Hạn chế và nguyên nhân ỉ Hạn chế

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo vệ khu di tích lịch sử văn hóa côn sơn kiếp bạc ở hải dương hiện nay (Trang 41 - 46)

- xã hội của huyện Chí Linh hiện nay

2.2.2.Hạn chế và nguyên nhân ỉ Hạn chế

2.2.2. ỉ. Hạn chế

141. Một là: Vấn đề kinh phí, có thế nói đây là điều kiện tối cần thiết trong công tác bảo vệ, tu sửa, xây dựng nhiều công trình trong khu di tích. Trong khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc số lượng cần tu sửa lại rất lớn. Từ việc kinh phí không đầy đủ cho tu sửa khiến cho tình trạng chắp vá cấu kiện không phù họp với nguyên mẫu. Một số chỗ chưa được sửa chữa kịp thời đã dẫn đến đố nát. Vì vậy cần một nguồn đầu tư kinh phí để trùng tu lại di tích.Từ vai trò quản lý của cơ quan văn hóa sở tại kém hiệu quả, nhân dân tự đóng góp, tu sửa, khiến cho việc quản lý khó khăn hơn. Họ tự thuê thợ ngoài tới sửa, không có sự đóng góp của các nhà chuyên môn.

142. Hai là: Công tác giải tỏa vi phạm, lấn chiếm, tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết triệt để.

143. Việc giải tỏa vi phạm, mặc dù phòng văn hóa đã cố gắng hết sức trong việc trong việc kiếm tra thường xuyên, nhưng trên địa bàn rộng với số lượng đông thì không thuận lợi, nhất là tình trạng này luôn thay đổi. Có trường

hợp hộ lấn chiếm lại mua bán, chuyển quyền sử dụng thì công việc lại càng khó khăn.

144. Tình trạng vi phạm, lấn chiếm đất đai trong khu di tích sẽ làm cho di tích xuống cấp nhanh chóng, làm mất đi giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần của khu di tích. Hơn nữa tình trạng cơi nới thêm mái, thêm gian sẽ làm mất mỹ quan di tích kéo theo vấn đề như tường ẩm, lún móng, ô nhiễm, ... đặc biệt là tình trạng rác thải: vỏ kẹo bánh, vỏ chai nước... của khách du lịch khi tham quan du lịch được vứt ra một cách tùy tiện, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu di tích làm mất đi khả năng thông thoáng cho di tích, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trong khu vực và khách tham quan.

145. Ba là: Vấn đề khai thác di tích chưa thực hiện đúng mức, để đảm bảo an ninh, nhiều đợt ban quản lý di tích phải đóng cửa không cho khách thăm quan vào lễ... Hiện nay việc xã hội hóa di tích, sử dụng di tích vào công tác giáo dục, nghiên cứu, phát triền kinh tế xã hội làm chưa được nhiều. Thiếu cho nhân dân thiếu hiểu biết về di tích, ít đến với di tích, nhất là tầng lóp thanh thiếu niên. Khi di tích bị xuống cấp, do di tích được xây dựng rất lâu nên những chỗ được làm bằng khung gỗ, cột bị hỏng nặng mà thay vào đó là những vật liệu mới của gạch, vữa, đá, có khi là xi măng cốt thép.

146. Một số cá nhân, tố chức còn lợi dụng du khách khi tham ra du lịch tại khu di tích để đặt vấn đề lợi ích kinh tế lên hàng đầu mà không quan tâm đến hậu quả của nó ra sao như: Họ lôi kéo những người dân vào xem bói, bán hàng hóa, tố chức dịch vụ trông xe, vệ sinh với giá cao. Một số khác còn lợi dụng di tích đế tuyên truyền, lôi kéo khách, người dân tham ra đánh bạc... tại khu di tích.

