Bảo vệ cảnh quan môi trường di tích.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo vệ khu di tích lịch sử văn hóa côn sơn kiếp bạc ở hải dương hiện nay (Trang 49 - 52)

- xã hội của huyện Chí Linh hiện nay

165. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN BẢO VỆ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA CÔN SƠN KIẾP BẠC Ở HẢI DƯƠNG

3.2.1. Bảo vệ cảnh quan môi trường di tích.

182. Một di tích sẽ không thể hiện được hết giá trị của mình khi đặt nó riêng lẻ, tách rời cảnh quan môi trường bao quanh nó. Sự kết hợp hài hòa dung dị mà các di tích vốn có, từ ngàn xưa và cho đến nay, nếu di tích nào không có được điều đó thì sẽ là một thiếu sót lớn. Điều này tối cần thiết cho những di tích may mắn còn chút ít giá trị nguyên trạng của thời kì trước để lại. Hiện nay không ít di tích chịu ảnh hưởng của cảnh quan môi trường không trong sạch, bị vi phạm lấn chiếm với hiện tượng cơi nới, xây nhà mở hàng quán của các hộ dân xung quanh... Tìm hiểu nguyên nhân gây hại, qua khảo sát hiện trạng thực tế tại di tích, trên cơ sở đó đề ra biện pháp bảo vệ phù hợp.

3.2.1.1. Giải quyết vấn đề môi trường

183. Thứ nhất: Cần hạn chế hoặc cấm hẳn một số phương tiện gây ô nhiễm trực tiếp đối với di tích. Tránh trường hợp dùng sân, vườn cây, tham quan di tích làm lối đi lại vận chuyến, nhất là xe cộ, những phương tiện có sức nặng dễ làm mủn tường, nền di tích, những phương tiện xe cộ gắn máy xả bụi bặm. Khí thải gây ô nhiễm, tiếng ồn lớn, chấn động mạnh ảnh hưởng tới di tích.

184. Thứ hai: Xem xét kĩ những cơ sở sản xuất hóa chất, vật liệu xây dựng, công trường thủ công tư nhân cũng như tập thể. Với trường họp này cần hạn chế dần rồi tiến tới cấm hắn. Những nhà máy, tố hợp máy, không những gây ô nhiễm, bụi bặm, thải khí độc cho di tích mà còn có hại cho con người.

185. Thứ ba: Chú ý tích cực vệ sinh di tích và môi trường xung quanh, khai thông cống rãnh, giải tỏa các bãi rác thải, vận động nhân dân sống dần khu di tích cần giữ vệ sinh chung, thực hiện tốt chính sách xanh, sạch, đẹp của tỉnh.

Như vậy vừa đảm bảo môi trường sống trong sạch của con người vừa giữ gìn bảo quản tốt khu di tích.

186. Thứ tư: Cần chăm sóc tốt những cây xanh đã có, nhất là những cây cổ thụ lâu năm, coi đây là những di vật có giá trị, đồng thời trồng thêm những cây mới tại khu di tích. Đế bảo vệ bền vững cho các công trình kiến trúc cùng với cảnh quan môi trường, ở khu di tích cần lên một bản quy hoạch mặt bằng tổng thể dựa trên cơ sở gốc vốn có của khu di tích.

187. Thứ năm: Đặc biệt trân trọng mặt nước trong khu di tích cả nhân tạo và thiên tạo, giữ gìn vệ sinh, cải tạo mặt nước, tránh thả rau, đổ rác làm vẩn đục mặt nước trong khu di tích.

188. Thứ sáu: Đối với những nơi bị lấn chiếm cảnh quan bằng các hình thức lấn chiếm đất đai cần buộc dỡ bỏ. Ngành văn hóa cùng ủy ban nhân dân các cấp kiên quyết không cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa cho những hộ này.

