Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 33)

Tín Chi nhánh cần thơ.

Thành Phố Cần Thơ là một trung tâm của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nên tốc độ phát triển của các tổ chức tín dụng trên địa Thành Phố rất nhanh, nhiều ngân hàng ra đời dẫn đến áp lục cạnh tranh của Sacombank là rất lớn. Tuy vậy, với sự chỉ đạo sang suốt của Ban Giám đốc và sự nổ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên chi nhánh trong việc triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách…mà trong những năm qua chi nhánh hoạt động rất có hiệu quả, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của Thành Phố

Một ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì trước hết phải có nguồn vốn dồi dào và phải sử dụng nguồn vốn đó 1 cách hiệu quả nhất, để tạo ra được lợi nhuận cao nhất và tránh những rủi ro. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu của các NHTM nói chung và ngân hàng sacombank chi nhánh cần thơ nói riêng trong quá trình hoạt động kinh. Để hiểu rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ ta có bảng số liệu sau:

23 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ

Đơn vị tính: 1 triêu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 2012/2011 6- 2013/6-2012 2010 2011 2012 6-2012 Tháng 6/2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) I. Tổng thu nhập 167.492 185.102 187.953 83.519 84.068 17.610 10,51 2.851 1,54 549 0,66 1. Thu nhập từ lãi 156.442 168.535 166.695 73.527 69.369 12.093 7,73 (1.840) (1,09) (4.158) (5,66) Thu từ hoat động tín dụng 151.633 163.633 165.633 72.734 69.237 12.000 7,91 2.000 1,22 (3.497) (4,81) Thu lãi tiền gửi tại các TCTD 4.809 4.902 1.062 793 132 93 1,93 (3.840) (78,34) (661) (83,35) 2. Thu nhập ngoài lãi 11.050 16.567 21.258 9.991 14.699 5.517 49,93 4.691 28,32 4.708 47,12 Thu dịch vụ thanh toán và quỹ 6.932 10.839 15.572 7.318 6.602 3.907 56,36 4.733 43,67 (716) (9,78) Hoạt động khác 2.897 4.036 4.546 2.137 6.474 1.139 39,32 510 12,64 4.337 202,95 Thu nhập bất thường 1.221 1.692 1.140 536 1.623 471 38,57 (552) (32,62) 1.087 202,80

II. Tổng chi phí 136.268 146.933 148.896 66.905 67.999 10.665 7,83 1.963 1,34 1.094 1,64

1. Chi trả lãi 117.400 123.850 118.872 49.851 48.473 6.450 5,49 (4.978) (4,02) (1.378) (2,76) Lãi điều hòa vốn 60.500 66.150 59.952 25.281 24.066 5.650 9,34 (6.198) (9,37) (1.215) (4,81) Lãi huy động 56.900 57.700 58.920 24.570 24.407 800 1,41 1.220 2,11 (163) (0,66) 2. Chi phí ngoài lãi 1.392 1.607 1.892 922 2.694 215 15,45 285 17,73 1.772 192,19 Dịch vụ thanh toán và quỹ 1.091 1.397 1.571 762 2.237 306 28,05 174 12,46 1.475 193,57 Chi phí hoạt động khác 301 210 321 160 457 (91) (30,23) 111 52,86 297 185,63 3. Chi điều hành 17.476 21.476 28.132 16.132 16.832 4.000 22,89 6.656 30,99 700 4,34

III. Lãi trước thuế 31.224 38.169 39.057 16.614 16.069 6.945 22,24 888 2,33 (545) (3,28)

24

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đã kinh doanh thì muốn đạt 1 mục tiêu đó là có được lợi nhuận thì ngân hàng cũng vậy. Qua bảng kinh doanh ta thấy lợi nhuận qua các năm tăng liên tục cụ thể năm 2010 lợi nhuận là 31.224 triệu đồng thì năm 2011 tăng lên 38.169 triệu đồng tức tăng 6.945 triệu đồng tương ứng 22,24% so với năm 2010 đà tăng này một phần là do thu nhập từ lãi tăng điều này cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng hoạt động tốt và do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính sách lãi suất huy động giảm nên một số bộ phận người dân không muốn gửi tiền vào ngân nên nên việc trả lãi huy động tăng thấp so với năm 2010.

