- xã hội của huyện Chí Linh hiện nay
2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân
2.2.1.1. Thành tựu Trong không khí đổi mới của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Nhà nước, sự chỉ đạo của các cấp, các ngành. Khu di tích vẫn giữ được vị trí, vai trò của mình trong đời sống kinh tế - xã hội: Khu di tích có giá trị lịch sử và văn hóa vô cùng to lớn vì vậy nơi đây đã được nhà nước công nhận là khu di tích quốc gia đặc biệt, xếp hạng. Vậy nên công tác bảo vệ để giữ gìn, phát huy khu di tích LSVH ngày được quan tâm sâu sắc và chặt chẽ và đạt được một số thành tựu như:
131. Một là: Công tác giải tỏa vi phạm cũng từng bước được thực hiện. Đây là vấn đề bức xúc không những của khu di tích mà còn là vấn đề chung của cả tỉnh Hải Dương. Đe giải quyết tình trạng này, phòng văn hóa thể thao huyện Chí Linh cần có sự thống nhất của Tỉnh. Mà cụ thế là Ban quản ]ý di tích danh thắng - Sở văn hóa thể thao, ủy ban nhân dân thị xã Chí Linh phải có sự phối họp chặt chẽ giữa các ban ngành như: Sở đại chính, Công an, thanh tra xây dựng... Vì vậy mà từ năm 2004 cho đến nay ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương, ban quản lý di tích đã xây dựng đề án: “Quy hoạch tổng thể khu di tích LSVH Côn Sơn - Kiếp Bạc gắn với phát triển du lịch thị xã Chí linh tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 -2020”. Ngày 18/6/2010 thủ tướng chính phủ đã kí quyết định phê duyệt quy hoạch tống thế khu di tích.
132. Công tác bảo vệ giữ gìn trật tự an ninh luôn được chú trọng, đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ tốt cho di tích. Các công trình kiến trúc, hệ thống đồ thờ không bị thất thoát, hư hại, đảm bảo an toàn cho hàng triệu lượt người và phương tiện, nhân dân đến tham quan, hành lễ. Các hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh đến nay đã được giải quyết.
133. Hai là: Công tác tuyên truyền trong nhân dân về ý thức, trách nhiệm bảo vệ di tích nói chung, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ cảnh quan khu di tích ngày càng được nâng cao. Trong quá trình hoạt động từ kinh nghiệm thực tiễn ban quản lý khu di tích đã làm tốt công tác xã hội hóa, bảo vệ, phát huy giá trị di tích. Đồng thời tiến hành những biện pháp triến khai thực hiện công tác này nhằm tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân tham gia đóng góp xây dựng di tích. Từ năm 2004 đến nay nhiều hạng mục công trình bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp đã hoàn thành như: Sân đá, tường bao nội tự đền Kiếp Bạc, dậu dá nhà Bạc đền Kiếp Bạc, sân tiền đường Chùa Côn Sơn, năm 2006 tôn tạo hai dãy hành lang chùa Côn Sơn, khu tạo soạn đền Kiếp Bạc... Với hàng chục tỷ đồng. Ngoài ra còn có các hoạt động khác như: Phối hợp với bảo tàng Hải Dương, viện khảo
cổ, bảo tàng lịch sử Việt Nam, kết hợp đài truyền hình VTV, VTC, đài truyền hình Hải Dương... quảng bá, tuyên truyền nhằm giới thiệu khu di tích LSVH Côn Sơn - Kiếp Bạc tới khách du lịch trong nước và quốc tế.
134. Ba là: Công tác xã hội hóa trong việc tổ chức lễ hội được thực hiện có hiệu quả, đơn vị đã tham mưu cho cấp trên và trực tiếp triển khai, vận động quần chúng nhân dân, các cấp tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, các đồng nghiệp, tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia đóng góp nhân lực và vật lực, một số công trình tiêu biểu như: Hoàn thiện đền thờ anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, xây dựng nhà bia trên nền nhà cũ Nguyễn Trãi, phục hồi cầu Thấu Ngọc trên suối Côn Sơn...tổng thể các hạng mục công trình tu bố, tôn tạo, xây dựng trong nhiều năm qua đều đạt yêu cầu và chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, hòa nhập cảnh quan được các nhà chuyên môn và nhân dân đánh giá tốt.
