- Nguyên nhân của những yếu kém, tồn tạ
2.2.2. Đổi mới công tác quy hoạch, đánh giá, tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ
dụng cán bộ
“Quy hoạch cán bộ là nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” [14, tr.78]
Quy hoạch và đánh giá cán bộ phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của địa phương. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ sẽ góp phần quan trọng vào việc xây dựng một đội ngũ cán bộ đồng bộ, có chất lượng, đảm bảo tính liên tục và kế thừa trong đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ cấp cơ sở nói riêng, giúp cho Đảng nắm chắc cán bộ, có kế hoạch chủ động tạo nguồn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã được thường trực Tỉnh uỷ Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm, coi đây là nội dung quan trọng của công tác cán bộ. Để đánh giá cán bộ đúng, phải có quan điểm đúng, căn cứ vào những chuẩn mực nhất định.
Ngoài những tiêu chuẩn chung của người cán bộ được hội nghị Trung ương 3 khoá VIII quy định, đối với đội ngũ cán bộ cấp cơ sở còn phải đạt các tiêu chuẩn và điều kiện sau có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Có năng lực tư duy, dự báo và định hướng sự phát triển của địa phương, cơ sở, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật. Có khả năng thuyết phục và tổ chức nhân dân thực hiện đường lối của Đảng. Đấu tranh bảo vệ đường lối, quan điểm, Chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Có đạo đức lối sống lành mạnh, giản dị, tác phong dân chủ, có khả năng tập hợp quần chúng, đoàn kết nội bộ.
Có kiến thức nhất định về khoa học lãnh đạo và quản lý, được đào tạo có hệ thống ở các trường của Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân, trải qua hoạt động thực tiễn có hiệu quả.
Sự kết hợp hài hoà giữa tiêu chuẩn người cán bộ Đảng viên với tiêu chuẩn người cán bộ ở tỉnh Hà Tĩnh sẽ giúp cho việc đánh giá, bố trí, quy hoạch, lựa chọn cán bộ đạt hiệu quả cao cũng như giúp cán bộ có hướng phấn đấu và trưởng thành.
Quan điểm đánh giá đúng không chỉ dựa vào tiêu chuẩn cán bộ mà còn phải dựa vào hiệu quả công tác, đánh giá trong cả quá trình, tránh nhất thời, phiến diện. Từ đó phân loại cán bộ theo chức danh, theo nhu cầu công tác ..., tiến hành lựa chọn bố trí cán bộ. Khi tiến hành bố trí, sắp xếp cán bộ cần chú ý đến phẩm chất chính trị, nănng lực công tác, đạo đức lối sống và chiều hướng phát triển của cán bộ. Cần kiên quyết loại bỏ những cán bộ sa sút về phẩm chất đạo đức, yếu kém về năng lực công tác, chú trọng bồi dưỡng những cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có chiều hướng phát triển, có năng lực công tác. Xây dựng quy chế tuyển chọn, bầu cử, bổ nhiệm cán bộ. Đối với cán bộ bầu cử như: Bí thư Đảng uỷ, chủ tịch UBND ... phải cố gắng ổn định với 2 nhiệm kỳ để có thể cơ bản đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lí luận chính trị, trình độ chuyên môn, kiến thức quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế ... Thực hiện quy định về tiêu chuẩn trình độ lí luận chính trị đối với cán bộ cấp cơ sở là có bằng trung cấp lí luận chính trị trở lên. Hiện nay, đối với cán bộ cấp cơ sở, việc tuyển chọn, bổ nhiệm, bầu cử còn chưa chú ý nhiều tới bằng cấp lí luận chính trị, bằng cấp chuyên môn nghiệp vụ công tác, thực tiễn công tác, chưa áp dụng hình thức thi tuyển. Tiến tới nên áp dụng tuyển chọn bằng cách người được bầu vào vị trí công tác lãnh đạo nào đó, yêu cầu phải có kế hoạch, chương trình, đề án công tác cụ thể trong nhiệm kỳ, khi được bầu vào cương vị đó cần phải cam kết hoàn thành nhiệm vụ, giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng, đoàn kết nội bộ.
Dù là bổ nhiệm hay bầu cử thì việc xây dựng quy chế tuyển chọn phải đảm bảo tính công khai, dân chủ, phải dựa vào tiêu chuẩn quy định cho từng chức danh, đánh gia đúng trình độ, phẩm chất, năng lực của cán bộ để bố trí đúng người, đúng việc mới phát huy hết khả năng của người cán bộ. Không tuỳ tiện chọn, cử người đi học ngoài lí do yêu cầu nâng cao rình độ để về công tác theo ý đồ.
Nâng cao trình độ lí luận chính trị cho cán bộ cấp cơ sở ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay là một nhu cầu cấp bách, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Được trang bị đầy đủ, nắm vững lí luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước … sẽ giúp cho cán bộ cấp cơ sở nâng cao năng lực, trình độ trí tuệ, chủ động sáng tạo, rèn luyện phẩm chất đạo đức, vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách. Muốn vậy, cần thực hiện một hệ thống giải pháp đồng bộ, toàn diện, thích hợp, trong đó chú trọng đổi mới công tác giảng dạy và học tập lí luận chính trị. Nâng cao nhận thức, sự quan tâm của các cấp ủy và mọi cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng của học tập lí luận chính trị trong tình hình hiện nay. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chế độ chính sách đối với cả người dạy và người học lí luận chính trị. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao trình độ lí luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên nói chung, trong đó có đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở tỉnh Hà Tĩnh có bước phát triển mới.