sắp tới.

Từ nhu cầu, thực tiễn công tác của cán bộ cấp cơ sở, căn cứ vào quy định của Đảng, Nhà nước về đào tạo cán bộ và phải “lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ” cho việc nghiên cứu xây dựng, sữa chữa, bổ sung chương trình. Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII đã quy định “Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w