Đến năm 2012 lợi nhuận tăng nhưng không đáng kể cụ thể năm 2012 lợi nhuận là 39.057 triệu đồng tăng 888 triệu tức tăng 2.33% so với năm 2011 nguyên nhân là do sự ảnh hưởng kinh tế của năm 2011 sang năm 2012 vẫn chưa phục hồi nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng đều này còn thấy rõ hơn trong 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 cụ thể lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 là 16.614 triệu đồng giảm 545 triệu đồng xuống 16.069 triệu đồng của 6 tháng đầu 2013 tương ứng giảm 3,28% so với 6 tháng đầu năm 2012 nguyên nhân là do ngân hàng đã đầu tư thêm trang thiết bị, máy móc hiện đại đã làm cho chi phí ngoài lãi tăng lên mà thu nhập lại giảm nên làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm. Tuy nhiên nếu xét về tổng thể thì ngân hàng cũng cho thấy những mặt tích cực trong công tác nâng cao chất lượng dịch vụ nên đã tăng được sự tín nhiệm của khách hàng làm cho ngân hàng càng ngày càng phát triển.

3.3. Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ

3.3.1. Thuận lợi

Trong những năm gần đây nhà nước luôn chú trọng đến hoạt động của các ngân hàng và tạo mọi điều kiện để các ngân hàng có thể chủ động hơn trong quá trình hoạt động của mình. Đặc biệt, ngân hàng nhà nước đã có những chính sách phù hợp hơn để các ngân hàng cũng như các TCTD hoạt động có hiệu quả hơn hạn chế được những rủi ro trong quá trình hoạt động vì vậy Sacombank chi nhánh Cần Thơ luôn được quan tâm về nhiều mặt của cấp trên đã tạo ra cho Sacombank 1 lượng vốn dồi dào để đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng. Bên cạnh đó với đội ngũ nhân viên được đào tạo một cách chuyên nghiệp thành thạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ của mình đã tạo được sự liên kết cao trong quá trình phục

25

vụ khách hàng. Cán bộ lãnh đạo cũng được đào tạo và tuyển chọn một cách kỹ lưỡng phù hợp với từng chức vụ có liên quan, ngân hàng còn có những chính sách đãi ngộ cho nhân viên, giúp cho nhân viên gắn bó lâu dài với ngân hàng hơn.Mặt khác ngân hàng còn được đầu tư những thiết bị kỷ thuật tiên tiến giúp cho quá trình thực hiện các nghiệp vụ diễn ra nhanh chóng nhằm năng cao khả năng năng lực cạnh tranh và khả năng tín dụng của ngân hàng.

3.3.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi thì Sacombank chi nhánh Cần Thơ vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do là chi nhánh ở Thành Phố Cần Thơ 1 thành phố trung tâm của Miền Tây Nam Bộ nên phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của những ngân hàng khác đóng trên địa bàn Thành Phố, mặt khác do thu nhập của người dân chưa cao nên việc giao dịch với ngân hàng chưa được quan tâm đúng mức đặc biệt ở những vùng khó khăn. Bên cạnh đó kinh tế của địa phương cũng gặp nhiều khó khăn do tình hình khủng hoảng kinh tế chung trên thị trường và do chính sách của nhà nước thay đổi làm tác động rất lớn đến quá trình hoạt động của các ngân hàng nói chung và ngân hàng Sacombank nói riêng.

3.4. Định hướng hoạt động của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Cần Thơ

Với những gì đã đạt được trong thời gian qua, Sacombank chi nhánh Cần Thơ tiếp tục phát huy và phân đấu đạt kết quả tốt hơn nữa để hoàn thành mọi kế hoạch đã đề ra, đặc biệt là lợi nhuận 1 chỉ số an toàn để vượt chỉ tiêu đã đề. Để tiếp tục kiên trì hoạt động theo mục tiêu trở thành “ngân hàng bán lẻ hàng đầu khu vực’’ theo hướng hoạt động “hiệu quả - an toàn – bền vững” thì ngân hàng phải nổ lực hơn nữa trong 6 tháng cuối năm để hoàn thành được mục tiêu của mình để ra muốn như vậy thì ngân hàng phải có những mục tiêu kế hoạch trong những tháng còn lại của năm 2013, cụ thể như sau

 Chiến lược tài chính: phấn đấu đạt lợi nhuận trước thuế cao hơn so với năm 2012

 Chiến lược sản phẩm dịch vụ: tập trung phát triển những dịch vụ theo định hướng bán lẻ của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng về những sản phẩm dịch vụ tài chính, đặc biệt cần chú trọng phát triển dịch vụ bán chéo để liên kết được với các công ty thành viên của Sacombank.