135. Ban quản lý đã phối hợp với chính quyền các đoàn thể của các xã, phường, sở tại xây dựng nhiều văn bản quy phạm, quy chế các cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát huy tốt giá trị khu di tích trên một số lĩnh vực, tố chức, quản lý đất đai, xử lý những hành vi vi phạm, xâm hại di tích, sắp xếp tổ chức hoạt động dịch vụ, trông giữ phương tiện cho khách du lịch. Ngày 10 tháng 5 năm 2012 khu di tích LSVH Côn Sơn
- Kiếp Bạc đã được chính phủ công nhận là khu di tích quốc gia đặc biệt. Đó là tiền đề để tiến tới lập hồ sơ đề nghị ƯNESSCO công nhận Côn Sơn - Kiếp Bạc là di sản văn hóa thế giới.
2.2.7.2. Nguyên nhân đạt được thành tựu
136. Một là: Phải kế đến vai trò của Đảng, Nhà Nước ta luôn xuất phát từ thực tế khách quan, nắm vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đề xuất một cách chủ động, sáng tạo các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, xây dựng nhiệm vụ, nội dung, giải pháp thích hợp cho
từng giai đoạn lịch sử, vừa đảm bảo tính kế thừa, vừa đảm bảo sự phát triển để từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc xây dựng đội ngũ cán bộ, ban quản lý khu di tích. Chính nhờ vào sự sáng tạo năng động đó, cán bộ các cấp các ngành đã đáp ứng yêu cầu kịp thời của nhân dân, được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình ủng hộ từ đó sẽ tạo thành sức mạnh để làm động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển từ đó thúc đẩy kinh tế của tỉnh ngày càng mạnh mẽ hơn.
137. Hai là: Sở, Phòng văn hóa thể thao và du lịch đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quản lý, bảo vệ khu di tích LSVH Côn Sơn
- Kiếp Bạc, xây dựng kế hoạch tổng thể về phát huy các giá trị tại khu di tích đồng thời kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn ban quản lý chấn chỉnh những sai lệch trong hoạt động tại khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc. 138. Ba là: Các cấp ủy Đảng, cán bộ huyện Chí Linh đã phối hợp chặt chẽ với sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Hải Dương đã phối hợp, tổ chức tốt các chương trình tập huấn nhằm nâng cao kĩ năng cho hoạt động cán bộ văn hóa cơ sở, cử cán bộ có đủ điều kiện giới thiệu về khu di tích. Hướng dẫn các đơn vị làm tốt công tác lễ hội, quản lý khu di tích.
139. Bốn là: Huyện Chí Linh đã thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình nhằm tuyên truyền sâu sắc tới người dân trong huyện và khách du lịch về việc bảo vệ khu di tích LSVH. Đồng thời phát huy những giá trị LSVH tại khu di tích. Việc tăng cường công tác giáo dục truyền thống gắn với việc kỉ niệm các ngày lễ lớn cho cán bộ, Đảng viên, nhân dân, Đoàn viên thanh niên phối hợp với các trường học xây dựng: “trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn với đó là việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy các giá trị tại khu di tích.
140. Năm là: Do nhận thức của người dân trong vùng cũng như khách du lịch có trình độ nhận thức ngày càng cao. Họ đã thấy được tầm vai trò quan
trọng của khu di tích, thấy được những mặt tích cực mà họ cẫn phải phát huy và khắc phục những mặt hạn chế mà nó đang điễn ra hằng ngày. Những người dân đã thấy được di tích là một thành tố quan trọng của một địa phương, của một vùng miền, một quốc gia vì vậy mà việc giữ gìn, bảo vệ và khai thác có hiệu quả di tích không chỉ chúng ta đã thực hiện tốt đạo lý “uống nước nhớ nguồn” mà còn góp phần xây dựng một môi trường sinh thái văn hóa cho hôm nay và cho mai sau với phương châm: Hội nhập, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy mà công tác bảo vệ, quản lý, bảo tồn, phát huy các giá trị di tích là trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng cao cả của tất cả mọi người, của mọi cấp, mọi ngành. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì vẫn còn gặp phải những hạn chế.