Hoàn thiện chính sách khuyến khích các cán bộ tự giác học tập nâng cao trình độ lí luận chính trị

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 84)

- Nguyên nhân của những yếu kém, tồn tạ

2.2.5.Hoàn thiện chính sách khuyến khích các cán bộ tự giác học tập nâng cao trình độ lí luận chính trị

Có biện pháp cụ thể sử dụng người sau khi đưa đi đào tạo, bồi dưỡng có kết quả. Không để trường hợp đi học về không có việc làm hoặc bố trí sử dụng không đúng, gây lãng phí, không khuyến khích được cán bộ tự giác nâng cao trình độ. Muốn vậy, việc bố trí, sử dụng cán bộ phải thực sự khách quan, chống mọi biểu hiện chủ quan cảm tính, cục bộ, địa phương chủ nghĩa, chọn đúng người có đủ tài, đủ đức ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, nhất là lựa chọn vào những vị trí lãnh đạo chủ chốt.

Trong quá trình chuyển đổi của nền kinh tế như hiện nay, muốn công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục nâng cao trình độ lí luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở đạt hiệu quả cao thì cần phải xây dựng chính sách đãi ngộ thoả đáng, gắn trách nhiệm với lợi ích, khuyến khích cán bộ tích cực, tự giác, phấn khởi yên tâm học tập, rèn luyện đạt kết quả cao.

Nghị quyết 07 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh khẳng định "Trường Chính trị Trần Phú chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu quy chế về chế độ giảng viên đi cơ sở, sử dụng giảng viên kiêm chức, thỉnh giảng.... Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo sở Nội vụ phối hợp với sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Tài chính, Trường Chính trị Trần Phú tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định, hướng dẫn việc thực hiện chính sách, chế độ, các vấn đề liên quan về quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; bảo đảm ngân sách hoạt động cũng như đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất của Trường Chính trị Trần Phú và trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện... Trường Chính trị Trần Phú chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh quyết định cơ chế, chính sách thu hút giảng viên giỏi, hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết lý luận, thực tiễn...". Cùng với Hướng dẫn số 39-HD/BTCTW ngày 19/7/2010 về việc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giảng viên trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc TW trong đó ghi rõ "phụ cấp ưu đãi mức 45% của mức lương hiện hưởng". Với quan điểm rõ ràng và cụ thể ở cả TW và địa phương như thế, chắc chắn trong thời gian tới việc học tập lý luận chính trị ở tỉnh sẽ có những bước phát triển mới.

Việc đảm bảo chế độ, chính sách cho cán bộ rõ ràng sẽ khuyến khích được cán bộ yên tâm học tập, và học tập hiệu quả hơn.

* *

Trên đây là các nhóm giải pháp cơ bản trên cơ sở thực tế của địa phương tỉnh Hà Tĩnh. Với các chủ trương sâu sát được cụ thể bằng các Nghị quyết, các chỉ thị, quyết định của Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, các nhóm giải pháp trên có thể hoàn toàn thực hiện được trên mọi phương diện. Mặc dù trong quá trình vận động, tất yếu sẽ có những vấn đề mới xuất hiện về tổng kết lý luận, về thực tiễn, nhưng những vấn đề cơ bản được nêu trên vẫn là những giải pháp cơ bản khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn với đặc trưng về văn hoá truyền thông của Nghệ Tĩnh nói chung và Hà Tĩnh nói riêng, phù hợp với thời kỳ mới của Hà Tĩnh, thời kỳ hội nhập và quyết tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ tỉnh nông nghiệp đi lên tỉnh công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển.

KẾT LUẬN

Lí luận chính trị có bước phát triển vô cùng quan trọng đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của cán bộ, đảng viên nói chung, đối với cán bộ cấp cơ sở nói riêng. Đảng ta đã xác định: “Mọi cán bộ, Đảng viên, trước hết là độ cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải có kế hoạch thường xuyên học tập, nâng cao trình độ lí luận chính trị , kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn” [13, tr.140], “Toàn đảng nghiêm túc học tập chũ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” [16, tr.139], "Nâng cao trình độ trí tuệ, chất lượng nghiên cứu lý luận của Đảng; tiếp tục làm sáng tỏ những vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội...Đổi mới công tác giáo dục lý

luận chính trị, tư tưởng trong đảng, trước hết cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt các cấp; đổi mới nội dung, phương pháp học tập và giảng dạy trong hệ thống trường chính trị, nâng cao tính thiết thực và hiệu quả của chương trình" [NQ đại hội X].

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã thu được những thắng lợi hết sức to lớn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi đó là do vai trò hướng dẫn tiên phong của lí luận chính trị. Vì thế, để tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị cần phải “Xây dựng, chỉnh đốn hệ thống các học viện, trường và trung tâm chính trị, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trước hết là đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý các cấp, chống các biểu hiện tiêu cực trong giảng dạy và trong học tập” [16, tr.142]

Thực tế ở Hà Tĩnh cho thấy, trong những năm qua các cấp, các ngành của tỉnh đã rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ đảng viên, trong đó có đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, nhất là nâng cao về trình độ lí luận chính trị. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc nâng cao trình độ lí luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua vẫn còn nhiều mặt hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra của sự nghiệp đổi mới đất nước và của địa phương. Do đó, nâng cao trình độ lí luận chính trị cho đội ngũ này hiện nay vẫn là một vấn đề vừa cơ bản vừa cấp bách, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh và các cấp ủy đảng hết sức chăm lo, xây dựng.

Để nâng cao trình độ lí luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở của tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay, trước tiên cần phải đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tiếp tục đổi mới và đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị cho cán bộ, nêu cao tự giác học tập, có ý thức phấn đấu vươn lên nâng cao trình độ lí luận chính trị cho mỗi cán bộ, đảng viên. Tiếp tục đổi mới công tác quy hoạch, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, bổ sung cơ chế chính sách đối với giảng viên và học viên lí luận chính trị. Các cấp ủy cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước, quan tâm đầu tư thoả đáng cho lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng lí luận chính trị, chủ động tháo gỡ khó

khăn, không trông chờ, ỷ lại. Quan tâm đến tổng kết công tác giáo dục lí luận chính trị ở địa phương, phát huy thành tích, khắc phục hạn chế, uốn nắn kịp thời lệch lạc, xây dựng được nền nếp học tập tự giác trong Đảng thì việc nâng cao trình độ lí luận chính trị sẽ đạt hiệu quả cao.

Sự chủ động và quan tâm đúng đắn của các cấp, các ngành tới công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục rèn luyện học tập nâng cao trình độ lí luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ của tỉnh trong sạch, vững mạnh, vừa có “đức” vừa có “tài”, trở thành lực lượng nòng cốt ở cơ sở để thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phấn đấu xây dựng tỉnh nhà phát triển về mọi mặt thoát khỏi nguy cơ tụt hậu về kinh tế, xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu, có như vậy Hà Tĩnh mới thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, sớm đưa Hà Tĩnh trở thành một tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII đề ra.

Một phần của tài liệu Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay (Trang 80 - 84)