26

CHƯƠNG 4

THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì nguồn vốn là không thể không nhắc đến, là nhân tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động kinh doanh. Trong đó, ngân hàng Sacombank chủ yếu kinh doanh tiền tệ nên vốn được xem là 1 trong những yếu tố hàng đầu và quan trọng nhất của ngân hàng. Ngân hàng là trung gian tài chính sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay, do vậy ngân hàng thường có tỷ trọng vốn huy động là cao nhất trong tổng nguồn vốn.

Với tình hình kinh tế qua 3 năm và 2 quý đầu (2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) thường xuyên biến động, gây khó khăn cho lĩnh vực tài chính ngân hàng, thêm vào đó trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ tình hình huy động vốn đang chịu sự cạnh tranh gay gắt do các ngân hàng trong TP đua nhau mở các chi nhánh, phòng giao dịch và thường xuyên thực hiện những chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng. Tuy nhiên, trong công tác huy động vốn thì yếu tố lãi suất và sự đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi cũng là những yếu tố thu hút được sự quan tâm của khách hàng.

Đối với ngân hàng Sacombank Cần Thơ trong những năm qua mặc dù chịu nhiều sức ép từ tình hình kinh tế chung và từ sự cạnh tranh của các ngân hàng. Tuy nhiên, trong công tác HĐV ngân hàng vẫn có lượng khách hàng tham gia gửi tiền tăng giảm liên tục theo các năm. Mặt khác, ngân hàng đã có nhiều chương trình vì cộng đồng nên đã phần nào tạo được lòng tin cho khách hàng, giúp khách hàng biết đến ngân hàng nhiều hơn như các chương trình tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên….Với những chương trình vì cộng đồng nên đã giúp ngân hàng ngày càng chiếm giữ được ví trí trong lòng khách hàng.

Sau đây ta xem xét cơ cấu nguồn vốn của Sacombank Cần Thơ qua 3 năm (2010 – 2012) và 6 tháng đầu năm 2013

27 Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính: 1 triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2011/2010 2012/2011 6-2013/6-2012 2010 2011 2012 Tháng6 2012 Tháng6 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 1.054.451 994.269 1.125.807 1.206.764 1.189.024 (60.182) (5,71) 131.538 13,23 (17.740) (1,47) Vốn điều chuyển 417.192 349.699 (119.547) (75.668) (135.836) (67.493) (16,18) (469.246) (134,19) (60.168) 79,52 Vốn khác 29.630 26.510 34.386 31.937 44.602 (3.120) (10,53) 7.876 29,71 12.665 39,66 Tổng nguồn vốn 1.501.273 1.370.478 1.040.646 1.163.033 1.097.790 (130.795) (8,71) (329.832) (24,07) (65.243) (5,61)

28

Thực tế cho thấy rằng đối với bất kỳ NHTM nào thì vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ cũng không ngoại lệ. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng từ 3 nguồn: vốn huy động, vốn điều chuyển và vốn khác. Trong đó vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất

