+ Trong các phương pháp bảo quản trứng tươi, phương pháp bảo quản ở nhiệt
độ thấp có thể kéo dài thời gian bảo quản trứng đến 2 tháng với chất lượng trứng giảm xuống chậm nhất. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi chỉ phí cao khó áp giảm xuống chậm nhất. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi chỉ phí cao khó áp
dụng ở qui mô nông trại. Các phương pháp hóa lý khác (xử lý nhiệt, sử dụng màng phủ dầu khoáng, parafn, nhựa thông, protein đậu nành, zein, trong môi trường
không khí điều chỉnh, bảo quản bằng tỉa ion hóa) hoặc hiệu quả thực tiễn không cao
hoặc ít nhiều làm thay đổi tính chất tự nhiên của trứng tươi, vì vậy chưa được áp
dụng rộng rãi trong thực tế.
+ Đối với phương pháp đùng màng chitosan, kết quả nghiên cứu của các nhóm tác giá ở trên cho thấy đây là một hướng nghiên cứu mang tính thực tiễn cao.
+ Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả S. D. Bhale, H. K. No, W. Prinyawiwatkul, K. Nadarajah, A. J. Farr, S. P. Meyers[82] (thực chất là kế thừa và phát triển từ những thử nghiệm bước đầu của nhóm tác giả Lee SH, No HK, Jeong
YHI67]) đã khẳng định khả năng bảo quản của chitosan khi tạo màng bao trên bề
mặt trứng. Tuy vậy, công trình nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc sử dụng dung dịch chitosan riêng rẻ (dạng hòa tan trong acid acetic) với các nồng độ 1 và 2% mà chưa tiến hành nghiên cứu sử dụng chitosan ở dạng kết hợp với các phụ liệu khác nhau nhằm tăng hiệu quả bảo quản của chitosan trên đối tượng trứng tươi. Đồng thời các chỉ tiêu theo dõi chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu cơ lý mà chưa đưa ra được những biến đối hóa học và vi sinh trong quá trình bảo quản trứng.
+ Kết quả nghiên cứu của tác giả Cengiz Caner đã đưa ra kết luận bước đầu về
tính hiệu quả của màng bọc từ dung dịch chitosan có kết hợp với một phụ gia có tính giữ âm (glycerol) so với các loại vật liệu tạo màng khác (cazein, sellac).