Yêu cầu nâng cao trình độ lí luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở hiện nay

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 53 - 57)

- Nguyên nhân của những yếu kém, tồn tạ

1.3.2. Yêu cầu nâng cao trình độ lí luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở hiện nay

lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở hiện nay

Trên con đường phát triển của mình, Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi, đồng thời cũng phải đối phó với nhiều khó khăn, thách thức to lớn. Thời cơ, thuận lợi và khó khăn tồn tại và đan xen nhau, đòi hỏi đội ngũ cán bộ cấp cơ sở cần được nâng lên và hoàn thiện về phẩn chất chính trị, năng lực trí tuệ khoa học và hiểu biết lí luận tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới để đủ khả năng giải quyết đúng đắn và có hiệu quả các định hướng kinh tế xã hội do Đảng đặt ra, nhằm từng bước đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa với mục tiêu như Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X và các Nghị quyết Trung ương tiếp theo đã đề ra là “… đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

Trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, nhiều vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu tìm lời giải cả về lí luận và thực tiễn. Từ thực tiễn đã và đang đặt ra một loạt yêu cầu trong việc nâng cao trình độ lí luận chính trị đối với đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, đáp ứng ngang tầm với nhiệm vụ cách mạng đòi hỏi.

Bác Hồ dã dạy: Đã lựa chọn đúng cán bộ còn cần phải dạy bảo lí luận cho cán bộ. Chỉ thực hành mà không có lí luận cũng như có một mắt sáng, một mắt mờ. Người còn chỉ rõ: “Có học tập lí luận Mác - Lênin mới cũng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm tốt công tác Đảng giao phó cho mình” [44, tr.247]. Đối với cán bộ chủ chốt, Bác càng nhấn mạnh sự cần thiết phải không ngừng học tập, nghiên cứu lí luận Mác - Lênin và đó là lí luận thiết thực, chỉ đạo cho hành động. Nắm lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin không phải “để trang sức” mà nắm cái tinh thần xử trí đối với việc, đối với người, đối với mình để “sống với nhau có tình có nghĩa”, là nắm những chân lí phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin để áp dụng sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta.

Công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay là một cuộc vận động cách mạng toàn diện và sâu sắc diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thời đại chúng ta là thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ

bão, thời đại tin học tạo nhiều thành tựu kỳ diệu, hàng ngày lượng thông tin phong phú, đa dạng, nhiều chiều ào ạt dồn đến rất nhanh, rất nhiều, đòi hỏi phải có trình độ thu nhận, cập nhật, phân tích và xử lý đúng đắn, kịp thời, chính xác, biết sàng lọc, sử dụng thông tin có lợi cho hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của mình, lắng nghe và biết chọn lọc ý kiến của quần chúng. Rõ ràng trong tình hình đó người cán bộ cấp cơ sở phải có trình độ nhất định về các mặt như văn hoá, khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế, pháp luật … để không lạc hậu so với sự phát triển của thực tiễn và có thể cắt nghĩa trả lời được những câu hỏi mà cuộc sống đặt ra. Việc truyền đạt, giải thích chính sách của Đảng và Nhà nước cho nhân dân, nắm chắc được tâm tư, nguyện vọng của họ thì yêu cầu người cán bộ cấp cơ sở phải vượt lên khỏi nhận thức kinh nghiệm để khái quát hoá, trừu tượng hoá, có khả năng phân tích, tổng hợp, nhất là đối với các vấn đề chính trị. Và họ trở thành “hạt nhân” của phong trào, phát huy được thế mạnh, sức mạnh của địa phương, cơ sở.

Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở phải thường xuyên bồi dưỡng và trau dồi lý tưởng cách mạng của giai cấp công nhân, nâng cao bản lĩnh chính trị, nâng cao đạo đức cách mạng, đáp ứng yêu cầu của cách mạng đòi hỏi

Đội ngũ cán bộ cấp cơ sở phải biết vận dụng sáng tạo lí luận chính trị trong điều kiện cụ thể ở địa phương mình. Qua học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ lí luận chính trị lí luận chính trị, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở không ngừng phải có thế giới quan, phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn phải có khả năng vận dụng, chuyển hoá chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước thành hiện thực trực tiếp ở địa phương, cơ sở. Khả năng cụ thể hoá, tổ chức thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ cơ sở là yêu cầu cấp bách. Đồng thời cũng đòi hỏi người cán bộ cấp cơ sở phải có niềm tin vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, có lập trường kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trước những luận điệu xuyên tạc, phản động của các thế lực thù địch và của chủ nghĩa cơ hội, xét lại, họ biết tỏ rõ dũng khí của mình, bảo vệ sự thật, bảo vệ chân lý, tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Đảng của dân tộc, vững vàng trước mọi biến cố của thời đại. Kinh nghiệm, truyền thống cách mạng của dân tộc cho thấy, đội ngũ cán bộ vững vàng về lập trường chính trị, tư tưởng sẽ luôn là tấm gương sáng động viên, giáo dục,

giác ngộ các từng lớp nhân dân kể cả vào những thời điểm, những hoàn cảnh khó khăn nhất để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.

