- Tạo môi trường pháp lý đồng bộ và ổn định: nhà nước thông qua các cơ quan lập pháp, hiến pháp, tư pháp cần xây dựng hệ thống pháp lý đồng bộ giữa luật ngân hàng với các bộ luật khác (luật thương mại, luật doanh nghiệp…) việc ban hành như vậy không chỉ tạo niềm tin của dân chúng qua luật pháp, mà có giúp các ngân hàng hoạt động có hiệu quả.
55
- Tạo môi trường tâm lý: yếu tố tâm lý xã hội, trình độ văn hóa của từng dân tộc, từng đất nước có ảnh hưởng đến phương pháp tập trung xây dựng chính sách và xây dựng các biện pháp huy động vốn phù hợp. Chính vì vậy nhà nước cần có chương trình giáo dục tuyên truyền với quy mô toàn quốc, nhằm làm thay đổi quan điểm của người dân đối với việc giữ tiền trong nhà, xóa bỏ tâm lý e ngại, thích tiêu dùng hơn tích lũy của người dân. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác huy động vốn của hệ thống ngân hàng.
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nợ quá hạn của các NHTM là từ phía các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng. Để giảm bớt khó khăn cho các NHTM, nhà nước cần: thực hiện kiểm soát quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép thành lập và đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp sao cho phù hợp với năng lực thực tế của doanh nghiệp đó. Có biện pháp hữu hiệu buộc doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê và chế độ kế toán bắt buộc.
- Bảo đảm môi trường kinh tế ổn định: môi trường kinh tế không ổn định sẽ gây cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, giảm hiệu quả huy động và sử dụng vốn của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng nhà nước cần có những biện pháp nhằm đảm bảo 1 môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của các NHTM và tổ chức tín dụng. Nên có những bước đệm hoặc những giải pháp thiết thực thảo gỡ những khó khăn gây ra khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Mặt khác, nhà nước cần có chính sách, biện pháp nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, chính sách ngăn chặn hàng nhập lậu…