3.2.1.2. Giải tỏa việc vi phạm lân chiêm Tinh trạng vi phạm lấn chiếm di tích diễn ra phố biến. Và đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho những người làm công tác bảo vệ di tích của huyện Chí Linh nói riêng và toàn tỉnh Hải Dương nói chung. Chúng ta cần:

189. Thứ nhất'. Tiến hành khảo sát, kê khai nắm bắt được cụ thể tình hình vi phạm di tích. Việc kê khai phải đảm bảo phần khu di tích bị lấn chiếm, số hộ, số người, có thể sơ qua nguyên nhân thời gian từng cá nhân, từng hộ vi phạm. Sauk hi có kết quả này, cần phân loại số liệu thống kê đối với di tích. Trước hết phải quan tâm đến những điểm trung tâm, mức độ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng cần ghi chép đầy đủ, tường tận.

190. Thứ hai: Đi đôi với việc khảo sát, kê khai cần lập kế hoạch cho việc chi ngân sách theo niên hạn(l, 3, 5 năm) có thể tới 10 năm. Ket quả khảo sát thu được phải đảm bảo tính chính xác, có giấy chứng nhận của ủy ban nhân dân

để tạo cơ sở pháp lý. Đe khảo sát có kết quả tốt nhất cần phải được sự phối họp của nhiều cơ quan hữu trách như: Côn an, địa chính, thanh tra xây dựng, Úy ban nhân dân... trong đó chủ chốt là phòng Văn hóa thể thao, trong khi kiểm tra cần tìn hiểu thêm nguồn tư liệu từ nhân dân xung quanh, ghi lời kể của những “nhân chứng”, vì những người vi phạm thường có thái độ bất hợp tác với các cơ quan điều tra hoặc có khi gây trở ngại.

191. Thứ ba: Trong khi chưa có biện pháp cứng rắn lâu dài cần phải đình chỉ ngay những công trình xây dựng trong phạm vi bảo vệ của di tích, làm ảnh hưởng tới cảnh quan khu di tích. Không cấp giấy phép xây dựng cho những công trình nằm trong địa phận đất của khu di tích, cũng như việc cơi lới ra những công trình vi phạm, tách hộ khẩu của những hộ dân trong phạm vi lấn chiếm.

192. Thứ tư: Cần tuyên truyền bằng hệ thống thông tin cũng như đài phát thanh, truyền hình, sách báo về tác hại của việc lấn chiếm đất. Tuyên truyền, giáo dục cho các hộ dân thực hiện đúng pháp lệnh bảo vệ di tích. Động viên, khuyến khích các hộ tự nguyện di chuyển trả lại cảnh quan vẻ đẹp cho di tích. Những biện pháp này cũng cần một lượng kinh phí nhất định, đồng thời thường xuyên thanh tra trên địa bàn huyện, cần thực hiện ngay việc cắm mốc giới cho khu di tích. Có bản đồ chi tiết phạm vi của di tích, có bản vẽ phối cảnh di tích và các công trình cảnh quan xung quanh để tiện cho việc giải quyết sau này.

193. Thứ năm: Khi di chuyển các hộ lấn chiếm, cơ quan có thẩm quyền phải trực tiếp có mặt, đảm bảo đúng theo văn bản. Cùng với đó là sự động viên an ủi nhưng cũng không bỏ qua những biện pháp cứng rắn khi có những hành vi làm trái quy định của Nhà Nước.

194. Thứ sáu: Việc giả tỏa luôn luôn là vấn đề khó khăn, nhức nhối hiện nay. Đã có không ít trường hợp gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Cho nên khi tiến hành cần áp dụng theo pháp lệnh của Nhà nước, các thông tư chỉ thị của chính phủ, đồng thời có thể chế độ thích hợp của từng địa phương, cần đại ngộ

với những hộ dân tự nguyện tuân theo pháp luật để làm gương cho những hộ khác. Với những hộ, những cá nhân cố tình vi phạm cần có biện pháp cưỡng chế buộc di chuyển. Có như vậy mới đáp ứng hữu hiệu được yêu cầu của công tác bảo vệ cảnh quan di tích, giữ lại được nguyên vẹn tài sản văn hóa quý báu của huyện Chí Linh và Tỉnh Hải Dương.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc bảo vệ khu di tích lịch sử văn hóa côn sơn kiếp bạc ở hải dương hiện nay (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w