147. Bon là: về cơ chế bộ máy quản lý, công tác đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý di tích chưa đáp ứng yêu cầu, còn nhiều “hụt hẫng” trong chuyên môn nghiệp vụ, lại phải bao quát toàn bộ công tác văn hóa thị xã, thẩm quyền có hạn, do vậy việc quản lý di tích chưa mang lại hiệu quả cao. Thực trạng

làm công tác bảo vệ chưa qua đào tạo một lớp đào tạo chính quy nào vẫn còn tồn tại. Có chăng họ chỉ được tiếp cận về khu di tích qua vài lần tập huấn ở xã, huyện. Sự bất cập về đội ngũ cán bộ quản lý di tích trên địa bàn hiện nay đã có lúc trở thành nguyên nhân dẫn tới sự giảm tuổi thọ, vô tình làm mất đi những giá trị vốn có của khu di tích.

148. Năm là: Công tác nghiên cứu, tuyên truyền nhằm giới thiệu hình ảnh về khu di tích vẫn chưa được quan tâm, thực hiện đúng cách chưa mang tính tự giác vẫn còn mang tính hình thức. Hoạt động mê tín dị đoan vẫ còn diễn ra một cách phổ biến.Từ đó dẫn tới những thành tựu, hình ảnh về khu di tích với khách du lịch vẫn còn bị hạn chế. Hiệu quả mà tiểm năng kinh tế tại khu di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc mang lại vẫn chưa cao. Do còn rất nhiều hạn chế về kinh phí, trình độ còn thấp kém.

149. Sáu là: Công tác bảo quản di vật trong di tích vẫn chưa thực hiện đúng theo quy định, đúng theo yêu cầu cần thực hiện. Đối với những đồ vật được làm bằng những chất liệu khác nhau như: sắt, đá, gốm... công tác vệ sinh vẫn chưa thực sự quan tâm và thực hiện theo đúng quy định.

2.2.2.2. Nguyên nhân dân đến hạn chế

150. Tuy nhiên những mặt chưa được còn nhiều, thậm chí nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực trùng tu tu sửa, vi phạm lấn chiếm, tình trạng xuống cấp ở mức báo động...Nguyên nhân của tình trạng bất cập trên là sự hủy hoại của điều kiện tự nhiên và sự phá hoại vô thức của con người.

151. Một là: Do sự hủy hoại của điều kiện tự nhiên

152. về khí hậu: Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình đã tạo cho khí hậu nước ta không đồng nhất trên mọi miền. Ớ Chí Linh chịu ảnh hưởng bởi khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa gây khó khăn cho công tác bảo vệ di tích. Sự biến đổi thất thường của khí hậu như nóng, ẩm, mưa nhiều, giông bão, động đất... Là tai họa, là thử thách nặng nề đối với tuổi thọ của khu di tích.

153. Anh hưởng của môi trường’. Ở điều kiện bình thường độ ấm của hơi nước chiếm 1/3 % thể tích không khí, kèm theo bụi được tạo ra do hoạt động của con người. Sẽ gây nhiều khó khăn cho công tác bảo vệ di tích.Khí nitơ và Argon chiếm tới 80 % thể tích không khí nhưng không gây hại nhiều. Nhưng ôxy chỉ khoảng 20 % công khi độ ẩm và điều kiện ánh sáng tương ứng sẽ phân hủy mạnh các cấu kiện của di tích.

154. Nước là một trong những nguyên nhân gây hại cho di tích. Khi bão hòa nước ngưng đọng lại thành giọt hay lớp mỏng trên bề mặt di tích, đồ vật. Đây chính là dung môi hòa tan các khí gây hại như cacbonic, suyfuro, Amoniac... là môi trường thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Hơn nữa nó làm cho các cấu kiện đồ vật bằng gỗ, giấy, vải sũng nước dẫn tới bỏ, mùn ra.

155. Gây hại do các loại vỉ sinh vật: Huyện Chí Linh là vùng đất thường xuyên phải hứng chịu mưa, bão lũ. Nhất là vào mùa mưa, sự ẩm thấp, ô nhiễm là điều kiên tốt nhất để các loại sinh vật hoạt động, phát triển, thực tế qua quá trình điều tra nghiên cứu đã cho thấy: các loại sinh vật như mối, mọt... đã nhiều lúc trở thành hiểm họa đe dọa di tích.

