- xã hội của huyện Chí Linh hiện nay
165. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN BẢO VỆ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CÔN SƠN KIẾP BẠC Ở HẢI DƯƠNG
3.1.1. Chính sách của Đảng và Nhà Nước ta
166. Trong chiến lược xây dựng đất nước theo mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Di tích được xem như một bộ phận hợp thành nền tảng tinh thần xã hội, nó vừa là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Di tích lịch sử văn hóa là một bộ phận cơ bản, trọng yếu của nền văn hóa dân tộc. Thái độ ứng xử đối với di tích lịch sử văn hóa nói lên trình độ nhận thức của mỗi quốc gia, dân tộc, địa phương.
167. Trong quá trình hoạt động và phát tri en của sự nghiệp bảo vệ các khu di tích ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã thực hiện quyền quản lý đối vói các di tích LSVH, phân định trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Thực tế trong nhiều năm qua, đặt ra yêu cầu cấp bách là phải thống nhất nhận thức và xác định những điều kiện quyền quản lý nhà nước đối với các di tích LSVH. Nội dung cơ chế quản lý nhà nước trong lĩnh vực được thể hiện rất rõ trong pháp lệnh “Bảo vệ và sử dụng di tích LSVH và danh lam thắng cảnh” số 14 -LCT của Hội đồng Nhà nước công bố ngày 4 -4 -1984 và quyết định số 482 - VH/ QĐ ngày 3 -5 -1989 của Bộ văn hóa thể thao quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cục Bảo Tồn Bảo Tàng.
168. Xây dựng những văn bản pháp lý là yêu cầu đầu tiên của sự nghiệp hảo vệ di tích. Đảng và Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp lý làm cơ sở cho công tác quản lý bảo vệ di tích. Ngày 23 -11 -1945 Hồ Chí Minh kí sắc lệnh số 65/SL ấn định nhiệm vụ của Đông Dương Bác cổ học viện, sắc lệnh coi toàn
bộ di tích LSVH là tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc phá hủy đình, chùa, đền, miếu và những nơi thời tự khác cùng với những di tích khác chưa được bảo vệ, cấm phá hủy bia ký, văn bằng có ích cho lịch sử.
169. Gần đây để tăng cường pháp chế XHCNvề bảo vệ di tích - Hội đồng nhà nước ban hành pháp lệnh số 14LCT/HĐNN về bảo vệ và sử dụng di tích LSVH và danh lam thắng cảnh. Ngoài ra các báo cáo chính trị của mỗi lần đại hội Đảng toàn quốc đều đề cập đến công tác bảo vệ di tích lịch sử như một lĩnh vực quan trọng của công tác văn hóa.
170. Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành trung ương của Đảng lần thứ 4 (khóa VII) có nêu: Xây dựng và phát triển sự nghiệp bảo tồn phát huy truyền thống tốt đẹp của di tích, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
171. Nghị quyết hội nghị trung ương 5 khóa VIII của đảng đã nhấn mạnh: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.Mọi hoạt động văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triến nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc... Ke thừa và phát huy các giá trị tinh thần đạo đức và thẩm mỹ, các di sản văn hóa. Bảo vệ và tôn tạo các di tích LSVH và danh lam thắng cảnh của đất nước.
172. Ngày 18/6/2010 quyết định số 920QĐ -TTg của thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch tống thể bảo tồn khu di tích lịch sử, văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triến du lịch thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.