Thông qua việc học tập rèn luyện nâng cao trình độ lí luận chính trị, người cán bộ cấp cơ sở phải rèn luyện được khả năng tư duy lí luận, óc quan sát nhạy bén, tinh tường, nắm bắt và xử lý một cách khôn khéo, sáng tạo, có hiệu quả những tình huống chính trị phức tạp có thể nảy sinh trong đời sống, bao quát được toàn bộ thực tế của địa bàn phụ trách. Biết phát hiện và giải quyết những mâu thuẫn, khơi dậy, tập hợp, phát huy và sử dụng được tiềm năng vô tận của quần chúng, tạo được sự đồng thuận trong nội bộ nhân dân, tổ chức phong trào quần chúng giành được hiệu quả cao nhất.

Để làm tốt yêu cầu này, người cán bộ cấp cơ sở phải có trình độ lí luận chính trị nhất định, có đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật và có mối liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân, luôn phát huy thế chủ động sáng tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm trước cuộc sống và trước nhân dân, nắm chắc thực tiễn, phải thường xuyên rèn luyện phấn đấu để khắc phục tác phong quan liêu, xa rời thực tế cuộc sống, khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, kiên quyết chống bệnh “Kiêu ngạo cộng sản” như V.I.Lênin đã từng cảnh báo. Từ hoạt động thực tiễn ở cơ sở, người cán bộ cấp cơ sở đúc rút kinh nghiệm để hoàn thiện chủ trương kế hoạch, ra các quyết định đúng đắn, kịp thời nhưng cũng phải tránh nôn nóng, vội vàng. Từ đó càng gợi mở cho họ những mô hình biện pháp hành động hiệu quả, tìm ra những trọng tâm, những mắt khâu then chốt cần nắm vững và tập trung giải quyết, xây dựng quê hương mình ngày càng tốt đẹp. Trên đây là một số yêu cầu cơ bản về nhận thức và vận dụng lí luận chính trị nhằm nâng cao trình độ lí luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.

Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, vai trò của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở càng cực kỳ quan trọng. Đổi mới công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ này có trình độ về mọi mặt, năng động, sáng tạo, có tầm nhìn xa trông rộng… thì sẽ đóng góp được cho Đảng trong việc hoàn thiện phát triển đường lối, chủ trương, chính sách.

Trong các Nghị quyết của Đảng đã khẳng định: Phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, thì cũng cần nhấn mạnh công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt của then chốt”, cũng vì lẽ đó, trong diễn văn phát biểu khai mạc hội nghị lần 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII; đồng chí Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nói: Một trong những nội dung quan trọng nhất của chiến lược cán bộ là phải tạo được nguồn cán bộ, xây dựng quy hoạch và chăm lo đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Phải lựa chọn, bố trí và sử dụng những cán bộ hội tụ đầy đủ những tiêu chuẩn mà Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII đã đề ra. Một trong những tiêu chuẩn cơ bản của người cán bộ trong thời kỳ mới đó là: “Có trình độ hiểu biết về lí luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước”. Nghị quyết TW 6 khoá X “về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ cán bọ, đảng viên” chỉ rõ: “Tập trung sức để xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, tạo được sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng hoạt động của các loại hình tổ chức cơ sở đảng, làm cho tổ chức đảng ở cơ sở vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân, lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và kịp thời giải quyết những vấn đề xảy ra ở cơ sở”. Có trình độ lí luận chính trị thì người cán bộ mới có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt lý tưởng của Đảng và nhân dân.

* Thực tiễn đặt ra yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay cần có một đội ngũ cán bộ cở sở vừa hồng vừa chuyên để đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cách mạng trước yếu cầu mới. Đó là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương, đất nước. Việc có một đội ngũ cán bộ cơ sở vững mạnh, đáp ứng các yêu cầu đặt ra tại cơ sở là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Công tác xây dựng Đảng được Đảng ta xác định là then chốt, thì công tác cán bộ được ví là “then chốt của then chốt”. Thế nhưng, thực tế ở cơ sở

tỉnh Hà Tĩnh, công tác giáo dục lí luận chính trị của tỉnh cũng còn nhiều bất cấp hạn chế. Đội ngũ cán bộ còn có nhiều hạn chế về trình độ lí luận chính trị. Với trình độ hiện tại của đội ngũ cán bộ này thì chưa thể đáp ứng được các yêu cầu đặt ra tại cơ sở.

Trước thực trạng đó cần phải có quan điểm, mục tiêu và giải pháp khoa học, đồng bộ để nâng cao trình độ lí luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở ở Hà Tĩnh, ngang tầm với yêu cầu thực tiễn đặt ra.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w