Qua bảng 4.1 ta thấy tổng nguồn vốn của ngân hàng qua tuần năm liên tục biến động tăng giảm không đều nhau qua các năm cụ thể như: tổng nguồn vốn trong năm 2010 đạt 1.501.273 triệu đồng thì năm 2011 giảm xuống còn 1.370.478 triệu động tức giảm 130.795 triệu đồng tương ứng 8,71% nguồn vốn này giảm nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn huy động năm 2011 giảm tới 60.182 triệu đồng tương ứng 5,71%, nguồn vốn điều chuyển giảm 67.493 triệu đồng tương ứng 16,18% so với năm 2010. Tuy nhiên các nguồn vốn khác cũng giảm nhưng với mức độ giảm thấp hơn so với 2 nguồn vốn trên. Nguyên nhân là do trong năm 2011 khi chỉ số tiêu dùng (CIP) liên tục tăng tạo sức ép lên lãi suất và nguồn vốn huy động bằng tiền đồng sụt giảm, tâm lý do ngại tiền đồng mất giá trước sức ép của lạm phát, nên không ít người đã chuyển sang nắm giữ ngoại tệ hay vàng, với những sự kiện trên đã khiến dòng tiền tiết kiệm từ dân cư giảm, tỷ lệ nguồn vốn điều chuyến năm trước cao 1 phần do chính sách huy động của ngân hàng không hấp dẫn được khách hàng, do cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trên địa bàn nên số lượng nguồn vốn huy động không đủ nhu cầu cần vốn của người dân. Điều này sẽ không tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đến năm 2012 nguồn vốn là 1.040.646 triệu đồng giảm 329.832 triệu đồng so với năm 2011 tức giảm 24,07% . Tổng nguồn vốn giảm nhưng nguồn vốn huy động tăng từ 944.296 triệu động tăng lên 1.125.807 triệu đồng. Năm 2012 nền kinh tế tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới. Suy thoái của khu vực đồng tiền chung châu âu Eurozon cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tốn kho ở mức cao, tình trạng bất động sản bị đóng băng. Nhiều doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Do đó, người dân có xu hướng tiết kiệm đồng tiền, dẫn đến nguồn vốn huy động gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nguồn vốn giảm là do vốn điều chuyển giảm đến 469.246 triệu đồng tức giảm 134,19% so với năm 2011 là do nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp, các ngành nghề bị ảnh hưởng, nhiều doanh nghiệp hoạt động trì trệ, ngưng hoạt động và phá sản, lạm phát trong nước cao, dẫn đến lãi suất tăng theo,từ những nguyên nhân trên, các

29

doanh nghiệp không đủ điều kiện để vay vốn, nhu cầu vốn trong nước không còn sôi nổi như trước, vì thế ngân hàng Sacombank chi nhánh Cần Thơ đã điều chuyển vốn về ngân hàng cấp trên.

Tình hình 6 tháng đầu năm 2013 cũng không mấy khả quan nguồn vốn huy động giảm 17.740 triệu đồng tức giảm 1,47% so với 6 tháng năm 2012, bên cạnh nguồn vốn huy động giảm thì vốn điều chuyển cũng giảm dẫn đến tổng nguồn vốn cũng giảm từ 1.163.033 triệu đồng 6 tháng đầu năm 2012 xuống 1.097.790 triệu đồng tức giảm 65.243 triệu đồng tương đương 5,61% ở 6 tháng đầu năm 2013 nhưng nguồn vốn lại tăng từ 31.937 triệu đồng 6 tháng đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2013 đạt 44.602 triệu đồng tức tăng 12.665 triệu đồng tương ứng 39,66%. Một lần nữa cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm 2012 mà đặc biệt là cuộc khủng hoảng của khu vực đồng tiền chung châu đã ảnh hưởng đến 6 tháng đầu năm 2013. Như vậy cho ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 cả nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển điều giảm cho thấy nền kinh tế nước ta vẫn chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng.

: Nguồn vốn huy động : Nguồn vốn điều chuyển : Nguồn vốn khác

(Nguồn: Phòng Kế Toán – Hành Chánh Sacombank Cần Thơ)

Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn tại Sacombank cần Thơ 70% 28% 2% Năm2010 73% 25% 2% Năm 2011 88% -9% 3% Năm 2012 92% -6% 2% 6 tháng năm 2012 87% -10% 3% 6 tháng năm 2013

30

Chúng ta đều biết ngân hàng dựa chủ yếu vào nguồn vốn huy động để phục vụ hoạt động kinh doanh cũng như tín dụng, như vậy cho thấy nguồn vốn huy động rất quan trọng đối với ngân hàng vì vậy nó cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn

Qua biểu đồ trên ta thấy vốn huy động rất ổn định qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2010 nguồn vốn huy động chiếm 70% trong tổng nguồn vốn năm 2011 chiếm 73% của tổng nguồn đến năm 2012 tỷ trọng này tăng lên 88% trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, tuy nhiên tỷ trọng này của 6 tháng đầu năm 2013 là 87% tổng nguồn vốn, tỷ trọng này thấp hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 là 92% của tổng nguồn vốn. Nhờ duy trì được tỷ trọng cao của vốn huy động trong tổng nguồn vốn giúp ngân hàng luôn luôn chủ động trong công tác sử dụng vốn, đáp ứng được tốt nhất nhu cầu vốn của khách hàng và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn ngắn hạn tại ngân hàng sài gòn thương tín chi nhánh cần thơ (Trang 33)