156. Có thể quy tụ các loại sinh vật vào các nhóm sau:

157. Nhóm sinh vật: đó là vi khuẩn, tảo, địa y, nấm mốc, cây cỏ dại... theo thống kê hiện nay có tới 200 loại nấm mốc khác nhau, chúng hủy hoại chủ yếu là gỗ, trông bề ngoài cong nguyên hình khối nhưng thực chất đã xuống cấp và mất dần tác dụng.

158. Nhóm động vật phá hoại như: Mối, mọt, dán, chuột, dơi... đặc biệt mối là loài côn trùng gây hại nhiều nhất và nguy hiếm nhất, chúng không trà một bộ phận chất liệu hữu cơ nào mà không phân biệt thời tiết, khí hậu.

159. Hai là: Do sự hủy hoại của con người

160. Di tích bị hủy hoại do chiến tranh, lịch sử dân tộc ta được gắn liền với cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước hầu như ở thời kì nào nước ta cũng bị

giặc ngoại xâm tàn phá và đưa ra chính sách “đồng hóa” của chúng. Di tích LSVH là biểu biểu trưng cho sự phát triển văn hóa và cũng là nhân chứng của lịch sử dân tộc. Bởi vậy di tích đã trở thành đối tượng tàn phá của chúng khi vào nước ta.

161. Việc tu sửa di tích tùy tiện, bất chấp những quy định, pháp lệnh của nhà nước. Có những di tích quan niệm về cái mới, kiến trúc hiện đại vừa dễ xây dựng lại bảo vệ được độ bền vững do vậy đã trùng tu xây dựng lại thay đổi kiểu kiến trúc cổ truyền, sửa chữa bằng cách vá các bộ phận của công trình kiến trúc, có khi bộ khung mái làm theo kiểu kiến trúc cổ nhưng phần hiên nhà lại được sửa lại bằng đố bê tông. Nhiều nhất là việc di tích vẫn tùy tiện xây thêm các công trình phụ, đắp thêm các con giống trang trí cho kiến trúc, quét vôi mới tô tượng, đồ thờ lòe loẹt... vì vậy đã làm giảm giá trị truyền thống của khu di tích.

162. Lấn chiếm vi phạm thường xuyên xảy ra. Đặc biệt trong thời gian cải cách ruộng đất dân tự ý vào ở trong khu di tích, tự ý mua bán hàng hóa trao đổi mưu cầu lợi ích cá nhân. Lấn chiếm vi phạm thường xuyên xảy ra do chính quyền địa phương thiếu sự quan tâm. Nhất là trong giai đoạn hiện nay dưới áp lực của cơ chế thị trường, đô thị hóa đang đua nhau mọc lên lấn át không gian, cảnh quan, môi trường khu di tích sẽ ngày càng bị ô nhiễm từ đó gây ảnh hưởng truch tiếp tới sức khỏe của người dân trong khu di tích và ảnh hưởng cả khách du lịch.

163. Từ sự phân tích nguyên nhân trên đây, ta nhận thấy các tác nhân gây hại của thiên nhiên là khách quan, bằng mọi cố gắng có thể hạn chế phần nào mức phá hủy của chúng. Còn những tác nhân gây hại bởi con người, một khi nhận thức đúng là thuộc về chủ quan có thể tránh được. Việc đánh giá nhìn nhận rõ thực trạng, tìm hiều đúng nguyên nhân sẽ là những tiền đề đế ta đưa ra các giải pháp có hiệu quả cao cho công tác bảo vệ khu di tích.

165. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN BẢO VỆ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CÔN SƠN - KIẾP BẠC Ở HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo vệ khu di tích lịch sử văn hóa côn sơn kiếp bạc ở hải dương hiện nay (Trang 41 - 46)